Suy nghĩ về danh và thực trong cuộc sống hiện nay – Tài liệu ôn thi THPTQG

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Suy nghĩ của anh, chị về danh và thực trong cuộc sống hiện nay.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Trình bày suy nghĩ của người viết về vấn đề danh và thực trong cuộc sống hiện nay. Phê phán những kẻ hữu danh, vô thực; làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?
  • Phương pháp lập luận: Giải thích, bình luận kết hợp chứng minh.
  • Tư liệu: Thực tế đời sống.

II. Lập dàn ý

Mở bài

Danh và thực vốn là đề tài xưa nay xã hội rất quan tâm. Nhiều khi cái danh không đi liền cái thực mà ngược lại: hữu danh, vô thực trở thành vấn đề bức xúc, lo âu cho cả xã hội. Vậy danh và thực là gì? Vì sao người ta lại háo danh, hám danh?

Thân bài

*Danh và thực

  • Danh ngày xưa là chức tước được vua ban, xứng với tiếng thơm được mọi người tôn vinh, quý trọng. Nay được hiểu là bằng cấp, chức vụ được Nhà nước trao cho.
  • Thực là năng lực, trí tuệ, việc làm, hành động của mỗi người. Những đóng góp của họ mang lại lợi ích thực sự cho cá nhân và cộng đồng, đất nước.
  • Thông thường muốn có danh thì phải có thực trước, có thực tài, có trí tuệ, năng lực mới được cất nhắc chức vị (danh). Đúng nghĩa danh gắn liền với thực, thực là bản chất, cốt lõi mà danh là hình thức, bề ngoài. Thực toả sáng cho danh. Hai mặt phải thống nhất chứ không thể vênh lệch.
  • Danh thường còn gắn với lợi (danh lợi), bởi nên xưa nay chữ danh lợi đã trở thành miếng mồi, miếng bả vinh hoa để bao người đua chen, giành giật. Nguyễn Khuyến viết: “Cái khoa danh ấy mới hời”, người ta nghĩ có danh là có lợi, có chức tước là có quyền, có quyền là có tất cả, nên chẳng ngại ngần làm mọi điều để đạt được nó. Nhưng khi đã có chức vị, ngồi vào ghế làm việc thì chỉ là một “phỗng sành”, “tiến sĩ giấy” – hữu danh, vô thực, trò cười cho thiên hạ.

*Danh và thực trong cuộc sống xưa – nay

  • Trong thực tế cuộc sống không phải ai cũng háo danh, hám danh, cả xưa và nay có biết bao danh nhân nổi tiếng và cả những người bình thường (vô danh), họ được mọi người tôn vinh, kính trọng vì thực tài của họ. Lí tưởng của họ là cống hiến, suốt đời vì dân vì nước: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi… Trong thời hiện đại có vô vàn những tấm gương về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Tuy nhiên, bên cạnh đó, thời đại nào, xã hội nào cũng còn vô số những kẻ háo danh, hám danh mà thành hữu danh, vô thực. Nguyễn Khuyến phơi bày hiện thực đó thật chua chát: “Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng/ Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi”. Chỉ vì cái danh có lợi nên khiến kẻ dốt nát, vô tài phải cố chạy vạy không chỉ bằng tiền mà có khi bằng cả nhân cách để đổi lấy tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ hay chiếm được “cái ghế’ quan trọng nào đó, hòng leo cao, chui sâu đục khoét của dân của nước. Khiến xã hội đảo điên, trắng đen, thật giả lẫn lộn. Thế ra, bệnh háo danh, hám lợi bất chấp thực tài là căn bệnh thâm căn cố đế của xã hội từ bao đời nay.
  • Xã hội hiện đại đòi hỏi con người càng phải có thực tài – trí tuệ. Trí tuệ là nền tảng của con người, là “nguyên khí của Quốc gia”. Nguyên khí xuống thấp thì nước suy, nguyên khí mạnh thì nước mạnh (Thân Nhân Trung). Điều đó những người có học ai không hiểu. Vậy vì sao nạn háo danh, bệnh sĩ vẫn còn mà ngày càng tinh vi, thủ đoạn?

+ Nhiều cha mẹ học sinh, con đi học từ lớp một đến lớp mười hai, cấp nào cũng phải chạy vạy cho con bằng được cái giấy khen loại giỏi để được khoe với mọi người, được mang đến cơ quan lĩnh thưởng nhưng thực chất thì cái đầu rỗng tuếch.

+ Nhiều học sinh thi đại học nhờ quay cóp hoặc chạy được vào trường nhưng rồi chứng nào tật ấy, vẫn lười học, ham chơi, để rồi cuối cùng cha mẹ lại mất món tiền mới có được tấm bằng hữu danh, vô thực.

+ Nhiều sinh viên ra trường học tiếp cao học, nhiều người đã đi làm thậm chí tóc đã hoa râm vẫn cô đi học đế lấy tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Mục đích chính không phải để nâng cao trình độ, tay nghề mà để kiếm danh, để tiếp tục leo cao, chui sâu. Còn sinh viên thì dễ xin việc, nhảy việc, nhưng đi vào thực tế thì kém cỏi. Có câu: “Quan mà dốt nát vô tài/ Thì dân lạy cái áo dài mà thôi”, sự dốt nát cộng với lòng nhiệt tình sẽ thành kẻ phá hoại.

*Bình luận

  • Có người nói: “Sự kém cỏi của bộ máy lãnh đạo còn sợ hơn cả thảm hoạ thiên tai, địch họa”. Đúng vậy, đó là thảm họa khôn lường, dai dẳng gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm tiêu tan hi vọng vươn lên của biết bao người có thực tài mà không có điều kiện phát triển; làm mất lòng tin vào lớp trẻ; làm rối loạn xã hội, gây nhiều bức xúc và bất bình.
  • Thiết nghĩ xã hội cần phải có biện pháp mạnh đối với những kẻ mua danh bán chức, lập lại kỉ cương xã hội, trọng người tài đức để xã hội ngày càng ổn định, đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Kết bài

Học sinh cần nhận thức được những mặt tối – sáng của xã hội ngay từ khi còn mới bắt đầu để từ đó xây dựng nhân cách cho mình học tập chăm chỉ, trung thực trong thi cử, chống bệnh thành tích, bằng cấp. Tất cả những cái đó chỉ là hư danh, không đem lại lợi ích cho chính bản thân và xã hội.

» Xem thêm : Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới (M.Gorki) tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận