Tập làm văn 6 đề 3: Hãy kể lại truyện Thạch Sanh

Đang tải...

Hãy kể lại truyện thạch sanh văn lớp 6

YÊU CẨU

  • Cần đọc kĩ tác phẩm để nắm sự việc, hành động của các nhân vật chính, nắm được ý nghĩa của truyện. Tình tiết và ý nghĩa của truyện cổ tích này khá phong phú, phức tạp. Truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích thần kì, truyện về người dũng sĩ giết chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt bọn vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều yếu tố thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đòi và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần,…).
  • Văn bản truyện Thạch Sanh trong SGK Ngữ văn 6, tập một được kể theo ngôi thứ ba. Chúng ta có thể lựa chọn ngôi kể và lòi kể tuỳ ý, miễn là truyện kể có kết cấu chặt chẽ, hợp lí, lời kể tự nhiên, trong sáng, mạch lạc. Tốt nhất là kể được theo giọng điệu hồn nhiên, theo sự cảm thụ của lứa tuổi lớp 6. Trong khi kế cần kết hợp với miêu tả, biểu cảm, hay nghị luận để giúp cho câu chuyện được sinh động, cụ thể, hấp dẫn.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Giới thiệu nhân vật :

  • Hai ông bà già chăm chỉ làm ăn và thương yêu mọi người nhưng về già mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai.
  • Người vợ có mang, nhưng mấy năm mà không sinh nở. Thạch Sanh ra đời khi bố đã mất, rồi cậu mồ côi cả mẹ.

THÂN BÀI

  • Cậu bé sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, tài sản chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Năm cậu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.
  • Lí Thông (một anh hàng rượu) thấy Thạch Sanh rất khoẻ nên vì hám lợi đã gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và từ biệt gốc đa đến sông với mẹ con Lí Thông.
  • Thạch Sanh giết chằn tinh :

+ Thạch Sanh bị lừa đi làm mồi cho chằn tinh.

+ Thạch Sanh giết chằn tinh và bị Lí Thông cướp công. Lí Thông được phong Quận công.

  • Thạch Sanh cứu công chúa :

+ Công chúa kén chồng và bị đại bàng cắp đi. Thạch Sanh bắn đại bàng bị thương.

+ Lí Thông mở hội mười ngày hát xướng để dò la tin tức.

+ Thạch Sanh dẫn Lí Thông đến hang đại bàng và xuống hang giết đại bàng cứu công chúa. Lí Thông lấp cửa hang định giết Thạch Sanh.

  • Thạch Sanh cứu con vua Thuỷ Tề và xin một cây đàn.
  • Hồn chằn tinh và đại bàng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
  • Thạch Sanh lấy công chúa :

+ Công chúa từ khi được cứu thoát về cung bị câm. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi đến chữa cũng không khỏi. Một hôm Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Công chúa bỗng cười nói vui vẻ, và xin vua cho gọi người đánh đàn.

+ Thạch Sanh kể hểt sự tình : bị Lí Thông lừa gạt, cưóp công. Vua sai bắt giam mẹ con Lí Thông và giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng tha cho chúng về quê. Nhưng hai mẹ con hắn về đến nửa đưòng bị sét đánh chết, và bị hoá kiếp thành bọ hung.

+ Vua gả công chúa cho Thạch Sanh và chàng đánh lui quân của mười tám nước chư hầu.

KẾT BÀI

Nhà vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Xem thêm Tập làm văn 6 đề 6: Hãy kể lại truyện em bé

thông minh tại đây.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Ngày xưa, ở huyện Cao Bình có hai vợ chồng tiều phu lần hồi chặt củi đổi lấy gạo nuôi thân. Tuy nghèo khổ, nhưng họ thường giúp đỡ mọi người. Thấy họ tốt bụng và hiếm muộn, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Thế là bà vợ có mang. Nhưng kì lạ thay, đã qua mấy năm mà bà vợ vẫn không sinh nở. Người chồng lâm bệnh qua đời. Mãi sau, bà vợ mới sinh được một cậu con trai, và đặt tên là Thạch Sanh. Khi cậu bé vừa lớn khôn thì bà mẹ cũng qua đời.

Thạch Sanh một mình thui thủi sống dưới túp lều nát dưới gốc đa, tài sản chỉ có mỗi chiếc búa của cha để lại. Cậu tiếp tục đôn củi kiếm sống. Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy Thạch Sanh võ nghệ và các phép thần thông.

Một hôm, Lí Thông, một tay bán rượu đi ngang qua gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vạm vỡ vừa gánh một gánh củi lớn về. Hắn nghĩ : Chà ! Người này khoẻ như voi. Nó mà về ở cùng ta thì lợi biết mấy. Lí Thông lân la gợi chuyện làm quen. Thạch Sanh thật thà kể cho hắn nghe gia cảnh. Lí Thông vội gạ chàng kết nghĩa anh em. Đang cô đơn, nay có người thông cảm, quan tâm, Thạch Sanh cảm động vui vẻ nhận lòi. Chàng từ biệt gốc đa, về sông với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, có phép lạ, hay ăn thịt người. Dân làng phải lập miếu thờ và mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người để cho nó đỡ phá phách. Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình, mẹ con hắn vô cùng lo sợ. Chiều hôm ấy, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, mẹ con Lí Thông dọn một mâm rượu ê hề mời Thạch Sanh ăn, rồi bảo :

  • Đêm nay, đến phiên anh canh miếu, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.

Nửa đêm, Thạch Sanh đang thiu thiu ngủ thì chằn tinh từ sau miếu hiện ra, giơ nanh vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh choàng tỉnh lấy búa đánh lại. Chằn tinh hoá phép, lúc biến lúc hiện. Không hề sợ hãi, Thạch Sanh trổ hết võ nghệ đánh lại chằn tinh. Lưỡi búa của chàng đã chém xả chằn tinh làm hai mảnh. Chằn tinh hiện rõ nguyên hình là một con trăn khổng lồ, cạnh xác nó là một cầy cung bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu chằn tinh, rồi lấy bộ cung tên mang về. Đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa, tưởng hồn oan Thạch Sanh hiện về, mẹ con Lí Thông hoảng sợ, lạy van rối rít. Thạch Sanh vào nhà kể lại chuyện chúng mối hoàn hồn. Nhưng Lí Thông vốn là một tay thâm hiểm, tham lam, độc ác, hắn nảy ra một kế khác, hắn nói :

  • Chết, con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó ắt phải tội chết. Thôi em mau trốn đi ! Mọi việc ở nhà anh sẽ lo liệu.

Thật thà, Thạch Sanh tin ngay lời hắn. Chàng vội vàng từ biệt mẹ con Lí Thông rồi trở về gốc đa, lại ngày ngày kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông hí hửng đem đầu chằn tinh vào cung nộp cho nhà vua. Hắn được trọng thưởng và được phong làm Quận công.

Công chúa con vua đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước đến cầu hôn, nhưng không ai vừa ý nàng. Nhà vua mở hội lớn cho hoàng tử các nước, và con trai trong thiên hạ đến để công chúa lựa chọn. Khi công chúa chuẩn bị ném quả cầu lựà chọn hôn phu thì bỗng bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua lều của Thạch Sanh. Chàng dùng cung tên bắn theo. Mũi tên trúng cánh đại bàng, nhưng nó gắng sức bay về hang. Thạch Sanh .lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của nó.

Từ ngày con gái mất tích, nhà vua vô cùng đau khổ, ngài ra lệnh cho Lí Thông đi tìm, và hứa nếụ tìm thấy sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông vừa mừng, vừa sợ. Nhưng cuối cùng hắn cũng nghĩ được một kế hay. Hắn truyền lệnh mở hội hát xướng mưòi ngày để dò la tin tức. Đến ngày thứ mười thì Thạch Sanh đến và kể lại chuyện bắn đại bàng. Lí Thông mừng rỡ liền nhờ chàng dẫn đến hang quái vật. Đến nơi, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa. Quân lính dòng dây thả chàng xuống hang.

Đại bàng vốn là một yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ, tuy bị thương nặng, nhưng khi thấy Thạch Sanh nó vùng ngay dậy, vung cánh, chĩa vuốt lao đến đánh. Thạch Sanh dùng cung tên bắn mù hai mắt nó, vung búa chặt đứt vuốt sắc và bổ đôi đầu con quái vật. Rồi chàng lấy dây buộc công chúa và ra lệnh cho Lí Thông kéo lên. Công chúa lên khỏi mặt đất, Lí Thông sai lính đưa nàng về cung, và ra lệnh vần đá lấp kín cửa hang nhằm giết chết Thạch Sanh.

Biết mình bị hại, Thạch Sanh cố tìm lối thoát. Chàng đi sâu vào hang, chợt thấy một thanh niên tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt, đó chính là thái tử con vua Thuỷ Tề. Thạch Sanh lấy cung tên bắn tan cũi cứu thái tử. Thoát nạn, thái tử cảm ơn Thạch Sanh rốì rít và mời chàng xuống chơi thuỷ phủ. Vua Thuỷ Tề mừng vui khôn xiết, đã đổi xử với Thạch Sanh rất hậu. Khi Thạch Sanh xin phép ra về, nhà vua biếu chàng rất nhiều vàng bạc, nhưng Thạch Sanh một mực từ chối và chỉ xin một cây đàn. Chàng lại về sông thui thủi dưới gốc đa.

Hồn chằn tinh và đại bàng bị giết lang thang khắp nơi, và tình cờ gặp nhau, chúng bàn cách trả thù Thạch Sanh. Chúng vào cung vua ăn cắp một sô đồ vật quý, lén bỏ vào lều của Thạch Sanh. Thế là Thạch Sanh bị hạ ngục.

Về phía công chúa, từ khi được cứu, nàng bỗng lại bị câm. Vua sai các thầy thuốc giỏi khắp cả nước đến chữa chạy, nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Sông trong ngục tối, một hôm buồn rầu Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Tiêng đàn nỉ non, ai oán, trách móc… vẳng vào hoàng cung, đến tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cho gọi người đánh đàn vào cung.

Công chúa nhận ra người đã cứu mình. Trước mặt mọi ngưòi, Thạch Sanh kế hết nguồn cơn, từ việc kết bạn với Lí Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, đến việc bị Lí Thông lấp cửa hang, rồi cuối cùng bị bắt oan nhốt vào ngục. Mọi người hiểu ra câu chuyện. Vua truyền bắt hai mẹ con Lí Thông và giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không nỡ giết chúng mà cho về quê làm ăn. Nhưng hai mẹ con Lí Thông về đến nửa đường thì bị sét đánh và hoá kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hôn lễ được tổ chức rất linh đình. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước đây bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, đã hội binh cả mười tám nưốc đến đánh. Thạch Sanh xin nhà vua không động binh để dân tình khỏi bị kinh động. Chàng đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vừa cất lên réo rắt, thì quân sĩ các nước bủn rủn hết cả chân tay và phải xin hàng. Trước khi chúng lui binh, Thạch Sanh sai dọn một bũa cơm thiết đãi. Nhưng chàng chỉ dọn một niêu cơm bé xíu, bọn binh sĩ các nước bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết niêu cơm và nếu ăn hết sẽ được trọng thưởng. Binh sĩ mười tám nưốc ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé tí cứ hết lại đầy. Rốt cục, chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.

NHẬN XÉT

  • Bài văn trên kể khá sát cốt truyện, kể trung thành vối các sự việc, các hành động của nhân vật, cũng như chủ đề của truyện, nhưng cũng có những sáng tạo.
  • Lời kể tự nhiên, trong sáng, mạch lạc. Bố cục chặt chẽ. Văn bản kể đã kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm, để thể hiện khá cụ thể, sinh động các sự kiện, hành động của nhân vật, khẳng định được tài năng và dũng khí, đạo đức của Thạch Sanh, đồng thời vạch mặt, lên án Lí Thông tham tàn, vong ân bội nghĩa.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận