Phép trừ hai số nguyên – Phần 1 – Sách bài tập toán lớp 6

Đang tải...

Bài tập về phép trừ hai số nguyên sách bài tập toán lớp 6

Bài 73: Tính

a) 5 – 8

b) 4 – ( -3)

c) (-6) – 7

d) ( -9) – (-8)

 

Bài 74: Tính

a) 0 – ( -9) =?

b) (-8) – 0 =?

c) (-7) – (-7) = ?

 

Bài 75: Điền số thích hợp vào ô trống.

phép trừ hai số nguyên

 

Bài 76: Đố: Dùng các số 3, 7 và dấu các phép toán ”+” , ”–” điền vào các ô trống trong bảng dưới để được bảng tính đúng. Ở mỗi dòng hoặc mỗi cột, mỗi số hoặc phép tính chỉ được dùng một lần.

phép trừ hai số nguyên

 

Bài 77: Biểu diễn các hiệu sau thành dạng tổng.

a) (-28) – ( -32)

b) 50 – ( -21)

c) (-45) – 30

d) x – 80

e) 7 – a

f) ( -25) – (- a)

 

Bài 78: Tính :

a) 10 – (-3)

b) 12 – ( -14 )

c) ( -21) – (-19 )

d) ( -18 ) – 28

e) 13 – 30

g) 9 – ( -9)

 

Bài 79: Tìm khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số (a, b ∈ Z) nếu:

a) a = 2, b = 8

b) a = -3, b = -5

c) a = -1, b = 6

d) a = 5, b = -2

 

Bài 80: Đố vui: Trong các dãy số tự nhiên viết liên tiếp từ 1 đến 9 hoặc ngược lại từ 9 đến 1, ta có thể điền xen vào các dấu ”+” hoặc ”–” để được tổng là 100 hoặc -100. Chẳng hạn:

a) -1 – 23 + 4 – 56 – 7 – 8 – 9 = -100

b) 98 – 7 + 6 + 5 – 4  + 3 – 2 + 1 = 100

Hãy tìm thêm các tổng khác tương tự.

 

Bài tập bổ sung

Bài 7.1: Tìm x, biết:

a) x + 13 = 32 – 76 ;

b) (-15) + x = (-14) – (-57).

 

Bài 7.2: Một nhà kinh doanh năm đầu tiên lãi 23 triệu đồng, năm thứ hai lỗ 40 triệu đồng, năm thứ ba lãi 63 triệu đồng. Hỏi số vốn của nhà kinh doanh tăng bao nhiêu triệu đồng sau hai năm kinh doanh? Sau ba năm kinh doanh?

 

Bài 7.3: Thực hiện các phép tính: (-476) – 53, ta được:

(A) (-1006) ;

(B) 1006 ;

(C) (-529) ;

(D) (-423).

 

Xem thêm Phép trừ hai số nguyên – Phần 2 tại đây

 

Đáp án

Bài 73:

a) 5 – 8 = -3

b) 4 – ( -3) = 7

c) (-6) – 7  = -13

d) ( -9) – (-8) = -1

 

Bài 74:

a) 0 – (-9) = 9

b) (-8) – 0 = -8

c) (-7) – (-7) = 0

 

Bài 75:

phép trừ hai số nguyên

 

Bài 76:

Ta có thể bắt đầu từ cột 1 hoặc dòng 1 bằng cách thử trực tiếp vói số 3 và 7.

Cột 1 : 2 x 7 + 3 = 17 (S)

2 x 7 – 3 = 11 (Đ)

2 x 3 + 7 = 13 (S)

2 x 3 – 7 = -1 (S)

Vậy cột 1 : 2 x 7 – 3 = 11.

phép trừ hai số nguyên

 

Dòng 1: 2 x 3 – 7 = -1 (đã thử ở trên)

Cột 3:

3 + 4 x 7 = 31 (Đ)

3 – 4 x 7 = -25 (S)

Vậy, cột 3: 3 + 4 x 7 = 31.

Dòng 2 còn dấu “-” . Vậy cột 5: 7 – 3 + 1 = 5 (Đ)

Dòng 3: 7 + 4 x 3 = 19 (Đ)

Dòng 5: 3 – 7 + 1 = -3 (Đ).

Xem bảng trên.

 

Bài 77:

a) (-28) – ( -32) = (-28) +32

b) 50 – (-21) = 50 + 21

c) (-45) – 30 = ( -45) + ( -30)

d) x – 80 = x + ( -80 )

e) 7 – a = 7 + (- a)

f) ( -25) – ( – a) = ( -25)  + a

 

Bài 78:

a) 13          b) 26          c) -2           d) -46          e) -17          g) 18

 

Bài 79:

Điểm trên trục số:  a) 6;         b) 2            c) 7          d) 7

 

Bài 80:

Chẳng hạn: Đổi dấu “+” thành “-” trong các ví dụ a, b và các ví dụ dưới đây:

c) -1 – 2 – 34 + 5 – 67 + 8 – 9 = -100

d) -9 + 8 + 7 + 65  – 4 + 32 + 1 = 100

e)  9 + 8 – 76 + 5 – 43 – 2 – 1  = -100

g) -9 + 8 + 7 + 65 – 4 + 32 + 1 = 100

 

Bài tập bổ sung

Bài 7.1: 

a) x + 13 = 32 – 76 = 32 + (-76) = -44

Vậy x = -57 vì (-57) + 13 = -44

b) Vậy x = 58.

 

Bài 7.2:

Nhận xét: Số vốn của nhà kinh doanh sẽ cộng thêm với số lãi hoặc trừ đi số lỗ.

Sau hai năm, số vốn của nhà kinh doanh sẽ tăng:

23 – 40 = -17 (triệu đồng)

Sau ba năm, số vốn của nhà kinh doanh tăng:

-17 + 63 = 46 (triệu đồng)

 

Bài 7.3:  

Chọn (C) (-529).

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận