Phò giá về kinh – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

PHÒ GIÁ VỀ KINH

(Tung giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

I – GỢI DẪN

  1. Thể thơ :

Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn (năm chữ) tứ tuyệt (bốn câu) – một thể thơ được du nhập từ thơ Đường, về luật, thể thơ này cơ bản giống thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng chỉ có năm chữ trong mỗi dòng thơ. vần được đặt ở cuối các câu 2 và 4.

  1. Tác giả :

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1281 – 1285 ; 1287 – 1288), được phong Thượng tướng. Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.

  1. Đại ý :

Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta trong thời đại nhà Trần.

Có thể coi Phò giá về kinh là khúc ca khải hoàn của những người chiến thắng. Hai câu đầu, tác giả tóm tắt rất ngắn gọn những chiến thắng oanh liệt, có ý nghĩa quyết định của quân dân ta. Hai câu sau không chỉ thể hiện khát vọng mà còn là đường lối chiến lược để bảo vệ nền độc lập, xây dưng nền thái bình muôn thuở.

  1. Cách đọc :

Đọc cả bài thơ theo nhịp 2/3. Hai câu đầu đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện được không khí chiến thắng hào hùng. Hai câu sau hạ thấp giọng, đọc chậm lại, thể hiện những suy tư của tác giả về việc bảo vệ và gìn giữ nền thái bình muôn thuở.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Bài Phò giá về kinh được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, cũng gồm bốn câu (tứ tuyệt) nhưng mỗi câu chỉ có năm chữ (ngũ ngôn) và cũng hiệp vần với nhau ở Hai đòng 2 và 4.
  2. Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh thiên về biểu ý :

–        Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông – Nguyên xâm lược.

–        Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước.

Ý thứ nhất được trình bày rất ngắn gọn, tập trung vào những sư kiện (cướp giáo giặc, bắt quân Hồ), những địa điểm chủ yếu (Chương Dương, Hàm Tử), ý thứ hai cũng rất cô đúc, hầu như không bộc lộ một sắc thái biểu cảm nào. Nhưng “lời hữu hạn mà ý vô cùng”, câu thơ càng ngắn, càng súc tích thì sức biểu hiện lại càng lớn. Không lời lẽ nào thuyết phục hơn những chiến công vang dội. Nhà thơ không liệt kê theo trật tự trước – sau, chiến thắng Chương Dương còn nóng hổi được kể trước rồi mới đến trận Hàm Tử cách đó hai tháng. Tự bản thân các sự kiện đã đủ sức gây chấn động lòng người. Hai câu trước đã có ý nghĩa nhấn mạnh cho hai câu sau : niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời (ngàn thu) của đất nước.

  1. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng :

– Về nội dung : cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần đôc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

– Về hình thức : cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm, cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

III – LIÊN HỆ

Trần Quang Khải “là con trai thứ ba vua Trần Thái Tông, lại nổi tiếng học rộng biết nhiều, nên rất được nhà Trần biệt đãi, ngay từ còn trẻ đã nhận tước Chiêu minh đại vương, và sớm trở thành một chỗ dựa của triều đình. 1371, được Trần Thánh Tông cho giữ chức Tướng quốc thái uý. 1374, theo vua Thánh Tông đi đánh dẹp cuộc phản loạn của người Bà-lan. 1282, giặc Nguyên chuẩn bị xâm lược lần thứ hai, ông được đề cử chức Thượng tướng thái sư, nắm toàn quyền công việc nội chính. 1285 và 1287, hai cuộc kháng chiến chống Nguyên kế tiếp nổ ra, ông và Trần Quốc Tuấn là hai nhân vật chèo lái chủ chốt, đã góp công sức quan trọng của mình vào thắng lợi. Ông đã có mặt ở nhiều nơi, tham gia nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến dịch Chương Dương – Thăng Long vào khoảng giữa tháng Sáu năm 1285, một trong những chiến dịch có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ cuc diện cuộc kháng chiến lần thứ hai. Cũng như Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật và nhiều người khác, ông còn giữ một vai trò đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngoại giao khôn khéo và phức tạp với nhà Nguyễn, kéo dài suốt mấy chục năm ngưng chiến từ 1258 đến 1284, và sau khi kháng chiến đã hoàn toàn thắng lợi.

Cuộc đời Trần Quang Khải là một tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, tận tuỵ với trách nhiệm, biết gạt bỏ hiềm khích riêng để chung lưng đấu cật đánh thắng kẻ thù. Tuy là một Tể tướng địa vị bậc nhất trong triều, tính tình ông vẫn rất phóng khoáng, “thích học, hay thơ, có tập thơ Lạc đạo lưu hành ở đời” (Đại Việt sử kí toàn thứ). Nhưng Lạc đạo tập từ lâu đã mất. Chỉ còn giữ được chín bài, do Phan Phu Tiên sưu tầm trong Việt âm thi tập, trong số đó cố bài Đề dã thự trùng hoàn toàn với Tịnh Bang cảnh vật của. Trần Tung trong Thượng sĩ ngữ lục mà đến nay vẫn chưa đủ cứ liệu để xác minh sai đúng. Ngoài ra, Việt điện u linh cũng ghi được một bài thơ của ông đề ở đền Bạch Mã. Tuy số lượng còn lại không nhiều, thơ Trần Quang Khải trước sau vân là một trong những chùm sáng tác tiêu biểu nhất của dòng văn học yêu nước đời Trần. Ở đây có sư phối hợp khó chia tách giữa tiếng nói của một nhà chính trị, một nhà ngoại giao và một thi nhân. Có tình yêu thâm trầm mà cháy bỏng đối với đất nước, tầm tư tưởng xa rộng, khí phách kiên cường và lòng tin vững chắc vào thắng lợi (Tung giá hoàn kinh sứ) ; cũng có cái cười xã giao, mềm mỏng với kẻ thù khi cần phải gặp gỡ, “chén tạc, chén thù” với chúng (Tống Bắc sứ Sài Trang Khanh; Tặng Sài Trang Khanh, Lí Chấn Văn đẳng); lại cũng có cả niềm vui hồn nhiên thoải mái khi được ngắm nhìn non sông toàn vẹn, được thưởng thức không chán những cảnh vật lạ lùng tươi thắm mà mình thực sự là người chủ (Lưu – gia độ: Xuân nhật hữu cảm). Khác với nét “thanh tịnh” này, câu thơ Trần Quang Khải chứa đầy sinh lưc, đọc lên như có một sức kích thích, một ý vị say người. Đó chính là khả năng hấp dẫn của những cảm xúc chân thực và nóng hổi mà một ngòi bút ngoài cuộc, bàng hoàng, hoặc một thế hệ sau, không dễ gì đã có được. Bài Tụng giá hoàn kinh st/sáng tác trong tháng Bảy 1285, quan sát sau ngày chiến thắng, là một bài ngũ ngôn tuyệt cú giản dị mà bao hàm nhiều giá trị lớn. Ngôn ngữ rắn rỏi, lại biết dùng ngay hai địa danh Chương Dương, Hàm Tử, nơi vừa mới xảy ra một chiến dịch sôi động làm thi liệu, nên không khí bài thơ cổ càng giàu chất thời sự, Đó là tác phẩm có thể sánh với vô luận bài thơ yêu nước hay nào trong lịch sử văn học dân tộc”.

NGUYỄN HUỆ CHI (Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, H., 1984)

File PDF

Xem thêm

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận