Chương I – Bài 1 : Chuyển động thẳng đều – trang 12 SGK – Giải bài tập vật lý 10

Đang tải...

Bài 1: Chuyển động cơ

Giải bài tập vật lý 10

I – CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 12)

Thời gian tàu chạy là:

t = ( 24 giờ 00 phút – 19 giờ 00 phút) + ( 24 giờ 00 phút – 00 giờ 00 phút ) + (04 giờ 00 phút – 00 giờ 00 phút ) = 33 giờ 00 phút

Tốc độ trung bình của đoàn tàu trên đường Hà Nội – Sài Gòn là : 

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 15)

Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

Bài 2 (trang 15)

Có hai đặc điểm của chuyển động thẳng đều:

– Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng.

– Vận tốc trung bình trên mọi đoạn đường là như nhau.

Bài 3 (trang 15)

Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyên động được tính bởi công thức: Vtb = \frac{s}{t}

Trong đó:

Vtb : là tốc độ trung bình của chuyển động, 

s :là quãng đường vật đi được,

t : là thời gian chuyển động.

Bài 4 (trang 15)

Công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều : s = Vtb . t = v . t

Trong đó: V là tốc độ của vật.

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều :

x = x0 + s = x0 + vt

(Xem thêm Tr. 13 SGK).

Bài 5 (trang 15)

Cách vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của một chuyển động thẳng đều:

– Dựng hệ trục tọa độ Otx:

+ Dựng trục hoành Ot nằm ngang, mỗi độ chia ứng với một khoảng thời gian.

+ Dựng trục tung Ox thẳng đứng, mỗi độ chia ứng với một độ dài thích hợp.

– Tìm hai điểm có tọa độ (t1; x1) và (t2‘, x2) thỏa mãn phương trình chuyển động: x = x0 + vt

– Vẽ đường thẳng qua hai điểm vừa tìm (chỉ vẽ phần đường thắng ứng với khoảng thời gian kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát chuyển động).

Ví dụ: Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều có phương trình: x = 2 + 2t (s, m) (hình 2.1)

  Hình 2.1

Bài 6 (trang 15)

Chọn D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Vì: s = v.t, mà V không đối nên s tỉ lệ thuận với t.

Bài 7 (trang 15)

Chọn D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.

Vì lúc xuất phát tốc độ phải tăng dần từ 0 và lúc dừng tốc độ phải giảm dần về 0.

Bài 8 (trang 15)

Chọn A. Xe chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. Vì t1 tăng từ 0 đến t1 thì x cũng tăng tỉ lệ thuận với t.

Bài 9 (trang 15)

a) Chọn gốc tọa độ O trùng với điểm A, chiều dương của trục Ox cùng chiều chuyển động từ A đến B.

Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc ô tô xuất phát.

–     Của xe A: XA = 60t (km; h)

–     Của xe B: XB = 10 + 40t (km; h)

b) Đồ thị: Hình 2.2

c) Từ đồ thị ta thấy giao điểm của hai đường thẳng là điểm M(0,5; 30).

Vậy sau 0,5 giờ thì xe A đuổi kịp xe B. Vị trí gặp nhau cách A là 30km.

Bài 10 (trang 15)

Chọn gốc tọa độ O trùng với điểm H, chiều dương của trục Ox là chiều chuyển động của ô tô, gốc thời gian t = 0 là lúc ô tô xuất phát từ H.

b) Đồ thị : hình 2.3

c) Từ đồ thị ta thấy thời điểm xe đến p là (h) kể từ lúc xuất phát từ H.

d) Xe tới P khi x = 100 (km) 

 ⇒ 60 + 40 ( t  – 2) = 100

⇔ t = 3 (h)

Vậy xe tới p lúc 3 giờ, phù hợp với kết quả cách xác định dựa vào đồ thị.

 

Xem thêm Chuyển động đều thẳng biến đổi đều tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận