Tổng kết phần làm văn – Bài tập Ngữ văn 12 nâng cao

Đang tải...

Tổng kết phần làm văn

 

I – BÀI TẬP

          1. Bài Tổng kết phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao nêu lên những nội dung lớn nào ? Hãy lập dàn ý cơ bản cho bài tổng kết ấy.

          2. Anh (chị) hãy trình bày mục đích và nhiệm vụ của phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

          3. Từ bài Tổng kết phần Làm văn, nhận xét về cấu trúc của các nội dung Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

          4. Lựa chọn một nội dung Làm văn ở lớp 12, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa nội dung này với các kiến thức Tiếng Việt và Văn học.

          5. Hãy nêu những yêu cầu và nội dung của phần Làm văn ở lớp 12, chỉ ra mối quan hệ của các nội dung này với phần Làm văn các lớp dưới.

 

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

          1. Bài Tổng kết phần Làm văn nhằm giúp học sinh nắm được một cách khái quát các nội dung cơ bản (kiến thức và kĩ năng) và cấu trúc của phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12). Thấy được mối quan hệ giữa phần Làm văn với các phần Văn học và Tiếng Việt. Do mục đích trên nên bài học có các nội dung lớn và cấu trúc như sau :

          – Mục đích và nhiệm vụ của phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

          a) Mục đích

          b) Nhiệm vụ

          – Cấu trúc các nội dung cơ bản của phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

          a) Lớp 10

          b) Lớp 11

          c) Lớp 12

          – Mối quan hệ giữa nội dung phần Làm văn Với các phần Văn học và Tiếng Việt.

          – Luyện tập.

          2. Học sinh xem lại mục 1 của bài Tổng kết phần Làm văn trong sách giáo khoa để làm bài tập này.

          3. Nội dung phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12) tiếp tục rèn luyện kiểu văn bản đã học ở các lớp dưới theo tinh thần củng cố và nâng cao. Có nghĩa là các kiểu văn bản đều được rèn luyện nhưng phát triển cao hơn và có trọng tâm, trọng điểm. Văn bản nghị luận là một loại văn bản khó, vì thế cần tập trung nhiều hơn ở cấp học phổ thông.

          Nội dung Làm văn học ở mỗi lớp đều có phần lí thuyết và phần luyện tập, trong đó ưu tiên cho luyện tập, với các hình thức chủ yếu sau :

          – Bài tập luyện tập để củng cố lí thuyết

          – Viết đoạn văn ngắn

          – Tìm ý, lập dàn ý

          – Viết bài kiểm tra (8 bài / năm)

          – Luyện nói,

          4. Không chỉ lớp 12 mà ở các lớp 10 và 11, các nội dung Làm văn luôn cố gắn kết (tích hợp) với nội dung phần Văn học (Đọc văn) để soi sáng, hỗ trợ cho nhau. Đây là một ví dụ :

          Trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, khi học các tác phẩm nghị luận ở phần Văn học thì phần Làm văn học khái quát về Nghị luận xã hội và nghị luận văn họcLuyện tập tóm tắt văn bản nghị luận,… phần Tiếng Việt sẽ học vấn đề Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là cấu trúc (tích hợp) bề nổi, các nội dung của Làm văn, Tiếng Việt và Văn học còn tích hợp sâu trong từng bài. Nhiều nội dung bài viết Làm văn lấy đề tài và nội dung của các tác phẩm học ở phần Văn học để kiểm tra, đánh giá. Ví dụ : Tất cả các đề nêu trong Bài viết số 2 đều tập trung kiểm tra về các tác phẩm thơ đã học, hoặc Bài viết số 5 tập trung kiểm tra các tác phẩm văn xuôi đã học tương ứng ở phần Văn học.

          5. Yêu cầu của phần Làm văn lớp 12 là tập trung vào tổng kết các dạng bài nghị luận và kĩ năng hoàn chỉnh bài văn. Vì thế, các nội dung lớn đều được nêu theo hướng tổng kết và vận dụng.

          – Nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một tập trung vào tổng kết các dạng bài nghị luận dưới dạng luyện tập. Các dạng bài nghị luận chỉ tổng kết dưới dạng luyện tập, vì các lớp dưới đã học lí thuyết nên ở lớp 12 không nêu lí thuyết nữa.

          – Nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 12 Nâng cao, tập hai tổng kết về kĩ năng viết bài văn. Các bài về kĩ năng lại tổng kết dưới dạng lí thuyết ngắn gọn, vì các lớp dưới học sinh chủ yếu thực hành (lựa chọn luận điểm, mở bài, thân bài, kết bài, diễn đạt,…).

          Các kiến thức và kĩ năng Làm văn ở lớp 12 không học thêm gì mới mà chỉ tổng kết lại và yêu cầu vận dụng cao hơn. Vì thế, học sinh cần nắm vững các kiến thức Làm văn đã học ở lớp dưới. Ví dụ, các thao tác lập luận học ở lớp 10 và lớp 11 như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận rất cần để làm bài ở lớp 12. Hoặc các hiểu biết về yêu cầu kết hợp các thao tác lập luận cũng như kết hợp các phương thức biểu đạt ở các lớp 10, 11 và ở cấp Trung học cơ sở đều cần thiết cho việc luyện tập viết bài nghị luận ở lớp 12.

 

 

—–

Tổng kết phần văn học

Văn bản tổng kết

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận