Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

BUỔI CHIỂU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA

(Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông)

I – GỢI DẪN

  1. Thể thơ :

Đây có thể coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, từ nội dung cho đến hình thức thể hiện :

–        Niêm, luật chặt chẽ, đúng quy tắc.

–        Thanh điệu hài hoà.

–        Vần iên gieo ở các câu 1, 2, 4.

–        Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về cảnh vật, thiên nhiên.

  1. Tác giả :

Điểm đặc biệt trong bài thơ này chính là tác giả. Trần Nhân Tông từng là một ông vua yêu nước, giỏi việc cầm quân song cũng không kém phần tài hoa, lịch lãm. Khi làm vua, ông không quản nguy hiểm, trực tiếp cùng Thái thượng hoàng xông ra trận tiền chỉ huy quân sĩ chiến đấu, đánh tán đạo quân Mông – Nguyên hùng mạnh và hung hăng khét tiêng lúc bấy giờ.

Bài thơ Buổi chiều đứng Ở phủ Thiên Trường trông ra được làm khi ông về thăm quê cũ.

  1. Đại ý :

Bài thơ miêu tả phong cảnh một vùng quê thanh bình, yên ả. Con người hoà hợp với thiên nhiên trong một cảnh trí nên thơ dù hơi trầm lắng. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương.

  1. Cách đọc :

Bài thơ thiên về tả cảnh, qua đó, những tình cảm của tác giả đối với quê hương được bộc lộ kín đáo (bút pháp “tả cảnh ngụ tình”). Vì vậy, khi đọc không lên giọng, trái lại cần đọc nhẹ nhàng, tình cảm, hạn chế sự nhấn mạnh vào những chỗ không cần thiết, không thể hiện đúng tinh thần của văn bản.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Vua Trần Nhân Tông lên ngôi từ năm 1278, trải qua những biến cố trọng đại của dân tộc (kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba) với một nhân cách phi thường : vừa làm vua, làm tướng đuổi giặc lại vừa là một thiền sư (vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử). Ông còn là nhà văn hoá, nhà thơ xuất sắc của thế kỉ XIII. Thiên Trường vẫn vọng là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của bức tranh làng quê trong bài thơ này cũng là nét đẹp bình dị của một tâm hồn gắn bó máu thịt với chốn thôn đã, thơ thới tự do tư tại.

Thơ Đường nói chung luôn đòi hỏi độ hàm súc cao trong các phương thức biểu đạt.

Thể tứ tuyệt chứng tỏ rất rõ điều này. Thiên Trường vẫn vọng được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt : bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở cuối câu 1, 2, 4. Mối tình quê thắm thiết chứa đựng trong 28 chữ cô đọng, thần tình. Ta có thể theo bố cục chung của một bài tứ tuyệt để nắm bắt mạch cảm xúc của bài thơ.

Bố cục của một bài tứ tuyệt gồm bốn phần, ứng với bốn câu : khởi (mở), thừa (tiếp câu khởi để làm trọn ý thơ), chuyển (chuyển hoá, câu này có chức năng rất quan trọng vì nó bộc lộ tứ thơ), hợp (phối hợp với câu chuyển để kết đọng ý thơ). Nhìn tổng thể, câu khởi + câu thừa làm thành một phần, phần còn lại là câu chuyển + câu hợp.

Đối với bài Thiên Trường vẫn vọng, hai câu đầu gợi ra khung cảnh chiều quê yên ả đến tĩnh lặng, mơ hồ bằng những nét nhạt chìm, biến ảo ; hai câu kết mang lại cảm giác ấm áp, thôn dã, thổi vào bức tranh quê một sức sống, một hồn quê.

Ngay từ nhan đề bài thơ/ chúng ta đã thấy không gian (phủ Thiên Trường) và thời gian (vãn : buổi chiều) trữ tình xác định. Từ điểm nhìn (vọng) ây mà nhà thơ gửi gắm tình quê tha thiết của mình trong những quan sát và miêu tả tinh tế:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều dường có lại dường không

Câu khởi gợi mở ra một nền cảnh thơ mộng, hình và sắc nhạt mờ, xa xa. Giống như khói phủ mà dường như không có khói. Tầm nhìn xa có thể dẫn tới sự mờ nhoè đường viền cảnh vật. Câu thừa, bằng chính vẻ mơ hồ của ánh chiều (tịch dương : sách giáo khoa dịch là bóng chiều), đã gợi mở thêm ra hình sắc xúc cảm cụ thể. Câu này có hình thức cú pháp tỉnh lược. Khoảng trống do sự vắng mặt của chủ ngữ (bản dịch nghĩa trong sách giáo khoa chú thích là cảnh vật) tạo nên một hiệu quả không ngờ. Nó gợi ra một trạng thái hài hoà của vạn vật. Tất cả như thưc – như hư, như hữu hình – như vô hình, như ngưng đọng – như tan biến,… chỉ có niềm rung động trước cảnh sắc ấy là xác định. Câu thơ thứ hai với cụm từ nửa như có nửa như không phảng phất ý vị thiền. Nhà sư Vạn Hạnh trong bài Bảo đệ tử có câu :

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

(Thân như bóng chớp có rồi không)

Con người trong quan niệm thiền là con người siêu nghiệm, đứng ngoài sinh, diệt, đau khổ từ đó mà để tâm yên tĩnh, sáng suốt, vững vàng. Bởi vì mọi thứ ở đời đều huyễn ảo, tâm thế thiền “vô uý” (không sợ hãi) vượt lên trên những huyễn ảo ấy để đạt đến cái tự do tự tại tuyệt đối. Không phải lả sự trốn chạy khỏi trần thế mà là một thái độ lạc quan, tin tưởng để có thể cùng song hành với những biến dịch khôn lường. Theo đó, thời gian trong tâm thức thiền là bất biến, là sự thức nhận cái đẹp ngoài thời gian sinh diệt luân hồi. Đặt cụm từ Bấn vô bần hữu (nửa như có nửa như không) vào quan niệm này của nhà thiền để cảm nhận được chiều sâu triết lí trong những hình ảnh tưởng như chỉ là thực tả trong bài thơ. Tại sao không phải là trong bóng chiều mà lại là bên bóng chiều (tịch dương biên) ? Vẻ đẹp yên ả của làng quê dường như được gợi tả trong một khắc ngưng tịch của thời gian, sắc mờ của cảnh vật trong chiều được ghi lại bằng một tâm cảm vượt ra khỏi sinh diệt thường tình để đạt đến vẻ đẹp hằng tồn, vĩnh cửu. Phải là một trạng thái thanh thản lắm, tĩnh tại lắm thì trực giác mới nhạy bén để bắt được cái thoáng chốc mờ ảo ấy. Bản dịch thơ đánh mất chữ biên của nguyên tác trong câu thơ thứ hai này (và vì thế chuyển sai ý của tác giả, bóng chiều trong câu này không phải là chủ ngữ).

Trên cái nền cảnh mờ nhẹ được hoạ theo bút pháp thuỷ mặc ở hai câu đầu, đến hai câu thơ cuối, cái êm ả thanh bình của đồng quê được tác giả cụ thể bằng cả hình ảnh và thanh âm :

Mục đồng sảo vẳng trâu về hết

trắng từng đôi liệng xuống đồng

Câu thơ này gợi cho ta nhớ đến Bà Huyện Thanh Quan sau này với bài thơ Chiều hôm nhớ nhà nổi tiếng :

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

Tiếng ốc xa đưa vẩng trống đồn.

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

Nhưng chiều quê trong thơ Bà Huyện cô tịch, buồn. Chiều quê trong Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông tĩnh lặng mà không hiu quạnh. Hình ảnh trâu về trong tiếng sáo, cò trắng từng đôi, từng đôi một thả cánh xuống đồng gợi ra cái ấm áp yên ả của chiều quê.

Tâm hồn thi nhân đã hoà vào trong hương vị thôn dã, cảnh vật thiên nhiên được miêu tả trong sự cảm nhận của một tấm lòng quê. Câu thơ thứ ba đã biến cái hư ảo (trong hai câu đầu) thành vẻ đẹp thơ mộng, để khép lại bài thơ bằng hình ảnh cò trắng nhẹ nhàng, hồn quê mở ra mênh mang.

Thế là bên cạnh hình ảnh một ông vua với quyền uy tối cao, chúng ta lại có thêm một chân dung Trần Nhân Tông – thi nhân. Trong bài thơ này, bệ rồng, thềm son, gác tía đã khuất hẳn, chỉ thấy một con người với tấm lòng quê chân thật thả hồn vào vẻ đẹp của chiều nơi thôn dã. Buổi chiều đứng Ở phủ Thiên Trường trông ra là nét đẹp bình dị trong chân dung của một ông vua.

III-LIÊN HỆ

“1278, ông (Trần Nhân Tông – NBS) lên ngôi vua giữa tình thế hết sức khẩn trương của đất nước : giặc Nguyên – Mông đang tăng cường áp lực xuống phía Nam, chuẩn bị đánh chiếm Đại Việt. Nhờ sự phò tá hết lòng của đội ngũ tướng lĩnh kiệt xuất như Trần Quốc Tuân, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, ông đã cùng vua cha chỉ huy cả nước vượt qua mọi thử thách nghiêm trọng lập nên hai chiến công chói lọi đánh tan 50 vạn quân Thoát Hoan thiện chiến trong hai phen chúng ào ạt kéo xuống xâm chiếm nước ta (1285 ; 1287 – 1288). Là người rất mực nhân ái, khoan hoà, Trần Nhân Tông đã thực hiện đến cùng chính sách đoàn kết từ trong Hoàng tộc đến ngoài muôn dân, nhờ đó, ông đã làm cho từ tướng sĩ đến tầng lớp nô tì đều hăng hái, đồng tâm giết giặc. Dưới triều đại ông, đã có hai cuộc hội nghị Diên Hồng và Bình Than nổi tiếng. Cũng dưới triều đại ông, một mối quan hệ cởi mở, thân ái, giữa anh em con cháu vương hầu, vốn có mầm mống từ đầu nhà Trần, cũng được phát triển tốt đẹp hơn . Do tư tưởng khoáng đạt của ông, phần nào những chê độ đẳng cấp khắt khe của nhà Trần được nới lỏng, và bắt đầu có hàng ngũ quan lại cao cấp trong Triều tuyển dung bằng đề bạt hay thi cử, khác với chế độ tập dành riêng cho con cháu nhà Trần. Trần Nhân Tông còn tự mình điều binh đập tan sự quấy rối của bọn xâm lược miền Tây, và củng cố vững chắc phần biên giới phía Nam Tổ quốc. Những chính sách “nới sức dân”, khuyên khích “chuộc lại nô tì và ruộng đất” do ông ban hành, đã góp phần nhanh chóng phục hồi nền kinh tế đại điền trang vốn bị đình trệ khá nhiều vì chiến tranh chống giặc, về văn hoá, ông chú ý cải tiến chế độ thi cử. Thơ văn chữ Nôm bắt đầu được sáng tác nhiều. Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu hoàn thành năm 1272, bộ Trung Hưng thực Lục do ông trực tiếp chỉ đạo, cũng như các bộ sách quan trọng về quân sự của Trần Quốc Tuấn,… đánh dấu những bước phát triển phong phú, đa dạng của văn minh, văn hoá Đại Việt. Bấy nhiêu công lao nói trên đã đưa ông đến một vị trí xứng đáng trong lịch sử dân tộc, được các sử gia đánh giá là “vua hiền của nhà Trần”, “sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang cho đời trước” (Đại Việt sử kí toàn thư) ; “là người nhân từ, hoà nhã, tài trí, đảm lược, uy vọng, quyết đoán, công nghiệp chống giặc Nguyên sáng chói đến đời xưa” (Toàn Việt thi lục). Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Thuyên năm 1293, nhưng ông còn tiếp tục tham gia chính sự cho đến năm 1299, sau đó đi thuyết pháp ở các nơi, chu du khắp đất nước, vào đến tận Kinh đô Chiêm Thành, rồi mới giã từ làng mạc, Thăng Long, lên hắn Yên Tử tu Phật lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà, hoặc còn gọi là Trúc Lâm đại đầu đà, được người đương thời và người sau tôn xưng là Điều ngự giác hoàng. Tại đây, ông giảng giải, nghiên cứu Thiền học và sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà ông là tổ thứ nhất. Ông đã để lại một ảnh hưởng không nhỏ trong việc phát triển đạo Phật ở đời Trần. Các chùa chiền được xây dựng, các hội hè Phật giáo được tổ chức nhiều hơn và quan hệ giao lưu văn hoá Phật giáo với Bắc, với phương Nam cũng rộng rãi hơn trước. Trần Nhân Tông mất tại Yên TỬ ngày 3 tháng Mười một năm Mậu Thân”.

NGUYỄN HUỆ CHI (Từ điển văn học, tập II, Sđd)

File PDF

Xem thêm

Bài ca Côn Sơn

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận