Quy tắc dấu ngoặc – Sách bài tập toán lớp 6

Đang tải...

Bài tập về quy tắc dấu ngoặc bài tập toán lớp 6

Bài 89: Tính tổng :

a) (-24) + 6 + 10 + 24

b) 15 +23+( -25) +(-23)

c) (-3) + ( -350 ) + (-7) + 350

d) ( -9 ) + ( -11 ) + 21 + ( -1)

 

Bài 90: Đơn giản biểu thức:

a) x + 25 + ( -17 ) + 63

b) ( -75) – (p + 20 ) + 95

 

Bài 91: Tính nhanh các tổng sau:

a) (5674 – 97) – 5674

b) (-1075 ) – ( 29 – 1075 )

 

Bài 92: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (18 +29 ) + ( 158 – 18 – 29 )

b) ( 13 – 135 + 49 ) – ( 13 +49)

 

Bài 93: Tính giá trị của biểu thức:  x + b + c, biết:

a) x = -3, b = -4, c =2

b) x = 0, b = 7, c = -8

 

Bài 94*: Đố: Điền các số -1; -2; -3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 vào các ô tròn (mỗi số một ô) trong hình 22 sao cho tổng bốn số trên mỗi cạnh của tam giác đều bằng:

 

quy tắc dấu ngoặc bài tập toán lớp 6

a) 9

b) 16

c) 19

 

 

 

 

Bài tập bổ sung

Bài 8.1: Tổng a – (-b + c – d) bằng:

(A) a – b + c – d ;

(B) a + b + c – d ;

(C) a + b + c + d ;

(D) a + b – c + d.

 

Bài 8.2: Nối tổng ở cột A với kết quả đúng ở cột B

quy tắc dấu ngoặc bài tập toán lớp 6

 

Bài 8.3

a) Tìm tất cả các số nguyên x thoả mãn: -10 < x < 15.

b) Tính tổng tất cả các số nguyên vừa tìm được.

 

Xem thêm Phép trừ hai số nguyên – Phần 2 tại đây

 

Đáp án

Bài 89:  

a) 16

b) -10

c) -10

d) 0

 

Bài 90:  

a) x + 71

b) -p

 

Bài 91:  

a) -97

b) -29

 

Bài 92:  

a) 158

b) -135

 

Bài 93: 

a) x + b + c = (-3) + (-4) + 2 = (-7) + 2 = -5

b) x + b + c = 0 = 7 + (-8)= -1

 

Bài 94*: 

Trước hết ta có nhận xét, tổng của 9 số đã cho bằng 33. Nếu tổng của bốn số trên mỗi cạnh là 9 thì tổng của ba bộ bốn số là 9 x 3 = 27, có sự chênh lệch đó là do mỗi số ở đỉnh được tính hai lần. Như vậy ba số ở đỉnh sẽ là -1, -2, -3. Các trường hợp 16, 19 lập luận tương tự. Ta có kết quả như hình .

quy tắc dấu ngoặc bài tập toán lớp 6

 

Bài tập bổ sung

Bài 8.1: 

Chọn (D)

 

Bài 8.2:  

quy tắc dấu ngoặc bài tập toán lớp 6

 

Bài 8.3:

a) x = -9, -8, -7, …, -1, 0, 1, 2, …, 13, 14.

b) Ta cần tính tổng:

S = (-9) + (-8) + … + (-1) + 0 + 1 + 2 + … + 8 + 9 + 10 + 11 + … + 14

Cách 1: Ta nhận thấy:

M = (-9) + (-8) + … + (-1) + 1 + 2 + … + 9

Nên S = M + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 = 0 + 60 = 60.

Cách 2: N = 1 + 2 + 3 + … + 13 + 14.

N + N = (1 + 14) + (2 + 13) + … + (13 + 2) + (14 + 1)

= 15.14

Vậy N = 15.14 : 2 = 15.7 = 105

Tương tự P = 1 + 2 + … + 8 + 9 = 10.9 : 2 = 9.5 = 45

hay – P = (-1) + (-2) + … + (-8) + (-9) = -45

Nên S = N – P = 105 – 45 = 60

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận