Bồi dưỡng toán lớp 5: Dạng 4: Chu vi và diện tích một số hình phẳng( Phần 1 Hình tam giác)

Đang tải...

CHU VI VÀ DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG ( PHẦN 1 Hình tam giác

A. CÁC BÀI TOÁN ĐIỂN HÌNH

Bài 1. Tính chiều cao h của hình tam giác biết diện tích s và đáy a :

a) S = 110cm^{2}  và a = 22cm ;

S = 2814cm^{2}  và a = 402cm.

b) S = 48dm^{2}  và a = 12dm ;

S = 525m^{2}  và a =10m.

Hướng dẫn

Vận dụng công thức tính diện tích  S= \frac{1}{2}a\times h    , suy ra   h= \frac{2\times S}{a}   .

Bài 2. Tính cạnh đáy a của hình tam giác biết diện tích s và đường cao h :

a) s = 48m^{2}  và h = 12m ;            s = 154cm^{2}  và h = l,4cm.

b) s =  \frac{7}{9}   dm^{2}  và h =  \frac{2}{3}   dm ;

Hướng dẫn

Vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác

 

 S= \frac{1}{2}a\times h   , suy ra  a= \frac{2\times s}{h}  

Bài 3. Hai cạnh góc vuông của một hình tam giác vuông dài tất cả là 60,5cm. Canh góc vuông này bằng  a= \frac{2}{3}   cạnh góc vuông kia.

a) Tính độ dài mỗi cạnh góc vuông.

b) Tính diện tích tam giác vuông đó.

Hướng dẫn

Với câu a, cần lưu ý câu : cạnh góc vuông này bằng  a= \frac{2}{3}   cạnh góc vuông kia, nghĩa là cạnh này bằng 2 phần thì cạnh kia sẽ là 3 phần. Như vậy tổng hai cạnh là 5 phần bằng nhau.

Với câu b, nếu coi cạnh góc vuông này là chiều cao thì cạnh góc vuông kia là đáy, vận dung công thức S =  a= \frac{1}{2}   a  \times   h.

Bài 4. Cho hình tam giác ABC có cạnh BC = 20cm. Kéo dài BC một đoạn CE = 6cm, do đó diện tích tam giác ABE lớn hơn diện tích ABC là 48cm^{2}   . Tính độ dài chiều cao của hình tam giác ABC.

Hướng dẫn

Cần vẽ hình minh họa đề bài như ở hình 1, ta thấy hai tam giác ABE và ABC có cùng chiều cao AH và cạnh đáy khác nhau. Do BE > BC (26 > 20) nên diện tích hình tam giác ABE lớn hơn diện tích hình tam giác ABC là 48cm^{2}   , đó chính là diện tích của hình tam giác ACE cũng vẫn có chiều cao là AH.

 

GIẢI

Bài 1.

Từ công thức tính diện tích hình tam giác  S= \frac{1}{2}a\times h   , ta suy ra  h= \frac{2\times s}{a}   . Do đó chiều cao h là: 

 h= \frac{2\times 110}{22}   = 10 (cm)          ;      h= \frac{2\times 2814}{402}   = 14 (cm) 

b) Tương tự câu a, có: 

 h= \frac{2\times 48}{12}   = 8(dm)       ;    h= \frac{2\times 525}{10}   = 105

Bài 2.

a) Từ công thức tính diện tích hình tam giác  S= \frac{1}{2}a\times h   ta suy ra  a= \frac{2\times s}{h}   . Do đó có cạnh đáy a: 

 a= \frac{2\times 48}{12}   = 8(m)    ;              a= \frac{2\times 154}{1,4}   =220(cm)

b) Tương tự câu a, ta có: 

 a=\frac{2\times\frac{7}{9}}{\frac{2}{3}}=\frac{14}{9}\times\frac{2}{3}=\frac{7}{3}  

 a=\frac{2\times\frac{7}{10}}{\frac{1}{2}}=\frac{14}{10}\times\frac{2}{1}=\frac{14}{5}  

Xem thêm:  Dạng 3: Các phép tính về số thập phân. Các bài toán tự giải

Bài 3.

a)Cạnh góc vuông này bằng  a= \frac{2}{3}   cạnh góc vuông kia, như vậy tổng hai cạnh là 5 phần bằng nhau, nên độ dài mỗi cạnh góc vuông lần lượt là 

 \frac{60,5\times2}{5}=24,2(cm)  

 60,5 -24,2=36,3(cm)  

b) Áp dụng công thức: 

S =  a= \frac{1}{2}   a  \times   h =  \frac{1}{2}24,2\times36,2=12,1\times36,2=438,02a  

Bài 4

Theo hình vẽ ta thấy diện tích tam giác ABE lớn hơn diện tích hình tam giác ABC là 48cm^{2}  , đó chính là diện tích hình tam giác ACE có chiều cao là AH của hình tam giác ABC 

Từ   S= \frac{1}{2}a\times h    suy ra   h= \frac{2\times S}{a}   

Vậy  AH= \frac{2\times 48}{6}   = 16(cm)

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận