Những đứa trẻ – M.Go-rơ-ki – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Những đứa trẻ – M.Go-rơ-ki

NHỮNG ĐỨA TRẺ

(Trích Thời thơ ấu – M. Go-rơ-ki)

1.- Đoạn trích Những đứa trẻ nằm ở chưong IX của tiểu thuyết Thời thơ ấu – cuốn đầu trong bộ ba tiểu thuyết tự thuật của Mác-xim Go-rơ-ki: Thời thơ ấu (1913 – 1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923). Bộ tiểu thuyết kể về chính cuộc đòi của Go-rơ-ki từ tuổi thơ ấu đến khi phải sớm vào đòi, làm nhiều nghề để kiếm sống dưới thòi nước Nga Sa hoàng, tiếp xúc và trải nghiệm qua nhiều môi trường để trưởng thành.

2. Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ:

+ Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con một viên đại tá giàu và có thế lực nhưng mẹ mất, phải sống với dì ghẻ và ông bố nghiêm khắc. Chúng thiếu thốn tình thương (những lời bọn trẻ nói về mẹ, việc chúng mời A-li-ô-sa sang chơi).

+ A-li-ô-sa mồ côi bố, mẹ đi lấy chồng, phải sống vói ông bà ngoại. Em cũng thiếu thốn tình thương, ngoại trừ tình cảm của bà ngoại.

3. Tình bạn trong sáng, đẹp đẽ của những đứa trẻ:

+ Tình bạn giữa A-li-ô-sa và những đứa trẻ con của ông đại tá có được do một sự kiện được kể trước đoạn trích này: một lần A-li-ô-sa cùng với hai đứa lớn con ông đại tá cứu được đứa nhỏ rơi xuống giếng do nghịch ngợm nhảy vào cái gàu nước. Việc A-li-ô-sa sốt sắng và hào hiệp cứu giúp đứa nhỏ đã làm cho bọn trẻ hàng xóm cảm động và tỏ lòng quý mến với cậu.

+ Chúng đều khao khát tình cảm, nhất là tình mẹ. Bọn trẻ đều ở lứa tuổi trong sáng, có nhu cầu được chia sẻ và đều thích truyện cổ tích.

Ở phần đầu đoạn trích, tình bạn giữa A-li-ô-sa và bọn trẻ hàng xóm bắt đầu , nảy nở. Ở phần hai của đoạn trích, ông đại tá xuất hiện và cấm A-li-ô-sa sang choi với lũ trẻ nhà ông. Tình bạn của bọn trẻ được miêu tả thật cảm động ở đoạn ba. A-li-ô-sa thường kể những truyện cổ tích mà em được nghe từ bà ngoại cho bọn trẻ hàng xồm vì chúng cùng chung cảnh ngộ thiếu tình thương của mẹ, nên với chúng, thế giới của tưởng tượng bay bổng và những điều tốt đẹp trong truyện cổ tích còn là một sự an ủi, một cách bù đắp cho những thiếu hụt trong cuộc đòi. Tình bạn trong sáng của tuổi thợ giữa những đứa trẻ của những gia đình dù không cùng đẳng cấp, địa vị xã hội, vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng, vượt qua cả những cách bức và ngăn cản của ngưòi lớn.

4. Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích là chuyện đời thường và truyện cổ tích đan lồng vào nhau trong thế giới trẻ thơ: A-li-ô-sa rất say mê những truyện cổ tích được bà ngoại kể cho nghe và chú truyền niềm say mê đó cho bọn trẻ hàng xóm. Những câu chuyện cổ tích xen vào những câu chuyện đòi thường tạo ra một thế giới đan cài thực – ảo, hiện thực và mơ ước, tưởng tượng, đặc trưng cho thế giới tinh thần của tuổi thơ.

Sự kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc. Câu chuyện được kể qua lòi của A-li-ô-sa nên dễ dàng bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ, nhận xét của nhân vật về những đứa trẻ hàng xóm, làm cho các nhân vật trẻ em được khắc hoạ một cách sinh động, mỗi đứa đều có nét riêng cả về ngoại hình và tính nết.

Tải về file word đầy đủ >> tại đây

Xem thêm 

Cố hương – Lỗ Tấn

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận