Ca Huế trên sông Hương – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

(Hà Ánh Minh)

I – GỢI DẪN

  1. Thể loại:

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non : cốm), cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lưa chọn, miêu tả đối tượng.

  1. Đại ý :

Với khả năng quan sát và miêu tả tinh tế, tác giả bài bút kí đã làm nổi bật vẻ đẹp của ca Huế – một hình thức sinh hoạt văn hoá – âm nhạc tao nhã và thanh lịch của đất Cố đô.

  1. Cách đọc :

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Người ta thường nói Hà Nội đẹp và thanh lịch, Sài Gòn sôi động, xứ Huế mộng mơ. Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với những lăng tẩm, đến đài mà còn bởi những nét văn hoá riêng không thể trộn lẫn với một nơi nào khác. Một trong những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú của đất cố đô chính là ca Huế. Những làn điệu ca Huế chậm rãi, du dương do chính người Huế biểu diễn đang là động lực lôi cuốn khách bốn phương đến với xứ Huế thơ mộng, êm đềm.

Trong bài kí này, tác giả Hà Ánh Minh đã ghi lại rất nhiều làn điệu dân ca và dụng cụ âm nhạc, về làn điệu dân ca có chèo cạn, bài thaihò đưa linh, hò giã gạo ru em, giã vôi giã điệp, bải chòi, bài tiệm, hò hơ, hò ô xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoải xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình. Các nhạc cụ dân tộc cũng rất phong phú : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh (cặp sênh tiền). Còn nhiều làn điệu và nhạc cụ nữa mà tác giả không thể kể hết. Qua đó cũng đủ thấy ca Huế phong phú và đa dạng đến mức nào.

Trong bài văn tác giả đã nói rõ : ca Huế được hình thành từ hai dòng : dòng ca nhạc dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày nên âm điệu có khi sôi nổi, có khi trầm buồn nhưng nói chung là bình dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày; dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc chủ yếu được sáng tác để phục vụ cho những nghi lễ tôn nghiêm trong cung đình nên có sắc thái trang trọng, uy nghi. Ca Huế kết hợp cả hai dòng ca nhạc này nên trong một đêm biểu diễn, các ca công chọn điệu hát theo cảnh trí, không gian bên ngoài, tạo cho người nghe ấn tượng ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui lại vừa uy nghi, trang trọng.

Ca Huế là một sinh hoạt văn hoá độc đáo không chỉ của xứ Huế mà còn của cả dân tộc. Trong ca Huế vừa có nét thâm trầm, uy nghi, sang trọng vừa có nét lịch sự, nhã nhặn, thanh tao. Người đi nghe ca Huế phải lắng tâm để cảm nhận những vẻ đẹp của tâm hồn và thiên nhiên xứ Huế. Bởi vậy nên có thể nói nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã.

III-LIÊN HỆ

Đọc bài thơ Đêm sông Hương của Thạch Quỳ :

Bây chừ gõ chén sông Hương

Lanh canh phách nhịp bốn phương cung đình

Một suông trăng ở Hoàng thành

Một trăng suông nhạt chòng chành dưới sông

Xáng xề cái nhịp thì cong

Cái chân ai bước giữa vòng nam ai

Rượu nâng sóng nhạc ngang mày

Em lừng lững giữa đêm bầy chiếu hoa

Xáng xề sông đổ về xa

Xáng xề phách nhịp đổ qua hồn mình

Ai ngâm khúc nhạc cung đình

Đai thương cả hoàng thành cỏ rêu.

8-1995

(Tạp chí Sông Hương, số 9 – 1995)

File PDF

Xem thêm

Quan Âm Thị Kính

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận