Ôn tập chung (tiếp theo) – Bồi dưỡng Tiếng Việt lớp 4

Đang tải...

Ôn tập chung (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

HS ôn lại các kiến thức đã học và vận dụng vào để làm bài kiểm tra.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hướng dẫn HS làm các BT sau:

1. Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Em hãy diễn đạt lại cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy. ( có thể thêm một vài từ)

a. Mời các anh chị ngồi vào bàn.( có hai cách hiểu: ngồi vào để bàn tiếp việc ấy. Ngồi vào bàn đẻ ăn cơm)

b. Đem cá về kho! ( đem cá về kho lên làm thức ăn, đem cá về cất trong nhà kho)

 2. Ghép tiếng ở dòng 1 với tiếng ở dòng 2 để tạo thành 10 từ phức thường dùng:

1-nam, nữ

2.sinh, giới, công, nhi, trang, tính.

( nam sinh, nữ sinh, nam giới, nữ gới, nữ công, nam nhi, nữ nhi, nữ trng, nam tính, nữ tính)

 3.Tìm 5 từ láy thường chỉ giọng nói, cách nói của trẻ em.( vd: bi bô)

 Đặt hai câu với hai từ láy trong số các từ em vừa tìm đựoc.

( bi bô, thỏ thẻ, nũng nịu, nằng nặc, ngọng líu ngọng lịu, ngọng líu ngọng lô,…)

Đặt câu:

  Bé Hà mới bập bẹ được mấy tiếng ” bà,…má,…”.

 Hễ thấy ba tôi dắt xe ra cửa thì bé Minh lại nằng nặc đòi đi theo.

Bài kiểm tra:

Bài1( 1,5 điểm)

Em hiểu thế nào về thành ngữ” Giấy rách phải giữ lấy lề”?

Tìm một thành ngữ khác có nghĩa tương tự. Đặt câu với thành ngữ đó?

Bài 2: ( 1,5 điểm)

Hãy gạch chân dưới các danh từ trong câu sau, và nói rõ chúng giữ chức vị gì trong câu?

Ngày mai, mẹ cho em đi xem xiếc?

Bài3( 2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

” Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế

Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.”

                                                  <Trích “Mẹ”- Bằng Việt>

Em hiểu cái hay của từ ” ngọt lòng”trong đoạn thơ này như thế nào?Từ đó , nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên?

Bài 4: ( 5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn miêu tả mùa xuân về trên quê hương em.

Xem thêm

Ôn tập chung

Xác định thành phần trong câu

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận