Sau phút chia li – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

SAU PHÚT CHIA LI

(Trích Chinh phu ngâm khúc – Đăng Trần Côn)

I – GỢI DẪN

  1. Thể thơ :

Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc được diễn Nôm theo thể song thất lục bát, khá phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX với các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Nguyên Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,… Thể thơ này được cấu tạo như sau :

–        Một cặp thơ bảy chữ (song thất) đi kèm một cặp lục bát. Số câu trong bài không hạn chế”.

–        Nhịp trong hai câu thất là nhịp 3/4 (khác với nhịp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp 4/3).

–        Vần nhịp trong câu lục bát của thể thơ này cũng giống như vần nhịp trong thể lục bát của ca dao (vần chân hoặc vần lưng, nhịp 2/2/2… hoặc 4/4).

–        Chữ thứ bảy của câu thất trên hiệp vần với chữ thứ bảy của câu thất dưới.

–        Chữ thứ bảy của câu thất dưới lại hiệp vần với chữ thứ sáu của câu lục.

–        Chữ thứ tám của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ năm của câu thất tiếp theo.

  1. Tác giả :

Chinh phu ngâm khúc trong nguyên tác được viết bằng chữ Hán. Tác giả chữ Hán là Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục (nay thuộc quận Thanh Xuân – Hà Nội), sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Thời kì này, chiến tranh phong kiến xảy ra liên miên khiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Viết về nỗi buồn, nỗi khổ của người phụ nữ có chồng ra trận, Đặng Trần Côn muốn kín đáo bộc lộ thái độ phản đối chiến tranh, tố cáo các thế lực phong kiến vì lợi ích riêng đã đẩy nhân dân vào vòng binh lửa.

Sau khi ra đời, Chinh phụ ngâm khúc được nhiều người diễn Nôm để dễ lưu truyền trong dân gian. Bản diễn Nôm (trong đó có đoạn trích này) được coi là của Đoàn Thị Điểm, người lảng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng bản này là của Phan Huy Ích.

  1. Đại ý :

Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương, nhớ nhung của người phụ nữ có chồng ra trận.

Đoạn trích Sau phút chia li thể hiện tâm trạng, nỗi lòng của người vợ ngay sau cuộc chia tay, tiễn chồng đi lính.

  1. Chú giải :

Các địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương trong đoạn trích đều được sử dụng với ý nghĩa ước lệ, lấy cái cụ thể để biểu hiện cái không xác định. Việc người chồng ra trận ở chiến trường nào, người vợ không thể biết. Mượn các địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương của Trung Quốc, tác giả đã khiến cho lời thơ thêm gợi cảm, tâm trạng của người phụ nữ lúc chia tay chồng càng thêm xót xa, da diết.

  1. Cách đọc :

Trước hết cần đọc đúng thể thơ song thất luc bát:

–        Với cặp song thất, đọc theo nhịp 3/4 ;

–        Với cặp lục bát, tuỳ theo nhịp của từng câu thơ mà chọn cách ngắt nhịp

phù hợp :

+ Một số câu lục được viết theo thể 3/3 :

–        Đoái trồng theo / đã cách ngăn

–        Bến Tiêu Tương / cách Hàm Dương + Có câu lục nên ngắt theo nhịp 2/4 :

–        Ngần dâu / xanh ngắt một màu

+ Các câu bát được viết theo nhiều nhịp khác nhau :

Nhịp 4/4 :

Tuôn mầu mây biếc / trải ngần núi xanh

Nhịp 3/5 :

Cây Hầm Dương/ cách Tiêu Tương mấy trùng…

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Chinh phụ ngâm khúc trong nguyên tác chữ Hán viết theo thể thơ khác, được Đoàn Thị Điểm diễn Nôm bằng thể song thất lục bát – một thể thơ do người Việt Nam sáng tạo, mỏ đầu bằng hai câu bảy chữ (song thất), tiếp đến hai câu 6-8 (lục bát), bốn câu tạo thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định. Chữ cuối câu 7 trước vần với chữ thứ năm câu 7 sau, đều vần trắc. Chữ cuối câu 7 sau vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu câu 8 đều vần bằng. Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trước của khổ tiếp theo, cũng vần bằng. Đoạn thơ được trích học cũng được bắt đầu bằng hai câu bảy chữ theo quy tắc trên.

Đoạn trích gồm mười dòng thơ (từ câu 53 đến câu 64) trong tác phẩm, nói về tâm trạng cách xa vời vợi của người vợ ngay sau phút chia li : “Chàng thì đi cõi xa mưa gió – Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”. Không chỉ dùng phép đối (chàng – thiếp, đi – về), tác giả dùng phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu, so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh “Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” như đẩy không gian rộng ra vô tận : người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.

Trong khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng phép đối ngữ (chàng – thiếp, ngảnh lại – trông sang), đảo địa danh (bến Tiêu Tương – cách Hàm Dương, cây Hàm Dương – cách Tiêu Tương), điệp từ,… để diễn tả nỗi sầu quay quắt của nhân vật trữ tình.

Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thây). Cái màu “mây biếc”, “ngàn núi xanh” vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ “thấy xanh xanh”. Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là “những mây ngàn dâu”. Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ : “Ngàn dâu xanh ngắt một màu”, câu thơ diễn tả điều “thấy” ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả “lòng chàng” và “ý thiếp”.

III – LIÊN HỆ

  1. Chinh phụ ngâm : Tác phẩm văn học Việt Nam, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, chủ yếu được viết theo lối tập cổ, dài 438 câu, thể trường đoản cú, câu dài đến 12, 13 chữ, câu ngắn chỉ ba, bốn chữ, ra đời khoảng đầu đời cảnh Hưng (1741); về sau được nhiều người dịch và phỏng dịch, bằng các thể song thất lục bát (bốn bản), và lục bát (ba bản) của các dịch giả Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản (anh ruột thi hào Nguyễn Du), Bạch Liên am Nguyễn (?), và hai tác giả khuyết danh, nhưng chưa biết bản dịch nào của ai. Riêng bản dịch thành công nhất và được phổ biến rộng rãi xưa nay, thể song thất lục bát, 412 câu (bản in chữ Nôm cũ hiện còn, 1902 ; AB. 26), hoặc 408 câu (một bản in khác, lưu tại Thư viện Pari), có người cho là Phan Huy Ích. Những tài liệu mới phát hiện gần đây có xu hướng nghiêng về Phan Huy Ích.

Chinh phu ngâm mang hình thức một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất đứng ra độc thoại trong câu chuyện là một người vợ có chồng tham gia cuộc chiến tranh do triều đình phong kiến chủ xướng, nói về nỗi khổ phải sống cô đơn, buồn tủi xa chồng. Mở đầu, nhà thơ dựng lên một khung cảnh chiến tranh ác liệt, đất nước thanh bình không còn nữa, nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Và nàng chinh phu hình dung cảnh chồng nàng lên đường giúp nước phù vua. Chàng hùng dũng trong chiếc chiến bào màu đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết. Chàng ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì để dâng lên vua. Cuộc tiễn đưa đầy lưu luyến kết thúc, chinh phụ trở lại phòng khuê và tưởng tượng ra cảnh sông của chồng nơi chiến địa. Hình ảnh “lẫm liệt” của chinh phu đến đây bỗng chìm dần vào giữa một chiến trường đầy oan hồn, tử khí và nàng thấy trào lên trong lòng nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng và niềm đau khổ không nguôi về cuộc sống đơn chiếc của bản thân nàng. Phần chủ yếu của khúc ngâm nhằm diễn tả tâm trạng trở trăn, cô quạnh của chinh phụ. Chồng ra đi, quá kì hạn không thấy trở về, cũng không chút tin tức, nàng đành tính thời gian bằng chu kì quyên hót, đào nở, sen tàn. Nàng phải làm thay những công việc của chồng (nuôi già, dạy trẻ) và lúc nào cũng trông ngóng ngày chồng về. Nàng giở kỉ vật của chồng ra xem để tự an ủi ; xuân qua rồi đông tới, ngày lại ngày nàng quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đèn khuya, một mình đối diện với hoa, với nguyệt. Không cảnh nào không khêu gợi “trăm sầu nghìn não”. Tìm chồng trong thực không được nàng tìm trong mộng, nhưng tỉnh mộng chỉ càng buồn thêm. Cuối cùng, chán chường đến tuyệt vọng, nàng không còn muốn làm việc, biếng trang điểm ; nàng lo sợ tuổi trẻ đi qua thì còn đâu là hạnh phúc, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ, suốt đời được “liền cánh”, “liền cành”, và tha thiết khẩn cầu được sống hạnh phúc cùng chồng ở kiếp này. Kết thúc khúc ngâm, chinh phụ hình dung cái ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn. Chàng sẽ được nhà vua ban thưởng và vợ chồng nàng từ đây sẽ sống hạnh phúc bên nhau trong thanh bình.

–        Về nghệ thuật, cả nguyên tác Chinh phụ ngầm khúc của Đặng Trần Côn và bản dịch hiện hành, đều có những thành tựu hết sức to lớn. Với bút pháp tượng trưng, ước lệ được nâng lên mức cao, Đặng Trần Côn đã biết chiết ra từ trong kho tàng văn thơ chữ Hán cổ những câu phù hợp nhất với ý tứ của mình, và dụng công sắp xếp thành một kết cấu hoàn chỉnh như một sáng tạo mới mẻ, phô diễn thật sát từng trạng thái khác nhau của nỗi lòng chinh phụ, Thể thơ trường đoản cú mà ông sử dụng rất giàu nhạc tính ; tiết tấu nhịp điệu biến hoá sinh động tuỳ theo yêu cầu của nội dung. Chính đó là lí do khiến cho đương thời, tác phẩm đã được nhiều người hâm mộ, xem như một mẫu mực về sự uẩn súc, tinh luyện của văn chương. Biết phát huy các ưu điểm vốn có của nguyên tác, nhưng mặt khác không câu nệ bám sát từng câu, từng chữ, đồng thời lại biết tiếp thu thành tựu của các bản dịch Chinh phụ ngâm đã ra đời trước, bản dịch hiện hành, với ưu thế của thể thơ song thất lục bát, quả đã vươn tới một sáng tạo nghệ thuật tài tình. Ngôn ngữ trong sáng và hiện đại ; gieo vần, ngắt nhịp và phối thanh khéo léo ; láy âm, điệp chữ rất đắt, toàn khúc ngâm gieo vào lòng người đọc một âm hưởng xao xuyến, vừa quen thuộc vừa đa dạng, và hầu như lúc nào cũng gây được hiệu quả thẩm mĩ. Có thể nói, Chinh phụ ngâm là tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trong dòng văn học viết thời phong kiến ở Việt Nam”.

NGUYỄN LỘC (Từ điển văn học, tập I, NXB Khoa học xã hội, H., 1983)

  1. Đặng Trần Côn “Thuở nhỏ rất chăm học. Bây giờ không rõ vì lẽ gì mà Kinh thành cấm lửa rất ngặt, Đặng Trần Côn phải đào hầm xuống đất để đốt đèn đọc sách làm bài. Ông thi đậu Hương cống, nhưng hỏng kì thi Hội. Tính phóng túng, không muốn ràng buộc về chuyện thi cử nên không đi thi nữa mà nhận chức Huấn đạo ở một trường phủ, sau chính thức đổi sang làm Tri huyện Thanh Oai. Cuối cùng cũng chỉ làm đến chức Đài chiếu khán rồi mất.

Tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, viết bằng chữ Hán, sáng tác chủ yếu theo lối tập cổ: Phần lớn các câu thơ trong đó được góp nhặt, lấy ý, hoặc phỏng theo các câu thơ cổ trong Nhạc phủ, Đường thi của Trung Quốc, rồi xếp lại, bổ sung thêm để nói lên cảm hứng của mình trước cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa lúc bấv giờ. Đặng Trần Côn là một nhà thơ giàu xúc cảm, nên mặc dù hình thức có tính chất “tập cổ”, tác phẩm của ông vẫn gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc…”.

NGUYỄN LỘC (Từ điển văn học, tập I, Sđd)

  1. Đọc thêm bài Tân hôn biệt (Cuộc li biệt của cặp vợ chồng mới cưới) của nhà thơ Đỗ Phủ :

Tơ hồng leo phải cây đay,

Quanh co quấn quýt cho dây khó dài.

Gả con cho mấy cậu cai,

Chẳng thà bỏ quách ở nơi vệ đường.

Rẽ ngôi, em bén duyên chàng

Chiếu em chưa ấm cái giường nhà trai

Cưới chiều hôm vắng sớm mai

Duyên đâu lật đật cho người xót xa !

Chàng đi dù chảng bao xa

Hà Dương đất ấy cũng là đắng lo

Thân em mới mẻ thẹn thò

Chào cha gửi mẹ sao cho nên điều ?

Nhớ xưa bác mẹ nuông chiều

Ngày đêm những bắt nâng niu giữ gìn

Đến khi về tới nhà chằng

Con gà con chó củng mang theo cùng

Chàng nay đến chốn hãi hùng

Nghĩ thôi em cũng quặn lòng đau thương

Cũng toan quyết chí theo chàng

Chút e tình thế vội vàng chưa yên

Thôi chàng gác môi tình duyên

Việc binh đã gánh thì nên chuyên cần

Đần bả ở đám ba quân

Sợ rằng gươm giáo kém phần xông pha

Xót em thanh bạch con nhà

Có may được tâm quần là từ lâu

Quần còn mặc đi đâu ?

Đối chàng, xin rửa hết màu phấn son

Ngửa trông chim chóc bao con

Con to con nhỏ cùng còn bay đôi.

Dở dang ngấn cái kiếp người,

Cùng chàng thôi sẽ suốt đời nhớ mong.

NGÔ TẤT TỐ dịch (Tư liệu Văn học 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2002)

File PDF

Xem thêm

Bánh trôi nước

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận