Bàn về đọc sách – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Bàn về đọc sách ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Chu Quang Tiềm (1897 – 1986), nhà mĩ học, lí luận văn học hiện đại nổi tiếng Trung Quốc, người Đông Thành, tỉnh An Huy. Ông còn có bút danh là Mạnh Thực, Mạnh Thạch.

Chu Quang Tiềm đã học rất nhiều trường, nhiều ngành đại học: Hương Cảng (ngành Ngôn ngữ và Văn học Anh, Sinh vật học, Tâm lí học, Giáo dục học); Đại học Ê-đin-bôc (Anh); Đại học Luân Đôn; Đại học Pa-ri; Đại học Xtra-xbuôc (Pháp)… và từng giữ nhiều chức vụ: Viện trưởng viện Đại học Tứ Xuyên; Giáo sư Đại học Bắc Kinh; Hội trưởng Hội nghiên cứu mĩ học Trung Quốc; uỷ viên thường trực Hội Nghiên cứu văn học nước ngoài ở Trung Quốc…

Tác phẩm tiêu biểu của Chu Quang Tiềm là: Tâm lí học văn nghệ; Bàn về thơ… Những tập sách của ông là những tài liệu phong phú, văn phong trong sáng, có ảnh hưởng sâu rộng trong giới học thuật và giới văn nghệ.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 6)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lướt qua tác phẩm và các chú thích để nắm rõ nội dung tác phẩm. Căn cứ vào dấu hiệu hình thức (xuống dòng) để phân đoạn và nắm được bố cục của bài viết, ngoài ra còn có thể tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK Ngữ văn 9, tập 2, tráng 7 để tìm ra hệ thống luận điểm của tác giả.

b. Gợi ý trả lời

Bài viết đề cập đến vấn đề đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Ngày nay, sách nhiều, vì vậy phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng, cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tuỳ hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.

Bài viết được triển khai bằng ba luận điểm tựơng ứng với ba phần:

  • Phần 1: Từ “Học vấn không chỉ… ” đến “… đi phát hiện thế giới mới Tác giả khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa, mục đích của việc đọc sách.
  • Phần 2: Từ “Lịch sử càng tiến lên… ” đến tự tiêu hao lực lượng”: Nêu lên những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
  • Phần 3: Đoạn còn lại trong đoạn trích: Bàn về cách lựa chọn sách và các phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 6)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn văn đầu của tác phẩm: ‘‘Học vấn không chỉ… nhằm phát hiện thế giới mới Trong phần này tác giả đã trình bày nội dung gì? Cách triển khai lí lẽ của tác giả?

b. Gợi ý trả lời

Bằng kinh nghiệm, hiểu biết của mình, Chu Quang Tiềm đã nêu lên một nhận định: ‘‘Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn Học vấn là những kiến thức tích luỹ được qua quá trình học tập, người có học vấn là người giàu tình nghĩa, học rộng, biết nhiều, có vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ cho xã hội. Học vấn là điều vô cùng quan trọng đối với một con người. Sách Tam tự kinh của các nhà nho Trung Quốc có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất trí lí” (Ngọc không mài giũa không đẹp, người không học không có hiểu biết). Có rất nhiều cách để trau dồi học vấn, và có thể học được rất nhiều ở thầy, ở bạn, ở sách… nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định: “Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. Đây là một nhận định được rút ra từ những phân tích tỉ mỉ, cụ thể và chân xác. Bởi sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại ”, là nơi lưu giữ những thành quả của thế hệ trước trên rất nhiều lĩnh vực. Tất nhiên, không chỉ khi con người xuất hiện đã có sách (hiểu theo nghĩa là các tác phẩm chữ viết). Nhưng từ khi xuất hiện, nó đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ghi chép lại những gì đã xảy ra trên thế giới. Nếu như không có sách thì ‘‘những thành quả của nhân loại tích luỹ qua bao thế hệ sẽ bị vùi lấp đi. Đó chính là xuất phát điểm cho thế hệ sau tiếp tục sáng tạo và phát triển lên một đỉnh cao mổi. Lịch sử tiến hoá của nhân loại đã chứng minh sở dĩ các thế hệ sau có được những thành tựu rực rõ là nhờ đứng trên vai của ngươi khổng lồ quá khứ. Và sách (tri thức) chính là một bộ phận rất quan trọng của người khổng lồ ấy. Như vậy, đọc sách chính là cách để chúng ta tìm cho mình có điểm xuất phát để vươn lên, để tiến lên từ văn hoá học thuật.

Lịch sử phát triển rực rỡ của các nền văn hoá trên thế giới gắn liền với tên tuổi của các vĩ nhân là một minh chứng cho nhận định của Chu Quang Tiềm. Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng, các thi sĩ đời Đường đã “độc thư phá quyền” (đọc sách hơn vạn quyền); danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã trải nghiệm, nung nấu “thập tải độc thư bần đáo cốt nhà bác học -Lê Quý Đôn đã suốt đời “mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách Với kinh nghiệm, vốn hiểu biết dày dặn của mình, Chu Quang Tiềm đã có một cách nói rất hay về mục đích của việc đọc sách: Đọc sách là để kế thừa những tri thức của nhân loại, là để “trả món nợ”, và để “ôn lại’’ những thành tựu của các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng. Đọc sách không phải là một nghĩa yụ bắt buộc mà chính là một quyền lợi rất lớn của mỗi người. Bởi, đó là sự “thu nhận ” và “hưởng thụ ” những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, để có thể làm “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới ”, góp phần làm giàu cho kho tàng tri thức của nhân loại.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 6)

a. Hường dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Lịch sử càng tiến lên… ” đến “… đọc qua loa”. Trong đoạn văn này tác giả đã trình bày những luận điểm nào? (có thể dựa vào yếu tố hình thức: sự phân đoạn), ở đây, tác giả đã đặt ra những câu hỏi, vấn đề gì và sau đó lí giải ra sao?

b. Gợi ý trả lời

Qua phần một, Chu Quang Tiềm đã thuyết phục ngưòi đọc về giá trị, vai trò của sách trên con đường trau dồi tri thức của mỗi người. Nhưng không dừng ở đó, tác giả tiếp tục chỉ ra cách lựa chọn những cuốn sách nào để đọc thì sẽ có hiệu quả cao. Có một thực tế, rất nhiều người quan niệm đọc sách là tốt, như vậy càng đọc nhiều càng tốt, đọc tất cả các loại sách không cần chọn lọc. Thực tế không phải như vậy. Theo tác giả, “lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại ngày càng phong phú… thì việc đọc sách ngày càng không dễ”. Đó là một thực tế, bởi cho đến nay, kho tàng sách của nhân loại là vô cùng đồ sộ trên mọi lĩnh vực tự nhiên, khoa học, xã hội, kinh tế… Nhưng đứng trước vốn liếng khổng lồ ấy, chúng ta lại lúng túng không biết xử lí thế nào, đọc cái gì, bỏ cái gì. Vậy nguyên nhân do đâu? Bằng sự phân tích rất tỉ mỉ, khoa học, Chu Quang Tiềm đã đưa ra lí giải rất xác đáng: “ít nhất có hai cái hại thường gặp

Thứ nhất là “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu Để minh chứng cho nhận định của mình, tác giả đã đề cập đến hai hiện tượng đối lập trong sự so sánh rất khéo léo: xưa và nay. Người xưa (các học giả Trung Hoa) do sách hiếm nên số lượng sách mà họ đọc rất ít (cả đời có khi chỉ đọc hết một quyển) nhưng lại có tác dụng rất lớn. Bởi họ đã đọc không chỉ bằng con mắt, bằng trí óc mà bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết: “miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng”. Và mỗi cuốn sách với họ không chỉ là tri thức mà còn “biến thành động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn”. Còn ngày nay thì sao? Sách dễ kiếm hơn nên có nhiều người “khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách Nếu chỉ nhìn vào số lượng “đáng nể” này thì nhiều người rất tán đồng và tấm tắc khen cho sự cần mẫn ấy. Nhưng sự thực thì họ chỉ liếc qua mà chẳng “đọng lại ” được mấy, có khi đọc xong quên ngay. Tác giả đã có một sự so sánh rất độc đáo, cụ thể hiện tượng đó “giống như… lối ăn tươi nuốt sống” vậy, hậu quả là gây ra rất nhiều “thói xấu hư danh nông cạn Với ví dụ rất cụ thể này chắc rằng rất nhiều người sẽ giật mình nếu như đang phạm phải sai lầm này.

Thứ hai là “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người ‘‘học tham nhiều mà không vụ thực chất”, không phân biệt được những tác phẩm đích thực” với những “cuốn sách vô thưởng vô phạt Hậu quả tất yếu là lãng phí thời gian mà lại bỏ qua nhiều cuốn sách hay. Chu Quang Tiềm đã có một ví dụ hết sức sinh động là “chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận”. Tác giả thể hiện sự am hiểu của mình cả trong lĩnh vực binh pháp khi chỉ ra cách đánh để giành thắng lợi là phải đánh vào thành trì, đánh bại quân tinh nhuệ… chứ chỉ “đá bên đông, đấm bên tây, hoá ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng Những phân tích này cho thấy Chu Quang Tiềm là một học giả có vốn hiểu biết rất rộng về nhiều lĩnh vực.

Từ việc phân tích xác đáng những hiện tượng tồn tại trong thực tế, tác giả đã nêu lên kiến giải về cách chọn lựa sách khi đọc: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Đọc sách không chỉ là thói quen thích thì đọc, không thích thì thôi, mà phải tạo thành một nề nếp. Bởi đọc sách có ảnh hưỏng đến sự hình thành tính cách của con người, nếu lựa chọn sách tốt, đọc kĩ thì “sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa… đến mức làm thay đổi khí chất”. Tác giả cũng lên tiếng phê phán suy nghĩ đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, “khoe của ”, bởi như thế chỉ là “lừa mình, dối người” và nó thể hiện “phẩm chất tầm thường thấp kém”. Như vậy, có thể nói, với vốn kiến thức sâu sắc, uyên thâm, cách trình bày khoa học, chặt chẽ, tác giả đã nêu ra vấn đề rất có ý nghĩa: đọc sách cần phải lựa chọn làm sao tìm được đúng những quyển sách có ý nghĩa với mình.

Xem thêm Khởi ngữ – Ngữ văn lớp 9 tập 2 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 7)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn còn lại của tác phẩm. Từ “Sách đọc nên… ” đến “… cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác”. Đồng thời cũng cần kết hợp với những kiến giải của tác giả ở các phần trên để thấy cách đặt vấn đề về phương pháp đọc sách. Dựa vào nội dung từng phần, từng khía cạnh tác giả trình bày về phương pháp đọc sách.

b. Gợi ý trả lời

Có một thực tế đặt ra là: hiện nay, hầu như mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, tìm kiếm tri thức qua sách, nhưng không phải ai cũng biết cách đọc như thế nào cho có hiệu quả nhất. Chính vì thế, vấn đề tìm ra một phương pháp đọc sách cho có hiệu quả vẫn còn là vấn đề quan tâm không chỉ của sinh viên, trí thức trẻ mà ngay cả học giả lớn, giới khoa học… Bằng kinh nghiệm của mình, Chu Quang Tiềm đã chia sẻ với mọi người cách đọc sách mà theo ông là mang lại hiệu quả thực sự.

Trước hết, chúng ta phải thống nhất một quan điểm: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Nếu chỉ chay theo số lương, cố gắng đoc thật nhiều mà chẳng “lưu tâm” được hết điều đã học thì cũng chỉ “giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày”. Kiểu đọc sách ấy gây ra nhiều tác động xấu, vừa tốn thòi gian vô ích lại ảnh hưởng đến việc rèn luyện tính cách con người. Tác giả đã khẳng định ý kiến của mình về yêu cầu đọc sâu, đọc kĩ bằng cách đặt ra một loại giả thiết: “nếu… thì”. Cuối cùng, để thuyết phục người đọc, ông nêu lên tác dụng của việc đọc sâu, đọc kĩ, đồng thời nhấn mạnh lại tác hại của lối đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu.

Không dừng lại ỏ đó, tác giả đã nêu ra một vài kiến giải cụ thể về cách đọc sách. Trước hết, cần phải chia sách làm mấy loại, nghĩa là phân biệt giữa sách đọc để lấy kiến thức phổ thông và sách đọc để trau dồi học vấn chuyên sâu. Phân ra như thế là để có sự lựa chọn những quyển sách đó vào thời điểm nào thì phù hợp và thu được lượng kiến thức tối đa phục vụ cho nhu cầu của mình. Nhưng cũng phải biết kết hợp giữa hai bộ phận đó thì mới có được những kiến thức đầy đủ, toàn diện, bởi mỗi loại đều có vai trò riêng, chúng bổ sung cho nhau và không thể thiếu được. Sách thường thức cho ta những hiểu biết nền tảng, cơ bản về hầu hết các lĩnh vực. Sách chuyên môn đem lại cho ta những hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực học vấn nào đó. Tác giả đã viện dẫn rất nhiều ví dụ về mối quan hệ giữa các bộ phận trong tự nhiên, xã hội để minh chứng cho sự liên hệ mật thiết của hai mảng kiến thức đó: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”,. Vì vậy, theo tác giả, phải có kiến thức thường thức thì mới đi sâu vào kiến thức chuyên môn: “Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào

Ý kiến của Chu Quang Tiềm về cách đọc sách có thể nói rất hợp lí và đúng đắn. Với bất kì công việc gì, làm qua loa, đại khái là điều không thể chấp nhận được. Đặc biệt với công việc đọc sách để tiếp thu học vấn thì không chuyên sâu sẽ không thể đem lại kết quả như mong muốn. Do đó, đọc kĩ, nghiền ngẫm, suy tư về những gì đã học là những điều cần phải làm khi cầm một quyển sách lên để đọc. Tác giả cũng rất đúng đắn khi cho rằng phải biết rộng thì mới nắm được sâu. Điều này thể hiện ở các môn học ở trường phổ thông. Một học sinh muốn giỏi thật sự một môn nào đó phải nắm vững các kiến thức nền tảng của các môn khác. Như thế mới được gọi là “học chắc”. Như vậy, các ý kiến của tác giả có thể coi là những bài học bổ ích cho chúng ta, trên con đường từng bước lĩnh hội kho tàng học vấn của nhân loại. Tác giả đã giúp mọi ngưòi tìm ra cho mình một phương pháp tiếp nhận tri thức có hiệu quả.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 7)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại tác phẩm và chú ý cách lập luận của tác giả, kết hợp tham khảo phần trả lời cho các câu hỏi trên và phần Ghi nhớ trong SGK, trang 7 để chỉ ra những yếu tố tạo nên sự thuyết phục.

b. Gợi ý trả lời

Một bài văn nghị luận muốn tác động đến trí tuệ của người đọc và thuyết phục họ phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng. Lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng càng phong phú, xác thực thì sức thuyết phục càng cao. Bấn về đọc sách của Chu Quang Tiềm có thể nói là một bài nghị luận tiêu biểu.

Trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày ý kiến, những lí lẽ chặt chẽ, lô-gíc kết hợp với những dẫn chứng hết sức sinh động. Trước hết, bài viết có một bố cục hợp lí, chặt chẽ, nêu lên ba luận điểm chính: mục đích đọc sách, những mối nguy hại gặp phải khi đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả. Những ý kiến đưa ra rất xác đáng và đặc biệt là hệ thống dẫn chứng sinh động, chân thực, gần gũi với đời sống cá nhân. Đó chính là những kinh nghiệm của một học giả có uy tín, từng có quá trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu và lâu dài. Vì thế, những lí lẽ, ý kiến đó thật đáng tin cậy, dễ thuyết phục người đọc. Các ý kiến được trình bày bằng giọng văn truyền cảm, thân mật, tự nhiên đã tạo không khí gần gũi giữa người đọc và người viết.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận