Những đứa trẻ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Những đứa trẻ ngữ văn lớp 9

Vài nét về tác giả và tác phẩm

M. Go-rơ-ki (1868 – 1936) là bút danh của A-lếch-xây Pê-scốp, một trong những nhà văn nổi tiếng của Nga và thế giới trong thế kỉ XX. Ông xuât thân và trưởng thành từ quần chúng lao động nghèo. Go-rơ-ki mồ côi bô’ từ lúc mới 3 tuổi, sớm bước vào đời và trải qua nhiều cuộc sống cơ cực, vất vả. Go-rơ-ki khổ công tự học và trở thành nhà văn lớn của nhân dân Nga.

Ông sớm tham gia các hoạt động xã hội, cách mạng và trở thành lá cờ đầu, người xây đắp nghệ thuật mới cho nền văn học nghệ thuật mới sau Cách mạng tháng Mười Nga. Tác phẩm của Go-rơ-ki là tiếng nói của quần chúng lao khổ. Go-rơ-ki nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, và nhiều bộ tiểu thuyết lớn trong đó bộ ba tác phẩm có tính chất tự truyện đã mang lại vinh quang cho nhà văn: Thời thơ ấu (1913 – 1914), Kiếm sống (1916), và Những trường đại học của tôi (1923).

Đoạn trích Những đứa trẻ trong SGK được trích từ tác phẩm Thòi thơ ấu kể lại những ngày ấu thơ cùng khổ, đắng cay của chú bé A-li-ô-sa Pê-scôp, nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Cuốn tiểu thuyết mang nhiều nét tự truyện của tác giả. Tên nhân vật chính A-li-ô-sa Pê-scốp củng là tên thực của tác giả. Nhưng không nên vì yếu tố tự truyện này mà đồng nhất hoàn toàn A-li-ô-sa Pê-scôp trong truyện chính là M. Go-rơ-ki.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 233)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài văn. căn cứ vào các sự kiện liên quan đến tình bạn của đám trẻ để phân chia bài văn thành từng đoạn một cách hợp lí.

b. Gợi ý trả lời

Có thể chia bài văn thành ba đoạn và mỗi đoạn có tiêu đề như sau:

Đoạn 1: “Có đến gần một tuần không thấy ba anh em nhà ông ra sân… ấn em nó cúi xuống” với tiêu đề “Tình bạn ngây thơ trong sáng”.

Đoạn thứ 2: “Trời đã bắt đầu tối… cấm không được đến nhà nào” với tiêu đề “Tình bạn bị ngăn cấm”.

Đoạn thứ 3: “Tôi vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ ấy… nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả” có tiêu đề “Tình bạn vẫn gắn bó”.

Đoạn văn có sự nối kết chặt chẽ giữa đoạn 1 và đoạn 3, chúng đều có các chi tiết vệ những con chim, những câu chuyện cổ tích, và truyện về người bà và người dì ghẻ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 233)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ phần Chú thích trong SGK, trang 232, phần nói về văn bản Những đứa trẻ để hiểu về cảnh ngộ nhân vật A-li-ô-sa. Đồng thời đọc kĩ tác phẩm để nắm được hoàn cảnh ba đứa con nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp để thấy được tình bạn tuổi thơ ngây thơ, trong sáng và sâu sắc của đám trẻ.

b. Gợi ý trả lời

A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp có một hoàn cảnh tương đồng, đều là những đứa trẻ “mồ côi mẹ”, thiếu thôn tình yêu thương. A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại, vì bó mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác. Ông ngoại là người độc đoán hay đánh đòn cậu bé. Chỉ có bà ngoại là người gần gũi và yêu thương em.

Ba đứa trẻ nhà hàng xóm khoảng trên dưới 10 tuổi, trạc tuổi với A-li-ô-sa. Chúng mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với bố và dì ghẻ. Và một cơ hội đã đưa A-li-ô-sa trỏ thành người bạn thân với ba đứa trẻ hàng xóm. Một lần ba anh em chúng chơi trò ú tim, đứa em út không may rơi xuống giêng. A-li-ô-sa kịp thòi kêu lên “ngã xuống giếng rồi” và cùng hai đứa anh cứu thằng em út thoát hiểm. Sự việc cứu đứa bé nhỏ đã làm tình bạn giữa A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nảy nở. Hàng rào ngăn cách đã bị bọn trẻ phá tung.

Với tâm hồn ngây thơ, trong sáng và non nớt của đám trẻ, chúng chơi thân với nhau như bốn chú chim non. Chúng trao đổi với nhau vê nhũng chú chim, về mẹ, dì ghẻ và bà ngoại.

Những câu chuyện cổ tích về mụ dì ghẻ đã làm bốn đứa trẻ “ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con”. Nhìn bọn trẻ thật dễ thương, thằng bé nhất “mím chặt môi và phồng má lên”, đứa kia thì “chống khuỷu tay lên đầu gốì”. Sự đồng cảm về cảnh ngộ đã làm bọn trẻ gần gũi gắn bó với nhau. Bọn trẻ đang chơi thân với nhau thì bị người lớn ngăn cấm. Gia đình ông ngoại A-li-ô-sa là hàng xóm của lão đại tá già Ôp-xi-an-ni-cốp, nhưng hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức. Ổp-xi-an-ni-cốp đã cấm ba đứa trẻ chơi với A-li-ô-sa. Lão già đã thô bạo “nắm lấy vai” đuổi A-li-ô-sa ra khỏi cổng với lời đe doạ “cấm không được đến nhà tao”. A-li-ô-sa còn bị ông ngoại đánh đòn. Song bọn trẻ vì quý mến nhau nên “vẫn tiếp tục chơi vối mấy đứa trẻ ấy và cảm thấy rất vui thích”.

A-li-ô-sa và bọn trẻ “khoét lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào”. Chúng chơi với nhau trong sự đề phòng sự xuất hiện của người lớn, thay nhau canh gác trong tư thế “quỳ xuống hoặc ngồi xổm nói với nhau khe khẽ”.

Sự ngàn cấm, đe doạ của người lớn không làm giảm tình cảm giữa bọn trẻ. Tình bạn trong sáng của chúng ngày càng gắn bó. Đó là tình bạn của một tuổi thơ hồn nhiên, vô tư và xúc động đã trở thành một kỉ niệm sâu sắc trong lòng tác giả. Hơn 30 năm sau, kỉ niệm về tình bạn đó được Go-rơ-ki thuật lại rất xúc động.

Xem thêm Bàn về đọc sách – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 233)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại tác phẩm. Chú ý đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm. Đặc biệt qua chi tiết chúng nói về dì ghẻ và chi tiết ông bố xuất hiện khi chúng đang chơi với A-li-ô-sa.

b. Gợi ý trả lời

Trước khi chơi thân với ba đứa trẻ hàng xóm, A-li-ô-sa đã quan sát chúng. Trong cảm nhận của A-li-ô-sa thì chúng là những đứa trẻ có giáo dục, yêu thương nhau. Ba đứa trẻ luôn quan tâm tới nhau, không bao giờ cãi nhau. Thái độ của hai thằng anh lớn với đứa em nhỏ rất trìu mến. Mỗi khi thằng bé ngã, hai anh em chạy đến đỡ em dậy, lau các vết bẩn và không bao giờ mắng em, cũng không bao giờ gian lận trong các trò chơi. Ba anh em còn có nhiều nét giống nhau cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau. Chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám và giống nhau đến nỗi tôi chỉ có thể phân biệt được chúng theo tầm vóc.

Đoạn trích Những đứa trẻ có ba chi tiết nhắc đến hình ảnh bọn trẻ hàng xóm. Khi chúng nói đến dì ghẻ thì “cả ba đều có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại”. Bọn trẻ không bao giờ nhắc một chuyện gì kể về bố chúng hay gì ghẻ. Trong tâm hồn trẻ thơ của chúng đã hằn sâu một nỗi buồn, một suy tư khó tả về người lớn. Thằng anh lớn còn suy nghĩ già dặn thường nói một cách buồn bã: trước ngày, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

Khi A-li-ô-sa kể những câu chuyện cổ tích chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con, trông chúng thật non nớt và cần được che chở, bảo vệ bằng tình yêu thương của những người thân.

Chúng có bố, nhưng bố chúng độc đoán, dậy dỗ chúng bằng những lời đe doạ. Khi ba đứa trẻ đang chơi với A-li-ô-sa thì bố chúng xuất hiện và quát mắng: “Đứa nào đây?”… “Đứa nào goi nó sang?”. Ngay lập tức cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn.

Hai lần A-li-ô-sa so sánh đám trẻ như những chú gà con rồi như những con ngỗng ngoan ngoãn vừa nói lên được dáng vẻ bên ngoài lẫn nội tâm của chúng.

Chúng non nớt đến tội nghiệp, A-li-ô-sa rất cảm thông với tình cảnh của chúng nên đã có một cảm nhận hết sức tinh tế. Bọn trẻ luôn bị ông bố cưỡng chế. Chúng rất sợ bố và không bao giờ dám cãi lại. A-li-ô-sa cũng có chung cảnh ngộ như bọn trẻ, cũng luôn bị người ông quát mắng nên chú bé rất thông cảm với những người bạn nhỏ của mình.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 233)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ trong tác phẩm có những chi tiết về người mẹ, dì ghẻ, về bà. Chú ý sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.

b. Gợi ý trả lời

Tác phẩm Những đứa trẻ có sự lồng ghép giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích trong nghệ thuật kể chuyện qua các chi tiết về dì ghẻ, mẹ và chuyện về người bà.

Trong nhiều truyện cổ tích, ta thấy những nhân vật dì ghẻ đều là những người độc ác, xấu xa. Đám trẻ hàng xóm vối A-li-ô-sa gọi dì ghẻ là “mẹ khác”. A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến những truyện cổ tích về những người dì ghẻ “truyện mụ dì ghẻ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật”. Cậu bé A-li-ô-sa được bà ngoại kể nhiều truyện cổ tích, trong truyện cổ tích có nhiều phép lạ phi thường, người chết có thể sống lại được… nên cậu bé hồn nhiên an ủi bọn trẻ: Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem… Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ vẩy cho ít phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

A-li-ô-sa kế cho bọn trẻ nghe những truyện cổ tích mà cậu được nghe bà kể, chỗ nào quên cậu bé “về nhà hỏi lại bà”. Truyện cổ tích và chuyện đời thường được lồng ghép vào nhau xung quanh câu chuyện của bọn trẻ. Chúng lại kể về bà mình “cố lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt”. Câu nói của thằng bé lốn nhà Ôp-xi-an-ni-cốp gợi liên tưởng đến những người bà hiền hậu, yêu thương cháu mang đậm màu sắc cổ tích dân gian. Và cách nói của thằng bé lớn cũng mang không khí cổ tích về thời gian phiếm chỉ về một quá khứ xa xưa: Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mười một năm.

Ngoài ra, bọn trẻ nhà Ôp-xi-an-ni-côp không có tên cụ thể, chỉ biết rằng chúng chừng mười một tuổi, điều đó cũng gợi ta nhớ tối các nhân vật không có tên trong truyện cổ tích như: gã nhà giàu, phú ông, anh trai cày…

Có lẽ khi A-li-ô-sa chơi thân với đám trẻ hàng xóm cậu bé thế nào cũng hỏi tên của từng đứa, song để truyện mang đậm màu sắc cổ tích, tác giả đã không đặt tên cho đám trẻ nhỏ. Phải chăng, đó là một dụng ý nghệ thuật của Go-rơ-ki?

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận