Ôn tập phần Tiếng Việt. Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 6

Đang tải...

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hoàn chỉnh các câu văn có các từ mở đầu như sau :

         – So sánh là…

         – Ẩn dụ là…

2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : Em thấy cơn mưa rào – Ướt tiếng cười của bố là gì ?

         A – Nhân hoá                                                    C – Ẩn du

         B – So sánh                                                         D – Hoán dụ

3. ng câu thơ : Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân, từ mùa xuân được dùng với ý nghĩa gì ?

         A – Chỉ tuổi tác                                              C – Chỉ sức sống trẻ trung

         B – Chỉ mùa xuân trong năm                                 D – Chỉ tuổi trẻ

4. Trong câu ca dao : Lạt này gói bánh chưng xanh – Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng, sự việc cho mai lấy trúc biểu hiện ý tình gì ?

         A – Ví von kín đáo về tình yêu, hôn nhân

         B – Miêu tả hai loài cây luôn được trồng bên nhau

         C – Nói về sự lai giống cây

5. Em hiểu tác dụng của phép nhân hoá trong câu Kiến hành quân đầy đường như thế nào ?

         A – Miêu tả hoạt động bình thường của đàn kiến

         B – Gián tiếp tả cảnh trời mưa ở đồng bằng Bắc Bộ

         C – Hoạt động không bình thường của đàn kiến gợi sự nhộn nhịp khẩn trương khi trời sắp mưa

6. Trong hai định nghĩa dưới đây, định nghĩa nào đúng ?

         A – Câu trần thuật đơn do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu ý kiến.

         B – Câu trần thuật đơn là câu trần thuật lại sự việc.

7. Câu văn “Bóng tre trùm lên âu yếm bản làng xóm thôn” thuộc kiểu câu nào ?

         A – Câu miêu tả

         B – Câu tồn tại

         C – Câu giới thiệu sự vật, sự việc

8. Cho câu văn : Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Hãy xác định : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

9. Câu thành ngữ Nhàn cư vi bất thiện thiếu dấu thanh ở chữ thiên, chọn dấu nào để điền cho đúng ?

         A – Dấu hỏi                                    C – Dấu nặng

         B – Dấu ngã                                   D – Dấu huyền

10. Nếu tách câu văn : Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn ra khỏi văn bản, thì câu văn như thế nào ?

         A – Thiếu chủ ngữ                          C – Thiếu vị ngữ

         B – Đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ           D – Thiếu cả chủ ngữ – vị ngữ

11. Viết đoạn văn (5 câu) miêu tả cảnh bình minh ở quê em. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai lần các phép tu từ đã học.

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)

Câu

2

3

4

5

6

7

9

10

Lựa chọn

C

A

A

C

A

A

C

A

8. Tôi (CN), đã trở thành một chàng dế… (VN), chẳng bao lâu (TN).

Phần Tự luận

11. Yêu cầu : Tả được cảnh bình minh ở quê em (cảnh sắc thiên nhiên, hoạt động của mọi người, âm thanh, suy nghĩ của bản thân em về vẻ đẹp của cảnh bình minh).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận