Sông núi nước Nam – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà)

I – GỢI DẪN

  1. Thể thơ :

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại. Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4.

  1. Tác giả :

Tác giả của bài thơ này chưa được xác định rõ. Có ý kiến cho rằng : đây là bài thơ Lí Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, vừa để khích lệ, động viên tinh thần binh sĩ vừa khiến cho quân địch phải hoang mang, khiếp sợ. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng bài thơ này không phải của Lí Thường Kiệt mà đã có từ trước đó. Khi quân ta và quân địch tập trung ở bên bờ sông Như Nguyệt chuẩn bị đánh nhau, các vị thần đã đọc bài thơ này để phù trợ cho Lí Thường Kiệt (bởi vậy, đây còn được gọi là bài thơ “Thần”).

  1. Đại ý :

Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta, được sáng tác nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.

  1. Chú giải :

Các từ Hán Việt trong bài thơ đã được giải nghĩa khá chi tiết trong sách giáo khoa, tuy nhiên, cần lưu ý đến chữ “đế”. “Đế” được dịch là “vua”, ngoài’ ra, chữ “vương” cũng được dịch là “vua” nhưng chữ “đế” cao hơn chữ “vương”. Vua nước Trung Quốc xưa thường tự xưng là “Hoàng đế” với nghĩa vị vua cao nhất, vua các nước xung quanh là các “vương” với nghĩa chỉ là vua các nước nhỏ, thậm chí là chư hầu, phải phu thuộc vào nước lớn, hằng năm phải dâng phẩm vật, nhân tài,…

Để khẳng định vị thế hoàn toàn độc lập, ngang bằng với Trung Quốc, tác giả bài thơ đã dùng chữ “đế” chứ không dùng chữ “vương”, ý là đặt hai vị vua ngang nhau, hai nền độc lập ngang nhau. Điều đó thể hiện một ý thức chủ quyền mạnh mẽ.

  1. Cách đọc :

Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Người Việt Nam chúng ta rất tự hào về bài thơ Nam quốc sơn hà. Bài thơ này vốn được xem là văn bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc – một dân tộc bao đời nay luôn khát khao tư chủ, độc lập và không ngừng đâu tranh, bất kể hi sinh xương máu để gìn giữ nền độc lập, tự chủ ấy.

Tương truyền, bài thơ này là của Lí Thường Kiệt (ông họ Ngô, tên Tuân, tên tự là Thường Kiệt, sau được vua ban quốc tính lấy họ vua : họ Lí). Bài thơ Nam quốc sơn hà là tác phẩm văn học mang chức năng lễ nghi. Năm 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt ta đánh tan mấy chục vạn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Đã từng có truyền thuyết về sự khích lệ tinh thần yêu nước của bài thơ, nó còn được gọi là bài thơ Thần. Trong Nam quốc sơn hà có sự thống nhất cao độ giữa cảm xúc hào sảng đầy chất thơ với chất nghị luận chặt chẽ, đanh thép đầy tinh thần chiến đấu.

Hai câu đầu của bài thơ vang lên dõng dạc, tác giả thay mặt nhân dân tuyên bố về tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền :

Nam quốc sơn hà Nam đế

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời)

Ở hai câu mở đầu này, để thâu tóm được ý tứ thâm thuý mà tác giả muốn gửi gắm, cần cắt nghĩa cho rõ một số từ quan trọng, về từ “đế” (trong Nam đế cư), nếu bản dịch đều dịch là “vua” thì đúng với nghĩa đen nhưng chưa thật rõ nghĩa mà câu thơ muốn biểu đạt. Trong tiếng Hán, từ “đế” và từ “vương” khi dịch sang tiếng Việt đều là “vua”. Nhưng “đế” và “vương” lại chỉ những khái niệm khác nhau. Trong lịch sử, khái niệm “vương” thường dùng để chỉ ông vua chư hầu (phụ thuộc, được phong tước) còn “đế” chỉ một ông vua của một quốc gia độc lập, ngang hàng với các quốc gia khác. Sau này, trong Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi cũng sử dụng từ “đế” với ý nghĩa này :

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tông, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tiếp đó, từ “cư” cũng cần phải lưu ý. Ngoài ý nghĩa là ở, từ “cư” còn có ý nghĩa là gánh vác. Hiểu thêm nét nghĩa này hình ảnh ông vua của Lí Thường Kiệt sẽ trở nên đẹp hơn, thể hiện được lí tưởng vì nhân dân, xã tắc của tác giả.

Câu thơ thứ hai mang một sắc thái cảm xúc mạnh. Hàm ý sâu sắc của câu thơ này tụ trong từ “phận”, ý nghĩa của từ này gắn với quan niệm thần bí của người xưa. Từ “phận” rút gọn từ “tinh phận” chỉ vùng sao trời ứng hợp với những khu vực trên mặt đất. Chính cổ nhân Trung Quốc nói : “Trời thì có các vì sao, đất thì có các châu vực”. Vua Quang Trung của chúng ta cũng từng nói : “Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”. Như vậy, phương Nam có Nam đế làm chủ cũng như phương Bắc có Bắc đế làm chủ.

Phải đến câu thơ tiếp theo hàm ý ở hai câu đầu mới bộc lộ một cách rõ ràng, trọn vẹn :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhử đẳng hành khan thủ bại hư.

(Cớ sao mà kẻ thù lại đám đến xâm phạm

Chúng mày sẽ xem sự thất bại (mà chúng mày) phải nhận lấy)

Nam quốc sơn hả được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể hình dung bố cục của thể thơ này theo hai phần : hai câu đầu và hai câu cuối. Trong đó câu thứ ba có một vị trí rất quan trọng trong việc triển khai tứ thơ. Bằng việc chỉ ra đạo lí, ra lẽ phải, ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Độc lập, tự chủ là ước mơ, là khát vọng ngàn đời của nhân dân ta đã được thể hiện một cách sâu sắc, đầy trí tuệ. Đến câu thơ thứ ba thì mạch thơ đã chuyển. Từ khẳng định chân lí sang luận tội kẻ thù, những kẻ làm trái với đạo trời, vi phạm chân lí. Hỏi (Như hà : Cớ sao ?) mà không cần sự trả lời, hỏi là để khẳng định lẽ tất yếu : chúng bay sẽ thấy, tự chuốc lây bại vong. Như vậy, một lô gích đơn giản mà hết sức chặt chẽ đã được xác lập. Sức mạnh của bài thơ chính là ở đấy. Từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác) cho đến định phận tại thiên (định phận tại sách trời) và cuối cùng là hành khan thủ bại hư(chắc chắn sẽ nhận lây thất bại), cảm hứng triết luận đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gấn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.

III – LIÊN HỆ

  1. “Nam quốc sơn hà là một kiệt tác văn chương, thể hiện rõ nét nhất tinh thần của thời đại tự chủ :

–        Khẳng định sự tồn tại khách quan, thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ nước Nam ;

–        Chống lại tư tưởng bá quyền, thái độ kì thị Hoa Di, vai trò độc tôn của hoàng đế Trung Hoa ;

–        Cảnh cáo quân giặc sẽ thất bại và thể hiện niềm tin chiến thắng của quân ta;

–        Đây là một bài thơ chính luận, thơ dịch, với ngôn từ nghiêm trang đĩnh đạc, với kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Cái hay của bài thơ là cái hay của một bản tuyên ngôn, tuyên chiến, với lập luận giản dị mà đanh thép : Nước Nam là của vua Nam, điều thiêng liêng ấy đã ghi ở sách trời, kẻ nào vi phạm, kẻ ấy sẽ bại vong.

Nếu Nam quốc sơn hả của nhân sĩ thời bình minh của nền tự chủ lả Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên, thì Quốc tộ của thiền sư Đỗ Pháp Thuận, cũng thời ấy, là bản Tuyên ngôn hoà bình sớm nhất. Lịch sử văn học Việt Nam đã mở đầu bằng hai kiệt tác thi ca tiêu biểu cho hai truyền thống lớn : lo nước – thương đời lả như thế đó”.

BÙI DUY TÂN (Tư liệu Văn học 10, tập một, NXB Giáo dục, 2001)

  1. “Bài thơ thất ngôn tuyệt cú lâu nay gán lầm cho Lí Thường Kiệt, nay nên coi là bài thơ thần, khuyết danh.

[…] Vấn đề tác giả và thời điểm xuất hiện bài thơ đã đến lúc cần có kiến giải khoa học, cập nhật. Trong thư tịch cổ, bài thơ này được ghi là của thần Trương Hống – Trương Hát, vốn là thuộc tướng của Triệu Quang Phục (thế kỉ VI) hiên linh đọc để giúp Lê Hoàn đánh quân Tống vào năm 981, có khi được coi là hiện tượng thần âm phù giúp Lí Thường Kiệt phá tan quân Tống vào năm 1076 – nghĩa là cách nhau ngót một thế kỉ… Có điều không một văn bản nào trong mấy chục văn bản ghi đích danh hoặc tương truyền bài thơ do Lí Thường Kiệt viết ra, ngược lại văn bản nào cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ghi chép bài thơ là của thần. Thần ở đây là Trương Hống và em là Trương Hát, sau khi qua đời, thần thường hiển linh đọc bài thơ trên, âm phù cho các thế hệ thời sau đánh giặc cứu nước. Trước nguồn tư liệu đa dạng về văn bản nhưng nhât quán về tác giả như thế, GS. Hà Văn Tấn khắng định : “Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lí Thường Kiệt” (Lịch sử, sự thật và sử học, báo Tổ quốc, số 401, 1998). Các GS. Trần Nghĩa, Bùi Duy Tân,… cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận tác giả bài thơ là Lí Thường Kiệt. Tất cả đều cho bài thơ là bài thơ thần, của thần, tức là của trí thức trong các thế kỉ đấu tranh khẳng định nền độc lập dân tộc viết ra, lưu truyền, sửa chữa rồi đưa đẩy vào các huyền thoại, huyền tích, các thiên u linh, chích quái,… truyền lại cho đời.

Về mặt nội dung, Nam quốc sơn hà là áng thơ đặc sắc ghi nhận sư trưởng thành của ý thức dân tộc, sự khẳng định quốc gia trong buổi đầu xây dựng nền độc lập tự chủ. Điểm nổi bật ở đây là sự khẳng định cương giới, khẳng định quyền độc lập của một quốc gia bất khả xâm phạm, khẳng định biểu tượng “Nam đế cư” như là sự thống lĩnh ý chí của nhà nước quân chủ phong kiến. Hai câu kết của bài thơ vừa nói đến kẻ xâm lược trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát, thể hiện sức mạnh chính nghĩa của dân tộc sẽ đánh tan mọi kẻ thù. Bài thơ ngắn gọn mà sâu sắc, có sức truyền cảm và giá trị lâu bền, có ý nghĩa mở đầu cho truyền thống văn học yêu nước dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Đại Việt”.

NGUYỄN HỮU SƠN (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, H., 2004)

File PDF

Xem thêm

Phò giá về kinh

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận