Phân xử tài tình – tuần 23 – tiếng việt 5

Đang tải...

Phân xử tài tình

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: trận, trói, tra hỏi, trong, làm chứng, cho, chùa, chưa, chạy đàn, chỉ;

x / s: phân xử, xem, xé, sau, số tiền, sư cụ, sẽ;

l / n: là, lấy, lính, một lát, có lý, lệnh, lần, lễ, làm, nước mắt, này, nửa, nắm, nước, nảy mầm, niệm Phật;

r / gi: rất, ra, rồi, rõ, rưng rưng, giao, gian, giật mình…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Truyện Phân xử tài tình của Nguyễn Đổng Chi ca ngợi trí thông minh và tài xử kiện của vị quan án, đồng thời thể hiện ước mong có những vị quan tòa tài giỏi, công bằng để đem lại cuộc sống ấm no, an bình cho dân chúng.

2.Nội dung chính

Ngày xưa, có một vị quan xử rất tài tình và công bằng.

Có hai ngưòi đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử về việc tranh chấp một mảnh vải, người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình. Quan đòi người làm chứng nhưng không có, sai lính về kiểm tra thì nhà hai người kia đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Quan bèn sai lính xé đôi mảnh vải, chia cho mỗi người một nửa. Thấy vậy, một người bật khóc. Quan cho rằng người khóc chính là chủ của mảnh vải vì chỉ có người chính tự tay mình làm ra mới đau xót khi thấy thành quả lao động của mình bị xé. Quan bảo lính đưa cả mảnh vải cho người đó rồi thét trói người kia lại. Sau hồi tra hỏi, ngưòi kia phải nhận tội.

Khi quan tới vãn cảnh chùa, sư cụ nhờ quan tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất. Quan án nhờ sư cụ biện lễ cúng Phật rồi cho gọi sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa đến, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo họ vừa chay đàn, vừa niệm Phật. Quan nói: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm”. Quan đứng ngoài quan sát, thấy một chú tiêu thỉnh thoảng lại hé bàn tay cầm thóc ra xem, Ngài cho bắt chú tiểu vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt, có tật giật mình. Quả nhiên, chú tiểu cuối cùng đã nhận tội.

3. Liên hệ bài đọc / Mở rộng kiến thức

Lý lẽ của kẻ gian luôn có những sơ hở nên những vị quan thông minh, công bằng luôn có cách để chỉ ra những sơ hở ấy và trừng phạt thích đáng kẻ gian như trong câu chuyện sau đây.

Kẻ ăn cắp dưa

Có tên lưu manh ăn cắp hai quả dưa hấu ở ruộng dưa bên đường. Đương ôm dưa ra thì hắn thấy chủ vườn dưa đi đến. Hắn liền đổ tội cho một người phụ nữ đang bồng con đi qua. Người phụ nữ không nhận. Chủ vườn liền bắt người phụ nữ và bảo tên trộm ôm theo hai quả dưa đến nhờ quan huyện phân xử.

Nghe xong câu chuyện, quan huyện sai tên lưu manh bế đứa trẻ và ôm hai quả dưa hấu từ dưới công đường lên chỗ quan. Tên lưu manh nghe vậy hết sức vui mừng, vội vàng bế đứa trẻ và định ôm hai quả dưa lên. Nhưng hắn không thể vừa bế đứa trẻ vừa ôm được hai quả dưa. Quan huyện khẳng định tên lưu manh không làm được, vậy thì ngưòi phụ nữ yếu đuối kia làm sao có thể làm việc đó. Vì vậy, người giận dữ quát: “Tên lưu manh kia! Chính nhà ngươi đã ăn trộm dưa lại còn đổ tội cho người khác. Ngươi đáng tội gì?”. Cuối cùng tên lưu manh đành cúi đầu nhận tội.

(Theo 201 truyện trí tuệ phát triển trí thông minh)

Xem thêm Kể chuyện (Kiểm tra viết)

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận