Tai nạn giao thông và trách nhiệm của mỗi cá nhân – Tài liệu ôn thi THPTQG

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập về dạng bài tập nghị luận xã hội về một hiện tượng xã hội đời sống, được chia thành các đề bài cụ thể. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Mỗi công dân cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Viết bài văn ngắn phát biểu ý kiến của mình về vấn đề đó (không quá 400 từ).

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung nghị luận: Nêu ý kiến về tình hình tai nạn giao thông và giải pháp khắc phục. Cụ thể phải đạt được các ý sau:

+ Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

+ Hậu quả.

+ Nguyên nhân.

+ Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần khắc phục tai nạn giao thông.

  • Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
  • Tư liệu: Lấy trong thực tế và thông tin hàng ngày.

II. Lập dàn ý

  • Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với một đất nước.
  • Nhìn vào huyết mạch giao thông có thể đánh giá nền văn minh, tình hình kinh tế, an ninh xã hội của một quốc gia.
  • Hiện nay giao thông ở nước ta đã và đang có nhiều bước tiến bộ. Song ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn còn là một vấn đề rất cần quan tâm. Tai nạn giao thông đang là thực trạng nhức nhối của toàn xã hội.
  • Giảm thiểu tai nạn giao thông là mục tiêu, trách nhiệm và mong muốn của tất cả mọi người.

Thân bài

*Tình hình tai nạn giao thông

  • Tai nạn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ở nhiều loại phương tiện, ô tô, xe máy, xe đạp… tất cả các loại đường nhất là đường bộ, đường thuỷ. Trung bình 33 – 34 người chết và bị thương/ngày (Học sinh có thể sưu tầm, truy cập thông tin trên mạng để có số liệu cụ thể).
  • Ở hai thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhất là thành phố Hà Nội mật độ tham gia quá dày, quá đông, gây hỗn độn, xảy ra nhiều vụ va chạm, tai nạn hàng ngày.

*Nguyên nhân

  • Ý thức tham gia giao thông của con người còn hạn chế, thiếu hiểu biết vì không học luật. Thường xuyên vi phạm luật giao thông như uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, đi xe lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm, …
  • Về phương tiện: Nhiều phương tiện tham gia giao thông (ô tô, xe máy… ) đã quá hạn sử dụng nhưng vẫn được kiểm định và lưu hành.
  • Về cơ sở hạ tầng giao thông: chất lượng còn thấp, đường xá, cầu cống bị đào bới liên tục. Mật độ tham gia giao thông quá tải khiến đường xá xuống cấp nhanh. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tai nạn.
  • Việc áp dụng xử phạt với người vi phạm chưa nghiêm minh.

*Hậu quả

  • Gây thiệt hại nặng nề về người và của, gây mất mát thương tâm cho người thân, xã hội.
  • Nhà nước, cá nhân thiệt hại nhiều về kinh tế mỗi khi đường bị ách tắc giao thông do tai nạn xảy ra.

*Tuổi trẻ học đường phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?

  • Nghiêm túc học tập, nắm vững Luật giao thông.
  • Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. Không đi xe máy khi chưa đến tuổi và chưa có bằng. Không lạng lách, tổ chức đua xe trái phép, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thắt dây an toàn khi lái xe…
  • Tích cực tuyên truyền Luật giao thông trong cộng đồng.

Kết bài

  • Tai nạn giao thông là mối đe dọa, nỗi kinh hoàng của mọi gia đình và cộng đồng. Mỗi người phải biết quý trọng tính mạng của chính mình để cẩn trọng khi tham gia giao thông.
  • Tuổi trẻ phải tích cực hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

 

» Xem thêm : Thông điệp Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS – Tài liệu ôn thi THPTQG tại đây. 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận