Soạn giáo án bài 18 Thực hành rửa tay, chải răng, rửa mặt

Đang tải...

Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Bài 18 Thực hành rửa tay, chải răng, rửa mặt giúp các em học sinh nêu được lợi ích của sự rửa tay, chảy răng, rửa mặt, và thực hiện đúng các quy tắc về giữ gìn vệ sinh cơ thể: Rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách.… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

BÀI 18: THỰC HÀNH: RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT 

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

– Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chảy răng, rửa mặt

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

– Thực hiện đúng các quy tắc về giữ gìn vệ sinh cơ thể: Rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách.

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ HỌC TẬP

1. Giáo viên

– Giáo án, SGK, VBT TN và XH, giáo án điện tử, mô hình hàm răng, nước sạch

2. Học sinh

– Khăn mặt.

– Xà phòng

– Nước sạch

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1: RỬA TAY

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khám phá kiến thức mới

1. Lợi ích của việc rửa tay

Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc rửa tay

* Cách tiến hành

Bước 1: làm việc theo cặp:

– GV chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu HS thảo luận và nội dung tranh 116 SGK và nêu tình huống trong SGK:

+ Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? tại sao?

+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay.

+ Hằng ngày, bạn thường rửa tay khi nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

– GV nhận xét, kết luận

 

 

 

 

– HS thảo luận nhóm

 

–  HS trả lời, giải thích

– Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh các bệnh về ăn uống, về da, mắt…

– Rửa tay khi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi VS

– Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác NX, bổ sung

– HS lắng nghe, đọc mục: Em có biết (116)

Luyện tập

2. Em rửa tay thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành rửa tay    

* Mục tiêu:

– Thực hiện được một trong những quy tắc giữ VS cơ thể là rửa ray đúng cách

* Cách tiến hành

Bước 1: làm việc theo cặp

– Gv yêu cầu HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay

– GV lắng nghe, gợi ý thêm cho HS: Khi rửa tay cần làm ướt tay, lấy xà phòng, trà sát lòng bàn tay, cọ từng ngón tay, mu bàn tay, kẽ tay…cuối cùng rửa sạch xà phòng dưới vòi nước

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Gv cho HS xem video rửa tay

– GV gọi địa diện nhóm nên thực hành rửa tay

– GV nhận xét, đánh giá.

Bước 3. Làm việc theo nhóm

– Gv chia lớp thành các nhóm, vận dụng thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm.

– GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành.

Bước 4: Làm việc cả lớp.

– Đại diện nhóm trình bày rửa tay theo đúng cách

– Kết thúc tiết học, HS đọc cá nhân, đồng thanh nhắc lại lời con ong

 

 

– HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

– HS quan sát

– HS nhận xét

 

 

– HS lắng nghe

 

 

– Các nhóm quan sát, nhận xét.

TIẾT 2: CHẢI RĂNG

* Mục tiêu:

– HS biết được lợi ích của việc chải răng.

– HS nắm được cách chải răng.

Khám phá kiến thức mới:

1. Lợi ích của việc chải răng

Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc chải răng

Bước 1: Làm việc theo cặp

– GV yêu cầu HS quan sát SGK, làm việc theo cặp nói cho nhau nghe về lợi ích của việc chải răng. Liên hệ, hằng ngày em thường chải răng vào lúc nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp:

– GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp

– GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV đọc phần kiến thức chủ yếu, SGK trang 118

 

 

 

– HS quan sát

– HS thực hiện thảo luận nhóm đôi

 

– HS trình bày.

 

– HS nhận xét và bổ sung.

– HS đọc.

Luyện tập

2. Em chải răng như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành chải răng    

* Mục tiêu:

– Thực hiện được một trong những quy tắc giữ VS cơ thể là chải răng đúng cách

* Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc cả lớp

– GV yêu cầu HS quan sát mô hình hàm răng và trả lời câu hỏi:

+ Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài của mô hình hàm răng

+ Đâu là mặt nhai?

– Gv gọi trình bày các nhóm nhận xét

– Gv NX và chỉ các mặt trên bộ răng giả.

– GV cho HS xem video về quy trình đánh răng, làm mẫu các động tác chải răng trên mô hình. Vừa làm vừa HD HS cách đánh răng:

– Chuẩn bị nước sạch

– Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ (khoảng bằng hạt lạc)

– Chải răng theo hướng bàn chải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, chải mặt nhai.

– Xúc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần

– Sau khi đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô, cắm ngược vào giá.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

– GV phân công các nhóm thực hành đánh răng, rửa mặt bằng bàn chải đánh răng do các em mang theo và thực hành chải răng theo hướng dẫn.

– GV quan sát, hướng dẫn HS thêm.

Bước 3: Làm việc cả lớp

– GV yêu cầu đại diện các nhóm lên thực hành trước lớp.

– GV gọi HS nhận xét

– GV khen ngợi, gọi HS đọc phần con ong ở SGK trang 119

– HS  HS quan sát và thảo luận nhóm đôi

 

– HS lắng nghe, thảo luận

 

– HS làm việc nhóm HS thảo luận, xử lý một tình huống được giao.

– HS lắng nghe, quan sát

 

 

– HS trình bày ý kiến.

 

HS nhận xét và bổ sung

 

– HS lắng nghe

 

 

 

– HS thực hành

 

 

– HS thực hành, dưới làm quan sát

– HS nhận xét

– Hs lắng nghe, đọc bài

TIẾT 3: RỬA MẶT

* Mục tiêu :

– HS biết được lợi ích của việc rửa mặt.

– HS nắm được cách rửa mặt.

Khám phá kiến thức mới:

* Cách tiến hành

Bước 1: Chơi tập thể lớp

– Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi xì điện:

– Kể những lợi ích của việc rửa mặt? lưu ý các bạn kể sau không nhắc lại lợi ích của bạn kể trước.

– Gv lắng nghe, đánh giá.

 

 

– HS tham gia chơi.

 

– HS lắng nghe.

Vận dụng

4. Em rửa mặt như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt    

* Mục tiêu:

– Thực hiện được một trong những quy tắc giữ VS cơ thể là rửa mặt đúng cách

* Cách tiến hành

Bước 2: làm việc theo cặp

– Gv cho HS quan sát các bước rửa mặt trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Có mấy bước khi rửa mặt, đó là những bước nào?

+ Con hãy tập làm động tác theo hình vẽ.

– Gv quan sát, nhận xét và làm mẫu. Vừa làm mẫu vừa HD HS:

1. Rửa sạch tay trước khi rửa mặt

2. Hứng nước vào hai bàn tay xoa lên mặt, quanh hai mắt, đưa tay từ hốc mắt ra, sau đó là má, trán, cằm, mũi, và quanh miệng

3. Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, thấm mắt…

4. Vò sạch khăn, vắt bớt khăn, lau cổ, gáy, lật mặt sau ngoáy lỗ tai, vành tai, rồi cuối cùng dùng góc khăn ngoáy lỗ mũi (Lưu ý các bộ phận này nhiều chất bẩn nên phải rửa sau)

5. Giặt sạch khăn

6. Phơi khăn ra chỗ sáng, có ánh nắng.

Bước 3: Làm việc theo nhóm

– GV chia lớp thành nhóm 4. Yêu cầu HS dùng khăn mặt riêng của m để thực hiện rửa mặt

– Gv quan sát, giúp đỡ HS

– GV lưu ý: Nên rửa mặt dưới vòi nước chảy. Trường hợp dùng chung chậu thì bạn rửa sau cần lưu ý rửa sạch chậu trước khi thực hành rửa mặt.

Bước 4: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện nhóm lên thực hiện lại thao tác rửa mặt

– GV quan sát, nhận xét

Củng cố, dặn dò

– HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

– GV nhắc lại nội dung bài. HS đọc phần con ong SGK trang 121.

 

 

– HS quan sát.

 

– HS lắng nghe, làm việc theo nhóm

 

 

 

 

 

– HS lắng nghe, quan sát Gv làm mẫu

 

 

 

 

 

 

 

– HS thực hành rửa mặt theo nhóm.

 

 

– Đại diện nhóm lên thực hành

– Nhận xét

>> Xem thêm: Soạn bài 17 Vận động và nghỉ ngơi – Tự nhiên và xã hội 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận