Những ngôi sao xa xôi – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Những ngôi sao xa xôi ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Lê Minh Khuê sinh năm 1949 tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà văn tham gia đội thanh niên xung phong. Những năm tháng vất vả gian nan mà hào hùng ngoài tuyến lửa đã tạo cảm hứng cho những sáng tác của bà. Sau năm 1975, Lê Minh Khuê bám sát cuộc sống thể hiện những biến chuyển của con người và đất nước trên tinh thần đổi mới.

Những tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (truyện ngắn, 1978); Đoàn kết (truyện ngắn, 1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết, 1984); Một chiều xa thành phố (truyện ngắn, 1987); Em đã không quên (tiểu thuyết, 1990), Bi kịch nhỏ (truyện ngắn, 1993)…

Truyện Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 121)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Xác định ngôi kể và dựa vào mạch kể đó, hệ thống các chi tiết theo diễn biến của truyện. Có thể liên hệ với các văn bản trước đã học như Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà… để tìm hiểu tác dụng của ngôi trần thuật trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện.

b. Gợi ý trả lời

Truyện Những ngôi sao xa xôi kể về ba cô gái thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của các cô vô cùng hiểm nguy, vất vả: đo khốii lượng đất đá phải san lấp hố bom, phát hiện vị trí các trái bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Phương Định là một cô gái Hà Nội xinh xắn, thơ mộng, thích hát. Thao là cô gái nhiều tuổi nhất, là chỉ huy của đội. Trong công việc, cô rất cương quyết và táo bạo. Trong một lần phá bom, Nho, cô gái thứ ba đã bị thương. Công việc phá bom đã được miêu tả lại rất chân thực, cụ thể. Một cơn mưa đá trút xuống và tạnh rất nhanh đã gợi lên trong các cô gái nỗi nhớ về những ngày hoà bình êm ả.

Câu chuyện được kể lại bởi một nhân vật chính, một trong ba cô gái: Phương Định. Với điểm nhìn của một người trong cuộc, Phương Định đã tái hiện lại công cuộc của mình và các bạn một cách cụ thể, tự nhiên, sinh động, đồng thời diễn tả tài tình cảm giác của bản thân, của đồng đội trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh. Chính việc chọn vai trần thuật là nhân vật chính đã mang lại thành công cho tác phẩm này. Những nữ thanh niên xung phong trên cao điểm không chỉ được nhìn nhận qua những chiến công, qua số lượng bom họ phá được mà còn qua đời sông tâm hồn phong phú của họ. Khi chứng kiến những suy nghĩ của họ lúc đối mặt với cái chết, tâm hồn trong trẻo, mộng mơ của họ… mối là lúc người đọc chúng ta thấm thìa nhất về lòng dũng cảm vô song của họ. Nếu câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba khách quan, chúng ta sẽ không bao giờ có thể được chứng kiến những chi tiết chân thực, đầy thuyết phục như vậy.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Liệt kê các chi tiết về đặc điểm tính cách tâm hồn ba cô gái, gọi tên những phẩm chất, đặc điểm ấy và nhóm thành hệ thống theo những nét chung, nét riêng.

b. Gợi ý trả lời

Ba cô gái được đặt vào một bối cảnh chung. Đó là hoàn cảnh chiến đấu trên một cao điểm thường xuyên bị máy bay, bom đạn quần đảo; đó là công việc phá bom vô cùng hiểm nguy, căng thẳng. Chính trong hoàn cảnh ấy, họ trở nên gắn bó, thân thiết với nhau. Sự gắn bó bắt đầu từ sự chia sẻ khó khăn và lớn lên do mối dây đồng cảm. Điểm tương động của ba cô là lòng dũng cảm khi phải đối mặt với cái chết, với bom thù; là sự nhanh nhẹn, chính xác, linh hoạt trong công việc và là cả sự lo lắng, tình yêu thương nhau như ruột thịt.

Trong một buổi sáng ‘‘im lặng một cách đáng sợ”, trong lúc máy bay địch ném bom ác liệt, không phút nào chúng ta thấy các cô gái run sợ. Nho và Thao lao ra giữa làn đất đá bụi mù làm nhiệm vụ không hề e ngại. Phương Định ở lại hang trực điện thoại. Cô lo lắng cho hai người bạn, lo đến độ tự dưng gắt lên với người đại đội trưởng. Nhưng cô không sợ, bởi chính bản thân cô, nếu được phân công, cũng lao ra ngoài kia một cách dũng cảm như các bạn của mình. Khi phá mìn, Phương Định dù hồi hộp vẫn dũng cảm, “không chịu đi khom, thao tác chính xác”… bốn quả bom đã được ba cô gái phá nổ nhanh chóng trong vòng hơn 20 phút. Đọc những dòng miêu tả rất chi tiết, cụ thể vê công việc phá bom của các cô: tiến đến sát gần, dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, bỏ gói thuốc mìn dưới cái lỗ đã đào, châm ngòi… chúng ta phần nào cảm nhận vì mức độ nguy hiểm của công việc. Các cô đối mặt với bom đạn gần đến nỗi cảm thấy có hơi nóng từ vỏ quả bom, thấy được lửa đang cháy dần cái ngòi chui vào ruột quả bom… Công việc căng thẳng đó thường xuyên lặp đi lặp lại, “có ngày đến năm lần”… Chứng kiến tận mắt công việc, hành động ấy, chúng ta mới thấy hết được lòng dũng cảm của các cô gái trẻ.

Ở cả ba cô gái này, chúng ta còn bắt gặp những trái tim giàu tình cảm, tâm hồn phong phú, mộng mơ dù phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Nếu như lúc ngồi một mình trong hang, Phường Định lo cho bạn đến cháy cả ruột gan thì lúc Nho bị thương, tình cảm ở chị Thao bộc lộ ra cũng không kém phần mãnh liệt: “’Chi vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống

Kì lạ thay, giữa đạn bom khói lửa, chết chóc luôn rình rập như vậy, cả ba cô gái đều giữ được nét trẻ trung, sôi nôi, yêu đời. Ba cô đều thích hát. Nét tươi trẻ toát ra từ dáng điệu “để nguyên quần áo ướt”, ‘‘Nho ngồi, đòi ăn kẹo”, từ “cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn” (…) trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”. Phương Định thì thích hát và nghĩ vẩn vơ, còn chị Thao có ba cuốn sổ dày chép bài hát… Chỉ cần một trận mưa đá bất chợt cũng đủ để niềm vui chơi trẻ của họ “nở tung ”, đủ đê họ có trọn vẹn giấc mơ về những ngày hoà bình êm ả.

Phải chăng, trái tim dũng cảm, giàu tình yêu thương, sự trẻ trung mơ mộng ấy là điểm chung giữa ba cô gái và cũng là phẩm chất đáng quý của cả thế hệ thanh niên xung phong Trường Sơn thời kì chống Mĩ. Đồng thời, mỗi nhân vật trong tác phẩm được khắc hoạ lại có những nét riêng.

Phương Định là một cô gái Hà Nội. Cô có một tâm hồn tinh tế, một chút tài hoa, kiêu kì của con gái xứ kinh kì. Những lời tự nhận xét của cô ở đầu truyện rất dễ thương, hóm hỉnh: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá… Một chút mộng mơ, một chút tự hào ngấm ngầm khi cô thích ngắm đôi mắt mình trong gương, thấy nó “dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”… một chút làm “điệu” khi “đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác” chứ không xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy… Và một chút tài hoa, tinh tế khi cảm nhận các bài hát… Đó là những nét riêng của Phương Định. Cô có thể hát và nghĩ vẩn vơ “ngay ở mù mịt khói bom và lẩn quất hơi lạnh của thần chết Chỉ có tuổi trẻ với niềm lạc quan mới có the trao cho cô sự tự chủ và sức mạnh diệu kì như vậy.

Thao, người chỉ huy lại nổi bật lên với sự cương quyết, táo bạo không ngờ. Những lúc nguy hiểm nhất, cô lại “bình tĩnh đến phát bực Bất ngờ hơn, đằng sau bề ngoài lạnh lùng, mạnh mẽ của cô lại là một sự yếu đuối rất trẻ thơ. Cô không sợ bom, không sợ máy bay, không sợ chết, nhưng lại “nhắm mắt lại, mặt tái mét ” khi “thấy máu, thấy vắt Cùng với sự yếu đuôi ấy, ở Thao còn có những nét nữ tính rất đáng yêu. Cô thích tỉa đôi lông mày “nhổ như cái tăm thích thêu những chiếc áo lót bằng chỉ màu… Giữa hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh những nết duyên thầm trong trẻo, hồn nhiên ấy trỏ nên đáng quý ngàn lần.

Trong đoạn trích, nhân vật Nho ít được nhắc tới, không được khắc hoạ kĩ. Nhưng thông qua con mắt của Phương Định, với một vài nét khắc hoạ, tác giả đã tạo cho người đọc những ấn tượng về một cô gái hiền lành, vẫn còn chưa hết nét ngây thơ. Vừa đi trinh sát về, tắm suối, quần áo còn ướt, cô đã đòi ăn kẹo. Mặc dù bị thương, ngươi còn xanh xao, cô vẫn háo hức nghịch mấy viên nước đá Phương Định hứng được… Nét trong trắng, ngây thơ ấy được Phương Định hình dung rất cụ thể, sinh động, “như một que kem trắng

Ba cô gái với những nét riêng và cả những điểm chung, đều đẹp như những bông hoa rừng nơi cao điểm. Đó là “những ngôi sao xa xôi nhưng luôn cháy rực.

Xem thêm Biên bản – Ngữ văn lớp 9 tập 2 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểuu

Tâm lí nhân vật Phượng Định được bộc lộ một cách trực tiếp và cụ thể ỏ các đoạn:

  • Nhân vật tự quan sát, đánh giá về mình ỏ phần đầu truyện.
  • Tâm trạng của cô trong một lần phá bom.
  • Cảm xúc trước trận mựa đá ở cuối truyện.

Tập trung vào những chi tiết này để phân tích tâm lí nhân vật Phương Định.

b. Gợi ý trả lời

Phương Định là một cô gái có đời sống nội tâm phong phú. Truyện là lời tâm sự của cô, trong đó những sự kiện diễn ra không được chú trọng, hầu hết là dòng suy nghĩ miên man, là sự hồi tưởng lại cảm giác của bản thân.

ở đoạn đầu, khi Phương Định chìm vào suy nghĩ vẩn vơ, tự đánh giá chính mình, chúng ta thấy ở cô nét kiêu kì của con gái rất đáng yêu. Cô biết mình cũng khá xinh đẹp, cô thích soi gương, thích làm “điệu” nữa… Bản thân những lòi tự đánh giá về mình của cô cũng rất hồn nhiên: “Chẳng qua tôi điệu thế thôi… “nói một cách khiêm tốn thì tôi là một cô gái khá… Ớ đoạn sau, lúc tiến đến gần quả bom, biết nguy hiểm Phương Định vẫn đứng thẳng người, không đi khom cũng chỉ vì nghĩ các anh cao xạ đang dõi theo mình và “các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đứng đàng hoàng mà bước tới Đó là nét tâm lí rất thực, rất bình thường của một cô con gái trẻ và biết mình có nhiều người để ý. vẻ điệu đà kiêu kì rất đáng yêu ấy càng làm tôn thêm lòng dũng cảm và sự gan dạ của cô, một người con gái kinh kì không quen với gian khổ, khó khàn.

Phương Định đã hồi tưởng và kể lại rất rành rọt cảm giác của cô khi phá bom. Cộ không sợ nhờ có cảm giác được động viên bởi đồng đội nhưng vẫn không tránh khỏi “rùng mình” mỗi khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom; vẫn thấy “tim tôi đập không rõ”. Dù đã làm còng việc phá bom rất nhiều lần, Phương Định vẫn giữ nguyên vẹn cảm giác hồi hộp, căng thẳng như thế. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thê Đoạn tả tâm trạng Phương Định lúc phá bom đặc biệt sinh động và chân thực.

Nhưng ngay sau những giây phút căng thẳng ấy, Phương Định lại tươi tắn ngay được. Cơn mưa đầ trong chốc lát đủ làm cô “vui thích cuống cuồng ”, làm cho những niềm vui con trẻ “nổ tung ra, say sưa, tràn đầy”. Và sau đó, một cảm giácTĩttối tiếc xâm chiếm kí ức về mẹ, vê “cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”-, “hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát…

Ở Phương Định, những tâm trạng trái ngược cứ nối tiếp nhau tạo nên một tâm hồn giàu sắc thái, không tẻ nhạt của cô. Với trái tim trẻ trung, nhạy cảm, cô đã sống đến tận cùng những cảm giác, sống đến tận cùng cuộc sống.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Có thể căn cứ vào ngôi kể, cách sử dụng từ, miêu tả tâm lí nhân vật để nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ, giọng điệu của truyện.

b. Gợi ý trả lời

Truyện được kể bằng lời của nhân vật Phương Định, một cô gái dũng cảm, trẻ trung, mơ mộng. Vì thế, giọng điệu, ngôn ngữ của truyện cũng rất sôi nổi, trẻ trung.

Ngôn ngữ truyện tự nhiên, sinh động, giàu nữ tính. Những lời kể rất giản dị, không cầu kì nhưng do xuất phát từ suy nghĩ của một cô gái, người đọc cảm giác có một cái gì đó thật dịu dàng: “Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa, của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh… Đó là dân ca ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm ”…

Trong truyện có nhiều câu văn ngắn, nhịp gấp phù hợp với không khí căng thẳng, ác liệt của chiến tranh, nhưng giọng văn lại chậm và chùng xuống ở những dòng hồi tưởng.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào những phẩm chất, đặc điểm của ba cô gái để khái quát những vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chông Mĩ. Có thể liên hệ với các tác phẩm khác cùng đề tài, cùng giai đoạn.

b. Gợi ý trả lời

Ba cô thanh niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi ” là những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho cả thế hệ trẻ Việt Nam nói chung thời chông Mĩ. Họ là những chàng trai, cô gái còn rất trẻ, tình nguyện ra chiến trường đối mặt với gian khổ ác liệt của chiến tranh, của chết chóc, quân thù, Công việc, nhiệm vụ của họ vô cùng nguy hiểm, vất vả. Họ phải sống giữa đạn bom, ỏ những nơi mà cái chết luôn rình rập. Tuy vậy, trong những phút im lặng hiếm hoi của cuộc chiến, họ vẫn hát với một niềm lạc quan yêu đòi. Tâm hồn trẻ trung, lạc quan, mơ mộng của những người trẻ tuổi này không hề bị khói bom làm cho chai sạn.

Thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ đã sẵn sàng hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng của mình để đổi lấy sự tự do, độc lập của toàn dân tộc. Họ sẵn sàng:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

c. Mở rộng kiến thức

Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”, Phạm Tiến Duật cung đi sâu khắc hoạ nét trẻ trung, đáng yêu của những anh lính lái xe trên tuyến đưòng Trưòng Sơn (xem lại Bài 18).

Lâm Thị Mỹ Dạ cũng đã viết rất hay về sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của những cô thanh niên xung phong. Trong đó, tác giả cũng hình dung trái tim, tâm hồn các cô là những vì sao lung linh:

… Đất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng

Những vì sao ngời chói, lung linh…

(Khoảng trời hố bom)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận