Tóm tắt kiến thức về số tự nhiên (Phần II) – Ôn thi vào lớp 6

Đang tải...

Tóm tắt kiến thức về số tự nhiên (Phần II)  

I. SỐ TỰ NHIÊN

II. SỐ THẬP PHÂN

1. Cấu tạo số thập phân

a) Phân số thập phân

Phân số có mẫu số là 10; 100; 1000 … gọi là phân số thập phân.

b) Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.

Những chữ số bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

c)

– Số thập phân là cách viết không có mẫu số của phân số thập phân.

Ví dụ: các phân số thập phân

             Tóm tắt kiến thức về số tự nhiên (Phần II)  

 có  thể  viết dưới dạng: 0,1; 0,07; 8,56; 0,195.

– Số thập phân là cách viết số đo đại lượng thay cho cách viết số đo với nhiều đơn vị đo.

Ví dụ:        7m 6cm =  7,06 m;    4 tấn 132 kg =  4,132 tấn.

                   35 m^{2}  5 dm^{2} = 35,05 latex m^{2} $.

d) Mỗi số tự nhiên có thể viết dưới dạng một số thập phân mà phần thập phân là những số 0.

Ví dụ:         5 = 5,0;              31 = 31,00.

2. So sánh số thập phân

a) Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.

Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.

b) Quy tắc so sánh: Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:

– So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

– Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phấn, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, … đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.

– Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

3. Các phép tính vói số thập phân

Về các phép tính với số thập phân, cần lưu ý:

a) Nhận biết sự tương tự giữa các phép tính trên số thập phân với các phép tính trên số tự nhiên:

– Về ý nghĩa phép tính.

– Về các tính chất của phép tính.

b) Làm đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên các số thập phân và biết thử lại kết quả tìm được.

c) Biết vận dụng các tính chất của các phép tính để thực hành tính bằng cách hợp lí nhất.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận