Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Ôn tập truyện kí Việt Nam

Đang tải...

ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học:

2. Nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của “Trong lòng me”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”.

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào gợi ý trong SGK, xem lại phần Gợi ý trả lời của các bài học này để so sánh về mặt thể loại, phương thức biểu cảm, nội dung chủ yếu, nghệ thuật đặc sắc…

b) Gợi ý trả lời

Ba văn bản Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc có nhiều điểm giống nhau cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, cả ba đều là văn bản tự sự, thuộc thể truyện kí Việt Nam hiện đại; cả ba đều lấy đề tài về cuộc sông và con ngưòi cùng thời với tác giả; cả ba đều chan chứa tinh thần nhân đạo, vừa tố cáo những thế lực xấu xa, tàn ác chà đạp con người vừa trân trọng, ngợi ca những tình cảm, phẩm chất đồng thòi cảm thương cho sô” phận những con người nghèo khổ; Cả ba đều thuộc loại văn phong hiện đại, phản ánh chân thực và sinh động cuộc sông.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách chi tiết, kĩ lưỡng chúng ta thấy mỗi tác phẩm đều có diện mạo, đặc trưng riêng, về thể loại, Trong lòng mẹ là hồi kí, Tức nước vỡ bờ thuộc thể tiểu thuyết còn “Lão Hạc” lại là truyện ngắn. Trong tác phẩm của mình, nếu như Nguyên Hồng viết về trẻ thơ, về một ngưòi mẹ nghèo thành thị, Ngô Tất Tố viết về một phụ nữ nông dân thì Nam Cao hưống ngòi bút của mình khắc hoạ một ông lão nông dân nghèo khổ, cô đơn. Tình huống, diễn biến của mỗi câu chuyện rất khác nhau. Và phong cách nghệ thuật, dù cả ba nhà văn này đều thuộc trào lưu hiện thực nhưng cũng rất khác nhau, không hề trùng lặp.

Có thể nói, điểm giống nhau quyết định nhất ở ba văn bản này chính là chí hướng, tư tưởng của tác giả nhưng điểm khác nhau là ở chỗ họ chọn những con đường khác nhau để thể hiện chủ đề và tư tưởng của mình. Nếu không có sự độc đáo ấy, tác phẩm của họ sẽ thừa và không có lí do tồn tại.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Nói quá

3. Trong mỗi văn bản của các loại 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là một câu hỏi mở. Chúng ta có thể chọn bất kì một nhân vật nào mình thích và giải thích lí do khiến mình thấy hứng thú với nhân vật đó. Đây chính là quá trình phân tích đan xen phát biểu cảm nghĩ về nhân vật. Nên chọn những nhân vật tiêu biểu, mang nhiều ý nghĩa và được xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Đọc lại văn bản để lấy dẫn chứng và xem lại bài học để có thể xác định một cách đầy đủ đặc điểm nhân vật.

b) Dưới đây là trích đoan phân tích

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (trích tiểu thuyết “Tắt đền” của Ngô Tất Tố).

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn (1930 – 1945) đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nưốc nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi như

Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố” – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam vối đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp: yêu chồng, thương con, đảm đang, dũng cảm… Chị Dậu như bông hoa sen ngạo nghễ vươn lên trong đầm lầy tăm tôi của xã hội thực dân phong kiến thổi nát trước Cách mạng tháng Tám. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện khá sinh động vẻ đẹp tinh thần của nhân vật này, đồng thòi là đỉnh cao sự phát triển tính cách nhân vật chị Dậu – một phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng con và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu ta mới hình dung được hết sự quên mình của chị cho chồng, cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mòi mọc: Thầy em cô dậy húp tí cháo cho đõ xót ruột. Và trong ánh mắt ngưòi vợ nghèo khổ ấy toát lên một tấm tình tha thiết, đôn hậu đến nao lòng.

Chị không chấp nhận chồng mình bị chà đạp, hành hạ thêm một lần nữa, nên hành động chống trả của chị Dậu đốì với bọn tay sai không phải diễn ra một cách bất ngờ. Cái mầm mông phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và áp bức lên đến tột đỉnh khiến nó bùng lên một cách dữ dội.

Đến lúc giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ tính cách, phẩm chất của mình. Khi tên cai lệ đấm ngực chị và sấn đến trói anh Dậu thì chị đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước sự áp bức của cái ác, bất công, vì nó đúng với quy luật: có áp bức, có đấu tranh. Ngưòi đọc thấy xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: “Cháu van ông…”, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ vôn xưa nay đè đầu cưỡi cổ mình: “Chồng tôi đau ôm, ông không được phép hành hạ”. Câu nói thật cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác tliường không biết chùn tay. Tên cai lệ vẫn cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lòi cảnh báo đanh thép của kẻ bề trên đốì với kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem” là hành động phản kháng dữ dội: “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Còn tên ngưòi nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu nay đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – ngưòi đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cô” hữu của kẻ bị áp bức phút choc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con ngưòi chân chính: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”..

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận