Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm – Truyện cổ An-déc-xen – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm – văn chọn lọc 8

_____________________BÀI SỐ 19_____________________

Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm (truyện cồ An-déc-xen)

Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm văn chọn lọc 8

BÀI LÀM

Nhân loại biết đến nhà văn An – đéc – xen như một người kể chuyện cổ tích vô cùng tài giỏi và nhân hậu, mặc dù đời văn của ông còn có nhiều sáng tác khác nữa như tiểu thuyết và truyện ngắn. Chỉ trong khoảng 10 năm (1835 – 1845) – thời kì hoàng kim trong văn nghiệp của ông. An – đéc – xen đã liên tục cho ra đời những câu chuyện cổ tích nổi tiếng như: Nàng công chúa và hạt đậu, Nàng tiên cá, Chú lính chì dũng cảm, Bầy chim thiên nga, Nữ thần băng giá,.v.v… Đa số những câu chuyện này vẫn giữ lối kết thúc có hậu, truyền thống như là biểu hiện cho niềm mơ ước trọn vẹn của con người. Với câu chuyện Cô bé bán diêm ra đời năm 1845, An-đéc-xen đã chuyển hướng sang một loại truyện I cổ tích có tính bi kịch. Cô bé bán diêm gọi là truyện cỗ tích cũng đúng, mà gọi là một truyện ngắn trữ tình cũng không sai; bởi vì câu chuyện được xây dựng bằng sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực nghiêm ngặt và bút pháp huyền thoại bay bổng giữa thực tế trần trụi, nghiệt ngã với chất thơ trong sáng, cao cả.

Câu chuyên kể về một em bé nghèo khổ đi bán diêm kiếm tiền trong một đêm giao thừa cuối năm rét dữ dội vì gió tuyết. Lựa chọn thời điểm và hoàn cảnh này vẫn muốn dựng lên trước mắt chúng ta một nghịch cảnh đau buôn giữa một bên là em bé đói rách đi giữa trời đông giá rét, đâu không mũ, chân không giầy, và một bên là các gia đình khá giả, ấm cúng đang quây quân bên lò sưởi chuẩn bị mở tiệc đón giao thừa. Đặc biệt tình cảnh em bé được mô tả kĩ lưỡng: đã đi suốt một ngày mà chưa bán được bao diêm nào, ban ngày ít người đi lại, chẳng ai đoái hoài tới lời rao của bé: một chiếc giày bị mất, còn chiếc kia lại bị thằng bé lạ mặt tàn nhẫn cướp đi để đem về lót ồ chó. Một ngày qua mau. Đêm xuống, em bé bụng đói cật rét, không dám trở về nhà chừng nào chưa kiếm được tiền dù là chút ít bởi em chắc là những roi vọt của cha đang chờ sẵn ở nhà. Em đã không thể nào tìm kiếm nỗi chút lòng thương hại ở người đời. Song ngay cả ở bố mẹ cũng thế, đói khổ đã làm cho ông trở nên độc ác, mất hết tình thương bình thường của một người cha. Chỉ có một người thương yêu em nhất đó là bà em, nhưng bà đã khuất bóng. Em hoàn toàn cô độc trên cõi đời này.

Toàn bộ sức hấp dẫn của câu chuyện dồn vào phần cuối truyện, bắt đầu từ lúc em “đánh liều” bật cháy que diêm thứ nhất. Mỗi que diêm cháy sáng lên, là mỗi lúc trong em lấp lánh những niềm vui tưởng tượng, những ảo ảnh hiện lên an ủi tấm thân lạnh giá và trái tim côi cút của em. Với que diêm thứ nhất, em tưởng tượng ra một lò sưởi bằng đồng bóng nhoáng. Sang quê diêm thứ hai, em tưởng tượng một bữa ăn thịnh soạn gồm toàn khay đĩa đẹp và cả một con ngỗng quay thơm phức như đang mời mọc em. Đến que diêm thứ ba, em lại hình dung ra một cây thông Noen với muôn ngàn ngọn nến sáng rực rồi bay lên biến thành sao trời. Sau mỗi ảo ảnh tội nghiệp của bé, lập tức thực tế khắc nghiệt phũ phàng ập xuống: xung quanh vẫn là bức tường lạnh giá, gió rét và tuyết đỗ vẫn dữ dội, bụng đói chân run, một mình em cùng với những que diêm mỏng manh chống trả cái rét khốc liệt của thiên nhiên. Có thể nói, từ que diêm thứ nhất đến que diêm thứ ba, thân thể em đã suy kiệt dần, lả dần. Trong khi đó đầu óc em thiêm thiếp chìm sâu dần vào cõi mộng. Đến que diêm thứ tư cháy sáng em tưởng tượng thấy bà em xuất hiện. Ảo ảnh này là chỗ bấu víu duy nhất, niềm tin cậy, nơi nương tựa duy nhất của em. Em đang cầu cứu bà, van lơn bà hãy mang em đi theo. Trong em, lúc này cõi thực và cõi mộng không còn phân biệt được nữa, có điều khuôn mặt rạng rỡ hơn bao giờ hết về niềm vui được gặp lại bà trong mộng. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, ảo ảnh biến mất, hình ảnh bà biến mất, em bỗng sợ hãi rồi liền bật những que diêm còn lại với một hi vọng cuống quýt là níu giữ bà ở lại với em. Sau một nô lực cuối cùng, chắc hẳn em đã kiệt sức hoàn toàn. Những que diêm cuối cùng đã duy trì được giấc mơ của đời em “chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này”. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”.

Hóa ra đối với em, hạnh phúc không thể nào có được trên trần thế, mà chỉ có được trong ước mơ, mà lại là giấc mơ trong khi hấp hối. Đó là gì nếu không phải là nỗi đau to lớn của tác giả? Nhà văn đã rơi những giọt nước mắt vô cùng cảm động xuống linh hồn đứa trẻ đẹp tựa thiên thần. Chừng nào còn kẻ giàu người nghèo, còn những kẻ ác độc cạn lương tâm, sê còn những số phận đau khổ như vậy. Nhà văn đã lên tiếng cảnh tỉnh về một thực trạng xã hội đang hằng ngày hằng giờ bào mòn nhân tính. Trong tác phẩm như thấy vang lên tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy các em!

Kết thúc tác phẩm là một hình ảnh rất hiện thực nhưng không kém phân đẹp đẽ. Bên cạnh những mầu tro của các que diêm đã bị đốt là thi thể của “một bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Đó là cái chết của một “hài đồng”. Thân thể đã từ giã cõi trần, nhưng tâm hồn nhân hậu đầy mơ mộng của em đã đi vào bất tử. Câu chuyện ra đời cách ta hôm nay đã trên một trăm năm, nhưng những que diêm bé nhỏ kia đã trở thành những “que diêm hi vọng” thiêng liêng của tâm hồn trẻ thơ. Câu chuyện vẫn còn treo đấy niêm mơ ước cháy đỏ của nhà văn: làm sao cho tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sung sướng vĩnh viễn không phải chịu số phận bất hạnh như cô bé bán diêm đáng thương kia nữa.

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm – Truyện cổ An-déc-xen – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận