Giúp học tốt ngữ văn 8 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Đang tải...

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Giúp học sinh ôn tập, củng cố lại những kiến thức về từ vựng đã học ở học kì 1 như: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, từ tượng thanh và tượng hình, trường từ vựng, từ ngữ địa phương và từ ngữ các tầng lớp xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.

1.2. Giúp học sinh củng cố các kiến thức về ngữ pháp đã học: câu ghép và các kiểu câu ghép, trợ từ, thán từ và tình thái từ.

I. Từ vựng

1. Lí thuyết

Học sinh tự đọc và chép lại các định nghĩa, lấy ví dụ minh họa cụ thể cho mỗi bài.

– Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

Ví dụ: Từ lúa có nghĩa hẹp hơn so với từ ngữ ngũ cốc bởi phạm vi của từ ngữ lúa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ ngũ cốc.

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ: Trường từ vựng dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: lưới, nơm, câu, vó…

– Từ tượng hình, từ tượng thanh:

+ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: lom khom, thướt tha, ngoằn ngoèo, mênh mông…

+ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Ví dụ: bập bẹ, oang oang, rào rào…

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

+ Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

+ …

Truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười

– Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:

+ Nhân vật bất hạnh.

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

+ Nhân vật là động vật.

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

– Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi .hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

– Truyện cười là loại truyện dân gian kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Trong những câu giải thích trên, cụm từ là loại truyện dân gian là chung.

b) Học sinh tự làm bài tập này.

Gợi ý: Tìm đọc trong các cuốn sách ca dao, tục ngữ Việt Nam.

c) Học sinh tự làm bài tập này. Dưới đây là hai câu gợi ý nhỏ:

– Con đường đất đỏ khúc khuỷu uốn lượn như kéo dài ra, như đón chào, như vẫy gọi…

– Trên cây gạo, ríu rít tiếng chim kêu.

Xem thêm Nhớ rừng – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây.

II. Ngữ pháp

1. Lí thuyết

– Trợ từ: là những từ dùng để nhấn mạnh, để đưa đẩy, hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ: Ăn thì chọn những miếng ngon

Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.

(Ca dao)

– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

– Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói:

Ví dụ: “Thương thay thân phận con rùa

        Ra đình cõng hạc, vô chùa đội bia.

– Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C – V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm c – V này được gọi là một vế câu.

Có hai cách nối các vế câu của câu ghép:

+ Dùng những từ có tác dụng nối:

(+1) Nối bằng một quan hệ từ.

(+2) Nối bằng một cặp quan hệ từ.

(+3) Nối bằng một cặp từ hô ứng (cặp phó từ, chỉ từ và đại từ).

+ Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vê trong câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả, quan hệ tương phản,quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối…

2. Thực hành

a) Viết hai câu, trong đó:

– Một câu có dùng trợ từ và tình thái từ.

Ví dụ: Nó ăn có một bát cơm thôi à?

– Một câu có dùng trợ từ và thán từ:

Ví dụ: Chao ôi! Con voi này nặng những 5 tấn.

b) Câu ghép trong đoạn trích của Hồ Chí Minh là: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

Không nên tách câu ghép trên thành các câu đơn. Tuy nhiên, nếu tách được thì việc tách đó làm thay đổi ý cần diễn đạt, không diễn đạt được các sự kiện xảy ra dồn dập, nhanh chóng nữa.

c) Đoạn trích có hai câu ghép:

– Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn.

Giữa các vế của câu ghép không nối với nhau bằng từ nối, giữa các vế câu có dấu phẩy.

– Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

Giữa các vế của câu ghép được nối với nhau bằng một quan hệ từ bởi vì.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận