Những dạng đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh

Đang tải...

Những dạng đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh

ĐỐI VỚI CÂU KÉP :

Dù đã vững về cách làm câu đơn nhưng đôi khi các em lại lúng túng khi gặp phải những câu có nhiều mệnh đề. Cách làm cũng không khó nếu các em biết phân tích ra thành từng câu riêng rồi làm bình thường, giữ lại các từ nối.

Ví dụ:

When I came, they were repairing my car.

Nhìn vào là thấy rõ ràng có 2 mệnh đề, các em cứ việc tách chúng ra rồi làm bị động từng mệnh đề:

When I came : mệnh đề này không đổi sang bị động được vì không có túc từ

they were repairing my car. làm bị động như bình thường => my car was being repaired Cuối cùng ta nối lại như cũ :

When I came, my car was being repaired

Dạng này suy cho cùng cũng là cách làm từng câu như ta đã học ở trên, còn một dạng nữa phức tạp hơn mà trong các bài kiểm tra cũng thường hay cho, các em cần lưu ý.

Đó là dạng một chủ từ làm 2 hành động khác nhau, ví dụ : They opened the door and stole some pictures dạng này các em cũng tách làm 2 phần nhưng nhớ thêm chủ từ cho phần sau:

They opened the door and they stole some pictures

Lúc này các em chỉ việc đổi sang bị động từng câu riêng biệt và giữ lại liên từ and là xong.

=> The door was opened and some pictures were stolen.

NHỮNG DẠNG ĐẶC BIỆT

Dưới đây là các dạng đặc biệt thường gặp.

DẠNG 1: People say that ….

Dạng này câu chủ động của nó có dạng sau:

People/ they + say/think/believe + (that) + S + V + O

Dạng này có 2 cách đổi sang bị động như sau: (xem sơ đồ)

Cách 1:

Bước 1: Lấy chủ từ mệnh đề sau đem ra đầu câu

Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think….

Bước 3: Lấy động từ say/think.. làm P.P để sau (be)

Bước 4:Lấy động từ mệnh đề sau đổi thành to INF. rồi viết lại hết phần sau động từ này.

LƯU Ý : Nếu động từ trong mệnh đề sau trước thì so với say/think.. thì bước 4 không dùng to INF mà dùng : TO HAVE + P.P

Ví dụ 1:

People said that he was nice to his friends

Bước 1: Lấy chủ từ mệnh đề sau đem ra đầu câu (he )

=> He….

Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think….

Said là quá khứ nên (be) chia thành was

=> He was…

Bước 3: Lấy động từ say/think.. làm P.P để sau (be)

P.P (cột 3) của said cũng là said :

=> He was said..

Bước 4:Lấy động từ mệnh đề sau đổi thành to INF. rồi viết lại hết phần sau động từ này.

So sánh thì ở 2 mệnh đề , ta thấy said và was cùng là thì quá khứ nên đổi động từ mệnh đề sau là was thành to be , viết lại phần sau ( nice to his friends)

=> He was said to be nice to his friends.

Ví dụ 2:

People said that he had been nice to his friends

3 bước đầu làm giống như ví dụ 1 nhưng đến bước 4 thì ta thấy said là quá khứ nhưng had been là quá khứ hoàn thành ( trước thì ) nên ta áp dụng công thức to have + P.P ( P.P của was là been)

=> He was said to have been nice to his friends.

Cách 2:

Bước 1: Dùng IT đầu câu

Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think….

Bước 3: Lấy động từ say/think.. làm P.P để sau (be)

Bước 4: Viết lại từ chữ that đến hết câu.

Ví dụ:

People said that he was nice to his friends

Bước 1: – Bước 1: Dùng IT đầu câu

=> It….

Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think….

Said là quá khứ nên (be) chia thành was

=> It was…

Bước 3: Lấy động từ say/think.. làm P.P để sau (be)

P.P (cột 3) của said cũng là said :

=> It was said…

Bước 4: Viết lại từ chữ that đến hết câu.

=> It was said that he was nice to his friends

Nhận xét:

Bước 2 và 3 giống nhau ở cả 2 cách

Cách 2 dễ hơn do không phải biến đổi động từ phía sau do đó khi ngưới ta kêu đổi sang bị động mà không cho sẵn từ đầu tiên thì các em dùng cách 2 cho dễ

Những dạng đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh

Những dạng đặc biệt của câu bị động trong tiếng Anh

– Xem thêm :

+ Cách dùng câu bị động dạng mẫu V O V

+ Công thức và cấu trúc câu bị động trong Tiếng Anh

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận