Biên bản – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Biên bản ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học là giúp học sinh nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết biên bản.

A. HƯỚNG DẨN TÌM HlỂU BÀI

I. Đặc điểm của biên bản

Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản sự vụ,…

1. Đọc các văn bản

2. Trả lời câu hỏi

a. Mục đích của biên bản: Ghi chép lại một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội…

Ví dụ:

  • Biên bản sinh hoạt chi đội, tuần 6: ghi lại diễn biến một buổi sinh hoạt chi đội, tuần 6 đang diễn ra.
  • Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lí hoặc người sử dụng hợp pháp: ghi lại sự việc trao đổi giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.

b. Những yêu cầu về nội dung và hình thức của biên bản.

  • Yêu cầu về nội dung: Sự việc phải được ghi lại một cách trung thực, chính xác, đầy đủ và theo thủ tục chặt chẽ.
  • Yêu cầu về hình thức: Lời văn ngắn gọn, chính xác.

c. Văn bản Biên bản sinh hoạt chi đội, tuần 6 là biên bản hội nghị. Biên bản trả lại giấy tờ… người sử dụng hợp pháp là biên bản sự vụ. Ngoài ra, còn có thể kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế là: biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao công tác…

II. Cách viết biên bản

1. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục:

  • Tên quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Tên biên bản.
  • Thời gian và địa điếm.
  • Thành phần tham dự và chức trách của họ.

Tên biên bản thường được viết bằng chữ in hoa, cỡ chữ to.

2. Phần nội dung của biên bản gồm các mục:

  • Diễn biến của sự việc.
  • Kết quả của sự việc.

Nhận xét về cách ghi những nội dung này trong biên bản là: ghi tóm tắt những sự việc đã diễn ra theo trình tự thời gian. Những điều được ghi lại trong biên bản phải là những nội dung cơ bản, tiêu biểu củá sự việc đang diễn ra.

3. Phần kết thúc biên bản có những mục:

  • Thòi gian kết thúc.
  • Chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính.
  • Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).

4. Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và chính xác.

Xem thêm Rô-Bin-Sơn ngoài đảo hoang tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định tình huống nào cần viết biên bản trong các tình huống dẫn ở SGK, trang 126.

Các tình huống cần viết biên bản là:

a. Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn).

b. Một vụ tai nạn giao thông.

c. Nghiệm thu phòng thí nghiệm.

2. Bài tập này yêu cầu các em ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẮN CUỘC HỌP GIÓI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯUTÚ

CHO ĐOÀN TNCS Hồ CHÍ MINH CỬA CHI ĐỘI LỚP 9C

TRƯỜNG THCS PHƯƠNG MAI

Thời gian và địa điểm:

  • Khai mạc: 14 giờ ngày 10 – 3 – 2016.
  • Địa điểm: Phòng học lớp 9C.

Thành phần tham dự và chức trách của họ:

  • Số người tham dự: 35 ngưòi, gồm có:

Anh Trần Đàng Nguyên, Tổng phụ trách Đội,

Cô Nguyễn Ngọc Lan, giáo viên cnủ nhiệm lớp 9C,

Thư kí: Phạm Hiển Ngôn;

Toàn bộ Ban chỉ huy chi đội và các bạn đội viên.

  • Số người vắng mặt: Không.

Lí do của cuộc họp: Giới thiệu một số đội viên ưu tú của chi đội vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

Nội dung và diển biến của cuộc họp:

1. Nêu lên các tiêu chuẩn đánh giá một ngưòi đội viên ưu tú, xứng đáng được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Người trình bày: Nguyễn Thanh Bình – Chi đội trưởng.

2. Thảo luận.

3. Đề cử và biểu quyết.

4. Đại biểu phát biểu ý kiến:

  • Cô giáo chủ nhiệm lớp.
  • Anh Tổng phụ trách Đội

5. Kết thúc:

Chi đội trưởng công bố danh sách những đội viên ưu tú giới thiệu cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Cuộc họp kết thúc lúc 16 giờ 30 phút.

Chi đội trưởng                                                                             Thư kí cuộc họp

(Kí và ghi rõ họ tên)                                                                    (Kí và ghi rõ họ tên)

 

Nguyến Thanh Bình                                                                      Phạm Hiển Ngôn

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận