Nhớ rừng – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Nhớ rừng ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Thế Lữ (1907 — 1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu.

Ngòi bút của Thế Lữ rất đa dạng, ngoài sáng tác thơ, ông còn viết truyện (truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn,…). Sau đó ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những ngưòi có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000).

Tác phẩm chính: Mấy vần thơ” (thơ, 1935), “Vàng và máu” (truyện 1934), “Bên đường thiên lôi” (truyện 1936), “Lể Phong phóng viên” (truyện, 1937),…

2. Tác phẩm

“Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ”, xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vưòn bách thú, tác giả thể hiện sự “giận đời”, tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con ngưòi bị giam cầm, nô lệ.

II. HƯỚNG DẨN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 7)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào dấu hiệu ngữ pháp (xuống dòng, ngắt đoạn…), dễ dàng nhận rõ phạm vi của mỗi đoạn. Đọc kĩ từng đoạn để tìm nội dung chính, điểm chung của các câu trong đoạn.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ chia thành 5 đoạn, mỗi đoạn là một lời tâm sự của con hổ bị nhốt trong cũi sắt của vườn bách thú.

Đoạn 1: Từ “Gậm một khối… ” đến vô tư lự”. Nỗi u uất về con hổ . khi bị nhốt ở trong cũi sắt.

Đoạn 2: Từ “Ta sống mãi… ” đến không tên, không tuổi”. Sự hồi tưởng của con hổ về cuộc sống nơi hoang dã xưa kia.

Đoạn 3: “Nào đâu những… ” đến nay còn đâu”. Tiếp tục dòng suy tưởng của con hổ về quá khứ, về cuộc sống, nếp sinh hoạt của những ngày còn tự do.

Đoạn 4: “Nay ta ôm…” đến chốn ngàn năm cao cả, âm u”. Sự chán ghét của con hổ vối cảnh sống tù đầy thực tại.

Đoạn 5: “Hỡi oai linh… ” đến ghê gớm của ta ơi!”. Hoài niệm của hổ về thời quá khứ oai hùng ngạo nghễ với cuộc sông núi rừng ngày xưa.

Mạch thơ đan xen giữa hiện tại và quá khứ, làm tăng sự đốì lập giữa hai hoàn cảnh sống, thể hiện sâu sắc tâm trạng thông thiết, bi hùng của con hổ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 7)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bốn đoạn (đoạn 1 đến đoạn 4), lưu ý đọc đúng giọng điệu, ngữ điệu của câu thơ và cảm nhận bằng chính cảm xúc của mình. Tìm ra những chi tiết miêu tả về từng cảnh tượng và chú ý những sự đối lập giữa các cảnh tượng đó. Tại sao tác giả lại đan xen giữa hiện tại và quá khứ như thế?

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ dựng lên hai cảnh tượng hoàn toàn đốì lập nhau: cảnh sống tù túng, giam cầm nơi cũi sắt và cuộc sống tự do, oanh liệt chốn rừng xanh.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ miêu tả cảnh ngộ “đáng thương” của chú hổ ở vưòn bách thú:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Câu thơ không đơn giản là miêu tả hay thông báo về tình trạng “bị nhốt” của một con hổ, mà chứa đầy tâm trạng. Căm hờn, uất hận của chú hô đã chất chứa thành “khối “, càng “gậm ” thì càng đắng cay, bất lực. Bởi nó ý thức được rằng bị nhốt ở đây đồng nghĩa với việc trở thành thứ lạ mắt, thứ đồ chơi cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhưng, đau xót hơn là từ một chúa sơn lâm đứng ở vị trí tối cao — chúa tể chốn rừng xanh thế mà giờ đây hổ lại phải “chiu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi ”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ẩn chứa đằng sau mỗi từ, mỗi câu là tâm trạng đầy bị kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, rơi vào cảnh “nhục nhằn, tù hãm”. Nhìn bề ngoài, người ta có thể nói con hổ này đã được thuần hoá, nhưng nó chỉ là bề ngoài thôi, còn thế giới bên trong của mãnh thú, vẫn rừng rực lửa. Đến khổ thơ thứ 4, niềm uất hận của chúa sơn lâm còn xuất phát từ việc phải chấp nhận cái tầm thường, giả dối do con người tạo nên xung quanh nó. Hổ nhớ rừng không chỉ là nhớ tự do mà còn là nhớ cái cao cả, nhó cái chân thực, cái tự nhiên hoang dã của nó. Dù khung cảnh xung quanh đây có được chăm chút, tỉa tót “hoa chăm, cỏ xén, lối phang, cây trồng ” để tạo ra một dòng suối giả thì cũng chỉ là những thứ tầm thường mà thôi. Tới đây, ta bắt gặp thuộc tính của chủ nghĩa lãng mạn: vươn tới cái phi thường, cao hơn cuộc sống hàng ngày buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ trong tầm tay của con người.

Nhưng bút pháp lãng mạn của Thế Lữ thực sự có dịp tung hoành, có dịp chứng tỏ sức biểu đạt phong phú của Thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm. Qua tâm linh loài hổ, rừng quý hiện lên trong vẻ kì vĩ đắm say với các “bóng cả ”, cây già, với bản nhạc rừng hùng tráng, dữ dội với những tiếng “gào, thét, hét”. Và khung cảnh kì vĩ, bí hiểm ấy chính là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của chúa sơn lâm vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ỏ đỉnh cao dữ dội. Đầu tiên, chỉ thấy bàn chân bước dõng dạc, đường hoàng. Sau đó, mới đến tấm thân oai hùng, to lớn. Câu thơ thực sự như một đoạn phim quay cận cảnh, chi tiết thu hút sự chú ý của khán giả:

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng;

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng;

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Cùng với sự xuất hiện ấy là quyền uy tuyệt đối chế ngự muôn loài, “khiến cho mọi vật đều im hơi”. Câu nói của chúa sơn lâm đầy kiêu hãnh, không có gì quá đáng:

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Chữ “ta ” vang lên đầy tự hào vổi sức mạnh, quyền uy tối thượng và bất khả xâm phạm. Nhưng không dừng ở đó, con hổ vẫn triền miên trong dòng hồi tưởng. Đó là dòng suy tưởng về những kỉ niệm chói lọi của một thòi vàng son, oanh liệt chôn rừng xanh. Từ “Nào đâu… ” đến ‘‘phần bí mật. ”                                             .

Một bức tranh có đầy đủ màu sắc, ít chi tiết nhưng rất đậm nét, rất biểu cảm. Bức tranh ấy có lúc sao dữ dội đến cực độ “ngày mưa chuyển bốn phương ngàn ”, có lúc lại im lặng thiêng liêng đến ghê rợn. “Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc/ Là khiến cho mọi vật đều im hơi Thủ pháp “đòn bẩy” được Thế Lữ sử dụng rất đắc địa. Trong bức tranh tứ bình đó, nhà thơ đã để cho con hổ đối diện với thiên nhiên hoành tráng, dữ dội… và trong đó, con hổ đều ở thế chế ngự: “say mồi đứng…, lặng ngắm, đợi… chiếm lấy”. Đến “vầng thái dương” cao cả và uy nghiêm như thế cũng chỉ là “mảnh ” và có lúc phải “chết ” sau núi trong mắt của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ còn lại sự im lặng, và ngự trị trong bóng tối bí hiểm ấy là oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, thực đúng là chúa tể. Từ trên đỉnh cao huy hoàng của hồi tưởng, hổ đã sực tỉnh cái thân tù:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Một tiếng thỏ dài xiết lấy lòng người, khêu gợi và lay tỉnh. Càng hồi tưởng về quá khứ oanh liệt thì càng ý thức rõ thêm sự bất lực, sự chán chường và thêm một lần gặm nhấm, căm hờn. Và biết làm gì đây trước thực tại bị tù hãm, giam cầm ngoài một tiếng gọi thiết tha và đau đón:

“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! ”

Bằng ngòi bút lãng mạn, Thế Lữ đã khắc hoạ rõ nét tâm trạng uất hận, chán chường, bất lực trước hiện tại tù túng và niềm nhớ thương thiêu đốt tâm từ về quá khứ tự do, oanh liệt của con hổ.

Xem thêm Ông đồ – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 7)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nhớ lại nội dung của bài thơ, liên hệ với những kiến thức về hoàn cảnh sáng tác để thấy tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm là gì? Chú ý các chi tiết miêu tả sức mạnh, quyền uy của con hổ để giải thích được tại sao tác giả lại mượn lời con hổ.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ “Nhớ rừng” trích trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935 của Thế Lữ. Đó là những năm tháng nhân dân phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”. Chế độ thực dân nửa phong kiến với hai tầng áp bức (phong kiến và thực dân) đã đè nặng lên đời sống của con người, tước đoạt mọi tự do, đẩy người dân vào chỗ tù túng đến nghẹt thở. Chính vì thế, tình cảnh con hổ trong cũi sắt nhớ tự do là biểu tượng cho tình cảnh của ngưòi dân Việt Nam mất nước, đang phải sống trong cảnh bị áp bức, chà đạp. Tác giả mượn lời con hổ mà không phải là một loài thú nào khác đã là một thành công nghệ thuật. Bởi hơn bất cứ một loài nào, hổ chính là chúa tể sơn lâm, luôn ở vị thế chế ngự cả thiên nhiên tạo hoá dữ dội vấ bí hiểm, trong hoàn cảnh sống nào sự tự ý thức về uy quyền của bản thân cũng rất rõ rệt:

Ta biết ta chúa tể của muôn loài.

Thế mà trong thực tại, nó lại bị giam cầm ở chốn đầy sự giả tạo, nhỏ bé, tầm thương và ngang hàng vói những con vật khác. Nhưng càng tự ý thức thì càng xót xa, đau đón, bất lực trước thực tại mà thôi. Chính vì thế, những tiếng thở dài ngao ngán và tâm trạng tiếc thương quá khứ của con hổ có sức lan toả và lay động rất lớn. Nó có ý nghĩa thức tỉnh lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc ở những con người còn biết uất hận, chán ghét thân phận nô lệ của mình.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 7)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là một câu hỏi rất khó. cần phải đọc kĩ lại bài thơ và lời nhận xét này của Hoài Thanh. Chú ý đến các từ “xô đẩy, bị dằn vặt ”, “đội quân Việt ngữ… Cố gắng sử dụng chính cảm nhận của mình để đọc lại những câu thơ hay nhất (nhất là đoạn 2 và 3) để tìm ra cái hay của ngôn từ, nhịp điệu, hình ảnh của bài thơ.

b. Gợi ý trả lời

Có thể nói đây là lời nhận xét hết sức xác đáng mà các tác giả của “Thi nhân Việt Nam ” đã dành cho thơ Thế Lữ. Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao của tác giả.

Thơ Thế Lữ có một thể cách mới, không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh. Đọc từng câu, từng chữ trong “Nhớ rừng”, ta có cảm giác như “những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt”, bằng chính sức mạnh phi thưòng của âm hưởng, nhịp điệu câu thơ.

Khi đọc những dòng hồi tưởng của con hổ và quá khứ hào hùng huy hoàng của một chúa sơn lâm, ta thấy tất cả những hìnK ảnh kì vĩ ào ạt tuôn chảy như không một sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi:

Nhớ cảnh sơn lâm / bóng cả / cây già,

Với tiếng gió gào ngàn / với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Liên từ “với” xuất hiện liên tiếp ở đầu các câu thơ như một sự kết nối, kéo dài của dòng hồi tưởng về quá khứ. Cùng với những câu hỏi liên tiếp, dồn dập: “Nào đâu? Đâu…? Đâu…?” mỗi lúc một xoáy sâu, ám ảnh hơn. Tất cả những thủ pháp đó đẩy nhịp thơ nhanh, gấp gáp đến kì lạ, diễn tả nỗi nhớ tiếc đến cồn cào, da diết, mãnh liệt của chúa sơn lâm. Ở đây, người đọc không chỉ cảm nhận sự “xô đẩy, dằn vặt ” của câu chữ mà chính là nỗi đằn vặt đến mức giằng xé trong tâm trạng của con hô vì sự đối lập quá lớn giữa quá khứ và hiện tại. Người đọc cảm nhận rất rõ về quá khứ oai linh, huy hoàng của con hổ khi nhà thơ sử dụng những hình ảnh, ngôn từ Hán Việt: “tung hoành, sơn lâm, bóng cả, gào ngàn, trường ca, chúa tể, giang sơn… Cũng là những hình ảnh cây cỏ, gió, mưa, suối, núi ấy nhưng trong hiện tại lại trở thành: “hoa chăm, cỏ xén, nước đen, mô gò, rừng lá ” với cách nói có tính khẩu ngữ “ngẩn ngơ, trò lạ mắt, đồ dở hơi, vô tư lự”.

Giọng thơ đang dồn dập đến cao trào bỗng chững lại khi chúa sơn lâm chợt tỉnh, quay về với thực tại tù hãm. Câu thơ ngắt nhịp điệu liên tục như dằn dỗi, với cấu tạo ngữ pháp giống nhau (C-V): “Hoa chăm / cỏ xén/ lối phang / cây trồng” như mô phỏng sự đơn điệu, tầm thường của cảnh vật. Những câu thơ như kéo dài ra, chậm rãi, chất chứa một tâm trạng chán nản đến buông xuôi.

Bằng bút pháp lãng mạn, Thế Lữ tỏ ra rất điêu luyện trong việc sử dụng những ngôn từ mạnh. Chỉ một hành động mà Thế Lữ phải dùng tới ba động từ càng ngày càng mạnh mẽ hơn: “gào, hét, thét… Những hình ảnh khi đẹp đến mức phi thường, kì bí “bóng cả, cây già, lá gai, cỏ sắc… ”, khi xấu thì cũng đến mức tầm thường “… dở hơi, giả dối, nước đen, thấp kém…

Tất cả đã tạo thành một sức mạnh phi thường khiến người đọc bị lôi cuốn vào mạch cảm xúc đang ào ạt tuôn chảy trong bài thơ. Và ngưòi đọc hoàn toàn đồng tình vổi đánh giá của Hoài Thanh: “Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Bài thơ “Nhớ rừng” xứng đáng được coi là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới.

III. TẢI LIỆU THAM KHẢO

“Luôn trong mấy năm, mê theo thơ người này, người khác, tôi không hề ngâm thơ Thế Lữ. Tôi cử nghĩ lòng trí tôi đã thay đổi, không sao còn có thể thích những vần thơ không cùng tôi thay đổi. Nhưng hôm nay, đọc lại những câu thơ với tôi vẫn còn quen quen, tôi sung sướng biết bao. Tôi đón những câu thơ ấy với cái hân hoan của khách phiêu lưu trở về cố hương gặp lại những người thân yêu cũ. Dẫu nhìn nét mặt một hai người, khách không khỏi ngờ ngợ”… Nhưng hề chi! Khách vẫn giữ đó cái hương vị những ngàn âm thầm qua trong gian nhà tranh nọ… cả một thòi xưa tỉnh dậy trong lòng tôi. Tôi sống lại những đêm bình yên đầy thơ mộng. Độ ấy Thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao chợt hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dù sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, người đọc vẫn không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên trước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.

Bởi vì, không có gì khiến người ta tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới haỵ. Mà thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần, cho đến hết tiết tấu âm thanh. Đọc những câu như:

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chăn lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

thì không ai dám bĩu môi trước cuộc cách mạng về thơ ca đương nổi dậy…

(Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam,

NXB Văn học, Hà Nội, 2003)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận