Bánh trôi nước – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

BÁNH TRÔI NƯỚC

(Hồ Xuân Hương)

I- GỢI DẪN

  1. Tác giả :

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bả Chúa Thơ Nôm. Bà làm rất nhiều thơ, chủ yếu là những bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt xinh xắn và độc đáo. Bà thường viết về những quả, cây, những đồ vật dân dã như bánh trôi nước, cái quạt, cái giếng,… nhưng đằng sau đó là tiếng nói trào lộng không kém phần gay gắt, mạnh mẽ, bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

  1. Đại ý :

Miêu tả chiếc bánh trôi nước dân dã bằng những từ ngữ bình dị, quen thuộc, sử dụng khéo léo các thành ngữ dân gian, Hồ Xuân Hương đã thể hiện tinh thần trân trọng những vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cho thấy sự cảm thông sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.

  1. Chú giải :

Trong bài thơ cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, Hồ Chí Minh viết:

Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông…

Đúng là trong “thơ xưa” (ý chỉ thơ ca thời trung đại) thường miêu tả cảnh thiên nhiên. Tuy nhiên, theo quan niệm của đa số các nhà thơ thời phong kiến, không phải sự vật, con vật nào cũng xứng đáng được đưa vào thơ. Vể con vật thì chỉ có long, li, quy, phượng, về cây cỏ thì chỉ có tùng, cúc, trúc, mai là những loài đáng được miêu tả bởi chúng mới là những loài cao quý, xứng đáng cho việc thể hiện phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ của người quân tử.

Trong bài thơ này, Xuân Hương lại chọn chiếc bánh trôi nước, một sự vật rất bình thường, giản đị, một món ăn dân dã mà các vị vua quan, các anh hùng, thi nhân thời bấy giờ khó mà biết được. Thế nhưng chính cái bánh trôi giản dị ấy lại giúp Hồ Xuân Hương thể hiện rất tài tình vẻ đẹp bên ngoài cũng như tấm lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ, đồng thời còn thể hiện được thân phận long đong, chìm nổi của đa số phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ, cái xã hội mà giá trị cũng như quyền lợi của người phụ nữ hầu như không được coi trọng. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai cũng là có, mười con gái cũng là không), câu lưu truyền cửa miệng trong các gia đình phong kiến thời bấy giờ đã phần nào cho thấy nỗi khổ mà người phụ nữ thời phong kiến phải gánh chịu.

  1. Cách đọc :

Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trưc tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em..) nhưng lại đầy gai góc, kiên định, cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nẩt, tấm lòng son,…

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
  2. Bánh trôi nước là một món ăn quen thuộc của nhân dân ta trong dịp lễ, tết. Tuy nhiên, bài thơ này có hai ý nghĩa rõ rệt. về nghĩa đen đúng là Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước nhưng không phải trong trạng thái bình thường mà tả lúc nó đang bị luộc chín, hết nổi lên lại chìm xuống. Mặc dù vậy, các chi tiết chủ yếu được miêu tả vẫn rất xác thực :

–        Vừa trắng lại vừa tròn : lớp bột bao ngoài và hình dạng chiếc bánh.

–        Bảy nổi ba chìm : bánh bị luộc, hết nổi lên lại chìm xuống.

–        Rắn nát: tuỳ sự khéo léo của người nặn bánh.

–        Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh.

  1. Miêu tả chiếc bánh trôi nước khi đang bị luộc chín, Hồ Xuân Hương đã thể hiện rất tài tình, độc đáo phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Hai chữ “Thân em” là một cách nói quen thuộc trong ca dao khi muốn nói đến một thân phận. Hồ Xuân Hương mượn cách nói dân gian nhưng không phải chỉ để nói về thân phận. Điều chủ yếu là qua thân phận “bảy nổi ba chìm” của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, bà đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng vừa ngợi ca. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” là hàm ý ca ngợi vẻ đẹp. Và rồi, mặc dù phải chịu cảnh “ba chìm bảy nổi”, thậm chí rắn hay nát cũng là do ai đó sắp đặt nhưng điều kì diệu là “em vẫn giữ tấm lòng son”. Đó là tình thương, sự thông cảm và thái độ khẳng định, ngợi ca mà chỉ có những người cùng cảnh phụ nữ như Hồ Xuân Hương mới có được.

Hồ Xuân Hương còn có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Quả mít,… và trong các bài thơ này, bà đều mượn các sự vật đó để cất lên tiếng nói bênh vực, ngợi ca người phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước cũng như vậy, việc tả chiếc bánh chỉ là cái cớ, nghĩa thứ hai (nghĩa bóng), tả người con gái, mới quyết định giá trị của bài thơ.

II – LIÊN HỆ

  1. “Trước kia các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương sống và sáng tác vào nửa cuối thế kỉ XVIII, chủ yếu là dưới thời Tây Sơn. Nhưng một số tài liệu phát hiện gần đây thì lại thấy hình như bà sống chủ yếu dưới thời nhà Nguyễn, khoảng nửa đầu thế kỉ XIX. Trước kia người ta chỉ biết bả là tác giả của những bài thơ Nôm hết sức độc đáo và sắc sảo, nhưng gần đây có tài liệu cho biết hình như bà còn sáng tác cả thơ chữ Hán, và Lưu hương kí (A. 2814), một tác phẩm thơ vừa Hán vừa Nôm, mới phát hiện năm 1964, chính là tác phẩm của bà, v.v. Về cuộc đời của Hồ Xuân Hương, những điều hiện nay chúng ta biết được cũng không lấy gì làm chắc chắn, bởi vì không có tài liệu gốc nào để lại cả. Người ta vẫn lưu truyền bà là người quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh là Hồ Phi Diễn, một ông đồ nghèo, bỏ quê ra dạy học ở vùng Hải Dương, Kinh Bắc ngày trước, về sau lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình có một thời sống ở phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội bây giờ, về sau dọn về thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương nay là phố Lí Quốc Sư, Hà Nội. Khi trưởng thành, bà có làm một ngôi nhà ở gần Hồ Tây lấy tên là cổ Nguyệt Đường (do chiết tư chữ Hồ). Bà thông minh, nhưng không được học nhiều, có nhiều bạn trai, nhưng cuộc đời tình duyên lại hết sức éo le, ngang trái. Lấy chồng hai lần và cả hai lần đều làm lẽ. Căn cứ vào những bài thơ bà viết thì biết bà đã từng đi qua nhiều tỉnh miền đồng bằng và miền núi ở phía bắc nước ta như Hà Đông, Ninh Bình, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La.

Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác thơ bằng chữ Nôm. Về số thơ Nôm lâu nay nói là của bà, tổng cộng chừng hơn 50 bài ; trong số đó chắc chắn có lẫn một số bài của người khác. Hồ Xuân Hương thường được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, trước hết là vì sáng tác của bà đã nêu bật được những vấn đề riêng tư, những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng, và tin tưởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi của phụ nữ. Nhà thơ chưa nêu được tất cả những nỗi khổ riêng, có tính chất giới tính của họ : cảnh khổ của người phụ nữ đi làm lẽ, cảnh khổ của người phụ nữ vì nhẹ dạ, quá nể bạn tình nên phải bụng mang dạ chửa, hay cảnh khổ của người phụ nữ chết chồng. Bà rất thông cảm với những đau khổ ấy, nhưng không thở than, rên rỉ, không muốn họ thêm bi quan, mà muốn động viên, an ủi họ dũng cảm chống lại cuộc sống, ngẩng cao đầu lên làm người. Bà ý thức được rất rõ giá trị và vai trò của người phụ nữ : họ đẹp ở đạo đức, đẹp ở con người/ và về tài nàng thì không kém gì đàn ông, chỉ vì xã hội phong kiến không chấp nhận nên họ không phát huy lên được”.

NGUYỄN LỘC (Từ điển vần học, tập I, Sđd)

  1. “Trước hết, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có thể coi là một bài ca về thân phận con người – cụ thể là người phụ nữ : đẹp (cả về hình thức phẩm chất lẫn tâm hồn) nhưng cuộc đời lại nổi trôi, phiêu dạt “bảy nổi ba chìm”. Chủ đề tác phẩm được tác giả giải quyết khá thấu đáo trong một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bẩy nổi ba chìm với nước non.

Rắn, nát mặc dâu tay kẻ nặn,

Mả em vẫn giữ tấm lòng son.

Tôi xin phép được bổ qua việc phân tích nghĩa hiển ngôn để đi trưc tiếp vào lớp nghĩa hàm ngôn, lớp nghĩa quan trọng hơn của tác phẩm (mặc dù nghĩa hàm ngôn chỉ có được trên cơ sở nghĩa hiển ngôn).

“Thân em” – nghe phảng phất hơi ca dao cổ “Thân em như tâm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai“. Mở đầu bài thơ là chuyện thân phận, tác giả lại sử dụng lối xưng hô khá nền nã “em” nên câu thơ có cái thiết tha của tiếng hát than thân trong ca dao xưa. Nhưng Xuân Hương là Xuân Hương. Ca dao xưa ví von so sánh – tức là vẫn phải qua một tầng hình tượng để diễn tả vẻ đẹp của người con gái. Xuân Hương trái lại, tả trực tiếp, tả chính xác nét, đẹp khoẻ, nhờ thế khoẻ và đẹp như chính người thiếu nữ vậy. Thành thử, mượn hơi ca dao nhưng không phải là một lời than uỷ mị mà chính là một lời khẳng định. Tức là qua ngôn ngữ, cá tính, phong cách Xuân Hương dần dần bộc lộ : một cái “tôi” vừa tha thiết lại vừa ngạo nghễ, vừa đằm thắm lại vừa kiêu bạc. Chuyển qua câu thơ tiếp là một lời kể khổ, đúng hơn là trình bày một hoàn cảnh :

Bay nổi ba chìm với nước non,

Rắn, nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Vâng, Xuân Hương lại mượn lời dân gian, sử dụng ngôn ngữ dân gian “Bảy nổi ba chìm” – nhưng cũng như ở câu thơ trên, được biến thái đi, được thổi cái hồn Xuân Hương vào nên thảnh ngữ dân gian được Xuân Hương hoá đã mang một nghĩa mới: mới về mặt phong cách : “Bảy nổi ba chìm với nước non” (Nghe trong lời thơ có cái gì như là sự cao ngạo : “với nước non” !). Đành rằng đây là tả bánh trôi, và tả rất đúng, rất thật chiếc bánh trôi nhưng sẽ thật khờ dại nếu bạn đọc chỉ tiếp cận bài thơ ở tầng nghĩa ấy. Đó chỉ là cái mã của bài thơ mà chìa khoá để giải mã chính là từ mở đầu “Thân em” và từ kết thúc “tấm lòng son” trong bài. Quay trở lại lời bộc bạch về thân phận, người con gái xưa không có quyền làm chủ thân phận mình : “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Ca dao chỉ nói thế. Còn Xuân Hương kết thúc bằng sự khẳng định nhân cách, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn : “Mà em vẫn giữ tấm lòng son“. Chữ “mà” là bản lề khép mở hai thế đối lập : một bên là cuộc đời bạc bẽo, một bên là phẩm cách tuyệt vời. Đối lập trong một mạch nguồn thống nhất, cuộc đời bạc bẽo thế nhưng không làm nhạt nhoà nổi tấm lòng son. Và một lần nữa, Xuân Hương lại đi ngược chu trình thông thường (chu trình thông thường : Lời khẳng định vẻ đẹp – Lời than cho số phận mả một loạt những câu ca dao mở đầu bằng “thân em” đã tạo lập nên) : vẻ đẹp thể xác bị va đập trong cuộc đời bạc bẽo đã không những không nhạt phai mà còn là nơi neo giữ vẻ đẹp tâm hồn. Hoàn cảnh bất bình đẳng trong xã hội cũ không những không bóp nghẹt nổi tâm hồn con người, xoá nhoà đi nhân cách con người. Trái lại, nó chỉ là yếu tố thử thách “ngọc cảng mài càng sáng”. Không như dân gian than thân trách phận – cái nổi bật trong bài thơ của Xuân Hương là lời khẳng định phẩm giá con người “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” còn hoàn cảnh kia chỉ là một thứ “thuốc thử”.

NGUYỄN THANH HUYỀN

( Văn học và tuổi trẻ, tập 10)

File PDF

Xem thêm

Qua đèo Ngang

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận