Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU

(Nguyễn Ái Quốc)

I – GỢI DẪN

  1. Tác giả và nhân vật chính :

– Về tác giả Nguyễn Ái Quốc, tham khảo bài cảnh khuya.

– Phan Bội Châu là người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Sau khi mưu toan đánh chiếm thành Vinh thất bại, ông thành lập hội Duy tân, sau đó sang Trung Hoa, Nhật Bản để phát động phong trào Đông du, kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước.

Phong trào Đông du thất bại, ông bị truc xuất khỏi Nhật Bản nhưng lại sang Trung Hoa, Thái Lan để gây dựng phong trào, đợi thời cơ.

Từ năm 1013 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được thả, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quôc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành đưa ra xét xử công khai và kết án tù chung thân.

Va-ren – Toàn quyền Đông Dương – khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá (thực chất là để lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ chán không được, chính quyền thực dân lại đưa ông về giam lổng ở Bến Ngự, Huế (bởi thê nên Phan Bội Châu còn có tên gọi là “Ông già Bến Ngư”).

Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren vả Phan Bội Châu khi y còn chưa sang Việt Nam. Bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tả trong truyện chỉ là chi tiêt hư cấu. Nguyễn Ái Quốc viết truyện này để cổ vũ cho phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu lúc bấy giờ.

  1. Đại ý :

Bằng lối viết sắc sảo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa : cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đâu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tình tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.

  1. Cách đọc :

Với văn bản này, cần chú ý giọng điệu của hai nhân vật:

– Giọng người kể chuyện : mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.

– Giọng Toàn quyền Va-ren : thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá.

Trong cả cuộc đối thoại, Phan Bội Châu không nói một lời, do đó không cần chú ý đến giọng điệu của nhân vật này. Tuy nhiên, nổi bật lên trong đó là lời bình luận của người kể chuyện cũng như thái độ của nhân vật đó (và cũng có thể coi là thái độ của nhân vật khi nói đôn Phan Bội Châu). Đó là thái độ kính phục đối với người chiến sĩ cách mạng, đồng thời sư mỉa mai, châm biếm càng tăng lên khi nói đến sự “hố” của viên quan Toàn quyền.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tác phẩm ra đời vào tháng 6 – 1925, nhân sư kiện nhà ái quốc Phan Bội Châu bị bắt giam tại Huế, chờ xử tử, trong khi Va-ren chuẩn bị sang nhận chức quan Toàn quyền Đông Dương. Viết truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp (qua nhân vật điển hình Va-ren) và nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.

Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giả đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren – một kẻ phản bội nhục nhã – với một vị anh hùng kiệt xuất. Tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.

Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo. Mặc dù không xuất hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua “cuộc công cán” với lời hứa “nửa chính thực”. Cứ thế, dọc theo cuộc “hành trình cao cả” ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va-ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đối với Va-ren được miêu tả bằng những từ như “quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, âp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tung”. Dân chúng bị lùa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kì quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài. Tác giả đã miêu tả kĩ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu “Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù”. Tác giả đã mỉa mai sư quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa “nửa chính thức” của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.

Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đôi mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải “bắt đầu” nhiệm vụ du hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chỉ có dẫn chứng “ta” mà còn có cả dẫn chứng “Tây”. Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít,… Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đối thoại đó trở thành lời độc thoại. Va-ren sửng sốt vì y tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đốì thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Cũng trong cuộc đối thoại đó, Phan Bội Châu chỉ giữ thái độ im lặng, nhưng đó là sự im lặng bằng vàng, nó thể hiện cao nhất sự phủ nhận đối với Va-ren và khẳng định tư thế hiên ngang ngạo nghễ của người anh hùng. Tác giả còn khéc léo lồng vào đó lời tái bút (TB) khá thú vị. Chỉ cần đọc lời TB, bao nhiêu “cơ sự” đều được phơi bày! Vậy là đủ, Va-ren đã chịu sự thất bại nhục nhã. Trong khi Phan Bội Châu không nói gì nhưng chỉ cái mỉm cười và hành động nhổ nước bọt vào mặt viên Toàn quyền đã là tiếng tố cáo và căm giận tột độ. Một người tử tù lại hiên ngang trong tư thế một người chiến thắng.

Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại.

III – LIÊN HỆ

1.”Thường thì chỉ bằng một nét chấm phá thế thôi, chắc và mạnh, cả một tâm tính, cả một loại người được dựng lên, được đi vào tận bản chât. Nhưng cũng có một nhân vật được tỉa từng khía cạnh cụ thể để lần lượt vạch trần, gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo… Cách làm này khác cách trước, hay không kém và đả kích thấm thìa kiểu khác, cả bài Những trò lố… mổ xẻ từng mặt xấu của tên cai trị thuộc địa kiểu mới Va-ren ra mà “đập”, từ điệu bộ, dáng hình, lời ăn tiếng nói đến tính tình, mánh khoé. Đây, về hình dáng, nhân vật được giới thiệu trong khung cảnh đường phô”, rất hài hước mà cũng rất thật : “… gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy. Xe kia rồi ! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!”. Thế rồi mỗi người trong đám đông nhìn và nhận xét quan từ góc độ của mình, em bé thì thèm cái mũ kì như một thứ đồ chơi hay, cô gái thì tiếc mình chả có cái áo đẹp bằng để làm dáng, người dân có trầm trồ “khen” thì là ở những chỗ “hơn” như vậy, được mặc sang hơn, được đọc “đít cua”, được đi ô tô bắt người ta chào, chứ tuyệt nhiên không ai nghĩ xa gần đến chờ mong cải cách, biết ơn khai hoá, hi vọng những gì loại đó. Như để tập trung cô đọng ý kiến của quần chúng, tác giả đặt vào miệng một nhân vật trong đám đông câu phát biểu cuối cùng, thâu tóm và tập trung này : “rậm râu, sâu mắt ! Một nhà nho lẩm bẩm”. Ý kiến cuối cùng, ý kiến cơ bản của dân là thế đó, – và, để bạn đọc Pháp không chút hiểu lầm, tác giả dịch “rậm râu, sâu mắt” ra chữ Pháp và chua thêm rằng đó là ngạn ngữ nước ta dùng để chỉ “đồ bất lương” ! về mọi mặt khả ố khác của hắn cũng vậy. Va-ren cũng được phanh phui dưới nhiều góc độ sinh động, phong phú, mà đồng thời chọn lọc, sắc cạnh, điển hình, cả đoạn lời nói y ra sức thuyết phục Phan Bội Châu là một thứ cáo trạng hùng hồn tư tố cáo qua những lời ngọt nhạt thường được dùng, và những mưu mô mua chuộc vỗ về không thiếu phần khéo léo, cả một tâm địa nham hiểm, cả một hạng người bỉ ổi, cả một đường lối – chính sách – chủ nghĩa xấu xa: con người và chế độ thưc dân !

Châm biếm là bút pháp đặc sắc, độc đáo, sở trường của Hồ Chủ tịch, cho phép Người có được những thành tựu văn học và chính trị có ý nghĩa ở Pháp trong những năm hai mươi, nhưng không phải Người chỉ đả, chỉ biết đả, hay chỉ đả mới thành công. Người chống cái xấu, mà đồng thời rung động mãnh liệt trước cái hay, cái đẹp. Có thể nào biểu dương bằng những lời lẽ nào trữ tình hơn, những tình cảm nào sâu xa rung động hơn không, lòng yêu nước thương dân và đức hi sinh của nhà vua Hậu Trần sa vào tay quân xâm lược, nhảy xuống sông tự trầm, được Người ca tụng : “Ông thà chết vinh chứ khổng sống nhục. Ngày nay, mỗi buổi mặt trời mọc lên, lặn xuống, muôn ngàn ánh hào quang vàng óng quây trên dòng sông trong nước bạc long lanh, tạo nên đài kỉ niệm vĩnh cửu cho linh hồn bất diệt của con người chiến bại vĩ đại đó”. Và cũng đẹp bao nhiêu, xúc động lòng người bao nhiêu, gây hưng phân mạnh mẽ bao nhiêu, hình ảnh lãnh tu Ki-men-gô châu Phi sau ngày cách mạng thành công, mà với một thứ linh tính tiên tri đáng kinh ngạc, tác giả đã dựng nên được rất nổi nét, rất nghệ thuật”.

PHẠM HUY THÔNG (Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, H , 1979)

2.”Nền văn minh Pháp tại Đông Dương thể hiện ở những chiều hướng khác nhau. Trước hết, thông qua sự cướp bóc trơ tráo nhân dân bản xứ – những người nông dân nghèo An Nam và Cao Miên bị chiếm đoạt trắng trợn, nhằm thưc hiện một nền kinh tế đồi bại đáng hổ thẹn. Điều đó cũng diễn ra như vậy ở Nam Kì. Những người bản xứ tại nơi này đã bị cướp đoạt không dưới 115.000 hécta ruộng đất, và người ta tính rằng, trong ít năm nữa, số diện tích này sẽ lên đến 200.000 hécta.

Tất cả các tầng lớp thực dân đại diện cho nền “văn minh” đều nhúng tay vào những cuộc cướp đoạt đó. Tất nhiên, đi đầu là những viên chức cao cấp nhất của Pháp tại những thuộc địa này. Tiến sĩ Cô-nhắc, Thống đốc Nam Kì, đã bị công khai kết tội trong uỷ ban thuộc địa là đã xuyên tạc, giả mạo và đánh cắp các biên bản của uỷ ban. Một viên chức cao cấp khác, viên công sứ Sa-ba-chi-ê, đã áp dụng một chế độ thống trị chuyên quyền ghê gớm nhằm thực hiện các kế hoạch của mình, mà qua đó, các nhà giam chật ních tù nhân ; không những thế, chúng đã quyết định và thi hành vô số những bản án tử hình chưa từng biết đến ở nơi đây cho tới lúc bấy giờ.

Trong lần trở về nước của lãnh tụ những người theo chủ nghĩa dân tộc Bùi Quang Chiêu, khi đó đã trở thành một kẻ thoả hiệp nổi tiếng xấu xa, các tay súng An Nam đã bị tước vũ khí, nhưng vô số súng liên thanh lại được chuẩn bị sẵn sàng để chống lại đám đông khổng lồ đang ồ ạt kéo tới gần để chào mừng ông ta. Tại một vu xử hai nhà báo An Nam trẻ tuổi, người ta đã huy động cả quân đội, sen đầm, dân binh, cảnh sát thành phố và mật vụ. Dân bản xứ không được phép đặt chân tới nhiều nơi của thành phố Sài Gòn.

Chúng không còn tin vào binh lính Pháp và tất nhiên, càng ít tin hơn vào binh lính An Nam. Vì thế chúng chưa tới thuộc địa những người Xê-nê-gan, họ bị cấm không được giao tiếp với dân bản xứ. Vì lo sợ binh lính châu Phi được đưa đến sẽ có thể liên hệ với dân châu Á, nên chúng chủ trương tuyên truyền sư thù ghét và chia rẽ binh lính da đen và những người bản xứ da vàng.

Khi “đảng viên xã hội” Va-ren được bổ nhiệm làm toàn quyền từ Pháp đến, súng ống và đạn dược cũng thường được gửi tới. Nhiều chuyến tàu vận tải đưa những công cụ “văn minh” của Pháp đã sang Đông Dương.

Sự khủng bố mạnh nhất vẫn tiếp diễn ở tất cả các miền của Đông Dương, ở Nam Kì, Cao Miên, Trung Kì và Bắc Kì. Ngày nào cũng có những cuộc bắt bớ giam cầm hàng loạt người. Bị theo dõi đặc biệt chặt chẽ là những sinh viên, mà một số họ đang tìm cách tiếp tuc học tập ở nước ngoài. Bởi vì từ sau cuộc bãi khoá rộng lớn của sinh viên, trường học của các thuộc địa đã bị đóng cửa đối với họ.

Ở một loạt thuộc địa Pháp, như đảo Rê-uy-ni-ông nằm sát hòn đảo lớn Ma-đa-gát-xca bên bờ biển phía đông châu Phi, hay như đảo Tân Ca-lê-đô-ni nằm ở phía tây châu úc, số dân đã nhanh chóng bị giảm sút vì rượu mạnh và lao dịch. Do đó, bọn thực dân không có đủ lưc lượng lao động làm cho các đồn điền của chúng, và bởi thế, chúng yêu cầu Chính phủ Nam Kì phải bảo đảm cung cấp các lực lượng lao động. Thế là người ta thường đọc được những tin tức về việc tổ chức đưa 2.000 thợ thuyền sang Tân Ca-lê-đô-ni, nơi đã có 62.000 dân vào năm 1875, và nay dân số giảm xuôYig còn 27.000 vì công việc “khai hoá” của Pháp.

Việc di cư của các lực lượng lao động này tất nhiên cũng là “tự nguyện” như khi vận chuyển “những người tình nguyện” từ Đông Dương sang những nơi trận mạc của châu Âu, và mới đây, sang Ma-rốc và Xi-ri. Người ta hay nghe nói đến những cuộc ra đi, nhưng không bao giờ nghe nói tới ngày trở về của “những người tình nguyện” đã bị cưỡng bức bằng bạo lực mà phải đi. Hiện nay đang có khoảng 6.000 “người tình nguyện” từ Bắc Kì trên đảo Tân Ca-lê-đô-ni.

Sau hơn sáu mươi năm người Pháp chiếm đóng Đông Dương, nền giáo dục ở Đông Dương vẫn luôn luôn dừng lại ở trình độ vô cùng thấp kém. Các lưc lượng lao động không được đào tạo để có trình độ. Thay vào đó, ở Đông Dương, lại có 2.000 nơi buôn bán rượu mạnh và thuôc phiện. Trong năm 1924, toàn Đông Dương có 20 triệu dân, song chỉ có 213.977 học sinh và 4.193 giáo viên bản xứ, trong khi ngay tại quần đảo Phi-líp-pin bị đế quốc Hoa Kì áp bức với 10 triệu dân đã có 1.128.977 học sinh và 25.451 giáo viên bản xứ. Ớ Đông Dương, không chỉ thiếu trường học, mà trường sở hiện có cũng thật kém cỏi.

Người ta còn thấy rõ sự thối nát của thưc dân Pháp qua thú nhận của tờ Llmpartiaỉ, cơ quan ngôn luận của Pháp ở Đông Dương rằng viên Thống đốc Cô-nhắc đã phạm một loạt hành động tham nhũng, cả người “đảng viên xã hội” Va-ren cũng tham gia hăng hái vào việc tham nhũng vì chỉ một vài tháng sau khi tới Đông Dương, ông ta đã gửi về Pháp 74 hòm tặng phẩm có trọng lượng 4.910 ki-lô và kích cỡ là 30 mét khối.

Đe bảo vệ Hà Nội, dinh luỹ của bọn Pháp bất tài và vô lương tâm, bọn cai trị Bắc Kì đã có tội trong việc phá vỡ đê mà không thông báo kịp thời cho dân biết, làm cho 20.000 dân chúng ở nông thôn đã bị chết đuối. Chúng cấm các báo đăng tin về hành động dã man đó”.

HỒ CHÍ MINH (Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, H., 2000)

3.”[…] Có nhiều nhân tố tạo nên sư hấp dẫn và sức mạnh chiến đấu của thiên truyện. Đó là chất hài hước, dí dổm, nhẹ nhàng mà sâu cay, là lối văn hàm súc, nói một lời toả ra muôn ý, là các tình huống được sắp xếp tự nhiên có khả năng vừa làm nổi bật chủ đề và tính cách nhân vật, vừa tạo ra một câu chuyện liền mạch. Đồng thời, chúng ta cũng không thể không nói tới vai trò của nhân vật người kể chuyện và nghệ thuật kể chuyện.

Trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, nhân vật người kể chuyện là một nhà báo vô hình. Trong tư cách nhà báo, người kể chuyện luôn luôn hiện diện trưc tiếp, công khai có mặt khắp nơi, mọi lúc. Sức mạnh của nghệ thuật báo chí được phát huy triệt để. Nhà báo đưa tin, nêu vấn đề đưa người đọc vào mạch truyện. Nhà báo mời bạn đọc “theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng” hành trình của tên cai trị thuộc địa xảo quyệt Va-ren từ

Mác-xây qua Sài Gòn, Huế, đến tận Hà Nội, vào nhà giam đang giam giữ nhà yêu nước Phan Bội Châu, nhà báo tọc mạch kể những điều không ai thấy, có thể xảy ra. Truyện có kết thúc mới lạ là nhờ ở dòng tái bút. Nó giống như tin cuối cùng, tin giờ chót, còn tươi nguyên, chưa ai hay, chưa ai biết, được phóng viên tiết lộ theo kiểu úp úp, mở mở, nửa hở, nửa kín. Các tin tức về sư việc đang diễn ra được nhà báo minh hoạ bằng hình ảnh sống động. Có những hình ảnh giống như những thước phim, bức ảnh, được chụp, được vẽ bằng phương tiện ngôn từ của một cây bút phóng sự lão luyện. Đoạn độc thoại của Va-ren trong xà lim giam giữ Phan Bội Châu là cuộn băng ghi âm lời lẽ, giọng điệu của một thuyết khách trơ tráo, bẻm mép.

Nhà báo không chỉ đưa tin, mà còn giải thích, bình luận, vạch rõ cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở. Nhà báo bình luận lời hứa “nửa chính thức” của Va-ren, bình luận các tin tức do các nhân chứng tiết lộ. Nhà báo vạch trần nhân cách bỉ ổi của Va -ren, ngợi ca tâm hồn cao thượng của Phan Bội Châu trong cuộc chạm trán nảy lửa giữa tên thực dân cướp nước và nhà ái quốc vĩ đại. Bản thân các hình ảnh minh hoạ cũng là lời bình luận gián tiếp, nhưng đanh thép về nhân cách bỉ ổi, tâm địa nham hiểm, chính sách cai trị tàn bạo, xâu xa của con người và chế độ thực dân.

Tư cách nhà báo của người kể chuyện cũng là tư cách của một chiến sĩ chiến đấu vì sự thật, lẽ phải và công lí. Vì thế, hình tượng người kể chuyện thể hiện đậm nét “cái tôi” của tác giả.

Không giấu giếm lòng yêu nước, căm thù giặc, bằng nhiệt tình cháy bỏng của một chiến sĩ chiến đấu vì sự thật và công lí, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo một thiên truyện có sức mạnh thức tỉnh lòng người.

Người ta nói, tiếng cười trào phúng là tiếng cười chôn vùi những thây ma còn sống xuống địa ngục. Truyện Những trò lô’hay là Va-ren và Phan Bội Châu là tiếng cười như thế”.

LA KHẮC HOÀ (Phân tích – bình giảng tác phẩm Văn học 8, Sđd)

File PDF

Xem thêm

Ca Huế trên sông Hương

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận