Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm – Truyện cổ An-déc-xen – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm – Bài văn chọn lọc lớp 8

_____________________BÀI SỐ 20_____________________

Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm (truyện cồ An-đéc-xen)

BÀI LÀM

Ta từng khâm phục Chú lính chì vì lòng dũng cảm và trái tim yêu thương thuỷ chung. Sung sướng cùng nàng Li-dơ khi các chàng hoàng tử anh nàng từ giã kiếp thiên nga trở về làm người nhờ những chiếc áo tầm ma của cô em út yêu thương các anh hơn bản thân mình… còn rất nhiều cung bậc cảm xúc mà An-đéc-xen đem đến cho ta khi đọc những truyện cỗ của ông. Và hẳn chúng ta không thể quên cảm giác xót xa thương mến cô bé nghèo bán diêm trong đêm giao thừa. Hình ảnh cô bé chết bên những que diêm buổi sáng ngày đầu năm không thôi ám ảnh lòng người.

Khác với những truyện cổ kết thúc có hậu, lần này An-đéc-xen đem đến cho ta một câu chuyện cỗ tích bi kịch mà cái chết của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa là một biểu hiện cụ thể của bi kịch trong cuộc đời. Theo chân cô bé bán diêm, đâu trần, chân đất trong đêm giao thừa giữa gió rét, tuyết rơi ta mới thâu hiểu tận cùng những nỗi khổ và ước mơ, khát vọng của cô bé nhỏ nhoi, nghèo khô ấy. Suốt một ngày cô bé chẳng bán được bao diêm nào. Cũng chăng có ai bố thí cho cô bé tội nghiệp ấy vài xu. Bụng đói, cật rét, trở về thì sẽ chịu đòn roi của cha, cô bé cứ đi mãi, đi mãi trong cái giá lạnh của đêm giao thừa và trong cái giá lạnh của lòng người để cuối cùng cô bé lên thiên đường châu thượng đế cùng bà bằng ánh lửa từ các que diêm. Hãy hình dung về khung cảnh quanh em: “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố bực nức mùi ngỗng quay” ta mới thấm thìa hết nỗi khổ của một cô bé và lạnh lùng của lòng người. Dòng hồi ức dẫn cô bé tội nghiệp “nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà”, “ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh”. Nhưng rồi Thần Chết cướp bà và bi kịch đến với cô bé từ đấy. Để tìm một chút hơi ấm cho mình, cô bé quẹt một que diêm, rồi hai que, ba que… ước mơ trong lòng cô bé cũng theo những que diêm mà rực sáng. Que thứ nhất đem đến cho cô bé cảm giác “như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng” – phải thôi, cô bé đang rét, cô thèm được sưởi ấm và giấc mơ về lò sưởi hiện về. Que diêm tắt, cô bé đối diện với hiện thực phũ phàng – nếu trở về, thế nào cũng “bị cha mắng”. Que diêm thứ hai lại bùng cháy, trong ánh lửa diêm sáng rực, hình ảnh ngôi nhà ấm áp có tấm rèm rằng vải màu, bàn ăn trải khăn trắng tinh, trên bàn “có cả một con ngỗng quay” và kì diệu hơn “ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa, mang theo cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”. Tội nghiệp biết bao, cô bé đang đói, nên mơ một bữa ăn ngon, ở món ngỗng quay – món ăn truyền thống đêm giao thừa mà hầu như nhà nào cũng có. Vậy mà với cô bé đáng thương, món ngỗng quay ấy chỉ có trong mơ. Diêm tắt, hiện thực nghiệt ngã lại hiện về “trước mặt em chỉ còn là bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Thực tê khác xa với mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn với ngỗng quay nào chỉ có gió rét và con người quanh em, thờ ơ lãnh đạm với cô bé bán diêm tội nghiệp.

Rồi để tìm niềm an ủi trong những giấc mơ, cô bé quẹt que diêm thứ ba. Cây thông Nô-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi mời gọi em nhưng rồi tất cả đều vụt tắt theo ngọn lửa diêm còn các ngọn nên thì hoá thành những ngôi sao bay mãi, bay mãi lên trời như vẫy gọi cô bé. Cô bé chợt nhớ tới người bà hiền hậu độc nhất với em. Que diêm thứ tư “sáng xanh, toả ra xung quanh”. Và hạnh phúc biết bao, ánh lửa diêm kì diệu đem đến cho em hình ảnh bà và “thấy rõ ràng, bà đang mĩm cười với em”. Cô bé khẩn cầu tha thiết xin bà cho theo, bởi lẽ cô bé biết rằng, khi diêm vụt tắt, tất cả đều biến theo như lò sưởi, ngỗng quay, cây thông Nô-en lấp lánh đèn. Bé quẹt tất cả những cây diêm để níu bà lại với em, diêm nối nhau sáng mãi và hình ảnh bà cũng lớn theo. “Rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, buồn đau đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế!”.

Khép lại câu chuyện là hình ảnh cô bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Nhưng khác với những người chết vì giá rét, cô bé vẫn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Bởi trước khi về với thượng đế, cô bé đã được sưởi ấm bằng những mộng tưởng đẹp, được sưởi ấm bởi nụ cười hiền hậu và vòng tay ấm áp của bà. An-đéc-xen đã đem đến cho người đọc một chút an ủi đẫm tình yêu thương như thế.

Đọc lại cả câu chuyện, ta không khỏi ngậm ngùi thương cô bé bán diêm khốn khổ. Cũng không thể không giận con người thờ ơ, vô cảm. Không có những điều bình thường, giản dị nhất trong đời, cô bé đã phải tìm nó trong mộng tưởng. Cô bé chết không phải chỉ vì đói và rét, cô bé chết vì lòng người quá nghèo, quá lạnh. Giá như, trong dòng người hẹn hò đêm giao thừa kia, ai đó dừng lại, mua hộ bé mấy bao diêm thôi, cô bé đáng thương của chúng ta sẽ không phải chết trong đêm giao thừa mà tất cả mọi người đang no đủ, ấm áp. Sự đối lập giữa khung cảnh xung quanh và cô bé đêm giao thừa càng làm cho người đọc thêm xót xa đến trào nước mắt. Thói thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm của người đời đã giết chết một cô bé, một tâm hồn trong sáng ngay vào cái thời điểm mà người ta hạnh phúc nhất, đủ đầy nhất. Bởi thế, bất cứ ai đọc câu chuyện của An-đéc-xen đều không thể thờ ơ trước nỗi bất hạnh của cô bé bán diêm và tự hỏi, còn biết bao những cô bé như thế nữa trong cuộc đời này. Thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm với những người xung quanh mình đôi lúc trở thành tội ác. Đáng buồn biết bao khi cuộc sống vẫn còn những con người như thế. Và cần lắm, những tấm lòng thơm thảo, biết yêu thương, biết sẻ chia.

Câu chuyện về cô bé bán diêm và những ngọn lửa diệu kì của An-đéc-xen đẫm chất nhân văn. Vừa thể hiện được tình yêu tha thiết và sự cảm thông sâu sắc của ông với những trẻ em, những con người bất hạnh, lại như một lời khẩn cầu thiết tha: Hãy sống không chỉ cho mình mà còn cho mọi người quanh minh nữa. Lời khẩn cầu ấy vang mãi trong trang văn của ông và trong cuộc đời bất chấp không gian và thời gian. An-đéc-xen xứng đáng là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-Gô đã nhận xét.

Hoàng Thị Lâm Nho

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Cảm nhận về đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió – Trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận