Những câu hát than thân – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

I – GỢI DẪN

  1. Hoàn cảnh ra đời của những câu hát than thân :

Những câu hát than thân cũng chiếm một khôi lượng đáng kể trong kho tàng ca dao, dân ca. Nhân vật trữ tình trong đó là những con người có tình cảnh đáng thương, chịu nhiều thua thiệt trong xã hội. Đó là những người nông dân, người phụ nữ, người đi ở,… Mang thân phận nhỏ bé, thấp hèn, mỗi khi đau khổ họ không biết bám víu vào đâu, chỉ biết than thở để rồi rốt cuộc cam chịu số phận như một điều tất yếu. Từ đó, những câu hát than thân ra đời.

Trong những câu hát than thân, chúng ta thường thấy hình ảnh con cò, con hạc, con rùa,… Đó đều là những con vật bé nhỏ, đáng thương. Những người bé nhỏ, thua thiệt tìm thấy trong hình ảnh những con vật đó những điểm rất tương đồng với cuộc sống của mình. Họ nói về sư thua thiệt của những con vật đó là để tư vận vào mình, đồng thời cũng là cách để tô đậm những cảnh ngộ đáng thương mà chính họ đang phải gánh chịu.

  1. Đại ý :

Nội dung chủ yếu của những câu hát than thân là sự thể hiện một cách kín đáo mà sâu sắc tâm trạng đau khổ, tủi nhục, đắng cay của những người có thân phận bé nhỏ, thấp hèn trong xã hội cũ. Ngoài ra, đó còn là sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ, là lời tố cáo sự bất công, ngang trái trong xã hội phong kiến trước đây.

  1. Cách đọc :

Ngoài cách đọc chung của thể ca dao đã nói trong những bài trước, cần chú ý thêm một số điểm sau :

–        Nhóm những câu hát than thân ở đây gồm ba bài ca dao. Kết thúc mỗi bài cần ngừng giọng đọc để phân biệt.

–        Lên giọng ở câu hỏi tu từ (bài 1) để diễn tả sắc thái băn khoăn, đau đớn của những con người không tìm thấy lối thoát cho số phận của mình.

–        Nhấn mạnh điệp từ “Thương thay” mở đầu các dòng sáu (bài 2) để diễn tả nỗi cảm thương đối với những con người bé nhỏ, thua thiệt đó.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò gần gũi với họ hằng ngày trên đồng ruộng. Mặt khác đó là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân.

Ví dụ :

–        Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt nồi nào

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

–        Con cò bay bổng bay la

Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng

Cha sinh mẹ để tay không

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi

Trước là nuôi cải thân tôi

Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con.

–        Con cò lội bãi rau xanh

Đắng cay chịu vậy, than rằng cùng ai.

  1. Trong bài 1 (SGK), cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguv hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bây nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biên cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bê đầy ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hoi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

  1. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại bốn lần. Ý nghĩa của sự lặp lại là :

–        Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần “thương thay” bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động.

–        Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khô sơ nhiều bề của người lao động.

–        Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

  1. Những nỗi thương thân của người lao động thê hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2.

–        Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác.

–        Thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn.

–        Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khôn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi).

–        Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bổn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau lam nên nỗi khô nhiều bề của thân phận người lao động.

  1. Những bài ca dao mở đầu bằng Thân em :

–        Thân em như hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

–        Thân em như giếng giữa đàng

Kẻ thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

–        Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…

Những bài đó thường nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ bị phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng.

Nghệ thuật những bài này giống nhau ở chỗ có từ Thân em mở đầu. Sau đó là từ so sánh. Sau nữa là những hình ảnh được so sánh : hạt mưa, tấm lụa, con hạc, cái giếng,… Mỗi hình ảnh so sánh là một biểu tượng gợi nên thân phận của người phu nữ.

  1. Đọc câu ca dao, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:

–        Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

–        Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được đạt, được tập vào đâu đó nhưng nào có được.

Câu ca dao là lời than của người phu nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

III – LIÊN HỆ

“Ca dao – dân ca là tiếng hát tâm tình của người lao động trong xã hội xưa. Khi hướng về những người thân, những bạn bè cùng cảnh ngộ, hướng về làng xóm, quê hương, ca dao cất lên thành những bài hát ân tình, nghĩa tình. Khi hướng về bản thân, về cảnh ngộ sống lam lũ, bần hàn của mình (và của chung những người cùng hội cùng thuyền) thì đó là những bài hát than thân. Nhưng dù là bài hát ân tình, nghĩa tình hay bài hát than thân thì ca dao vẫn là những tiếng hát trực tiếp đi từ trái tim lên miệng, lời ca là ngọn mà gốc ở trái tim. Ca dao – dân ca cho ta một hình ảnh chân thực, toàn vẹn về cuộc sống tình cảm, về thế giới tâm hồn phong phú mà sâu kín của người lao động.

Những bài ca dao than thân thường trở đi trở lại những từ khổ, thân, phận,… như một ám ảnh nặng nề, sâu thắm. Điều đó phản ánh đúng thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của những tác giả ca dao. Trong xã hội có giai cấp, giàu – nghèo phân chia nghiệt ngã thì dù cho bao lần loay hoay tìm cách đổi thay cảnh ngộ, người nghèo vẫn không sao thoát khỏi đói nghèo, đúng như lời một bài ca dao :

Cây khô xuống nước cũng khô

Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo.

[…] Người lao động bị bóc lột đến cùng kiệt nhưng tiếng kêu cứu của họ nào ai nghe thấu ? Hình ảnh con cuốc kêu đến gầy rạc đi, đến bật máu ra mà tiếng kêu dường tan loãng vào khoảng không rộng lớn gợi liên tưởng đến thân phận thấp cổ bé họng của người lao động nghèo khổ trong xã hội bất công, độc ác ngày xưa. Còn hình ảnh con chim hạc gầy gò, cánh mỏi rồi vẫn cứ phải bay mãi không thôi vào vô định như là ẩn dù cho thân kiếp những người nghèo cam phận khổ sở không biết đến tận bao giờ, họ cứ phải làm lụng liên miên mà tương lai vẫn mịt mù…

Người dân lao động xưa, trong ca dao, đã mượn những con vật tầm thường bé nhỏ, tội nghiệp để tự nói về mình. Những câu ca dao thấm thìa niềm cay đắng như thế có khả năng tác động mạnh mẽ đến lòng thương cảm của những người lắng nghe câu hát than (thì cũng là những người cùng thuyền cùng hội cả thôi), và do đó, cũng có khả năng khơi dậy nơi họ niềm căm phẫn đối với những bất công của cuộc đời cũ.

Giá trị tố cáo, sức mạnh chiến đấu của bài ca tiềm ẩn ngay trong nội dung tình cảm của nó”.

LÊ TRƯỜNG PHÁT (Ca dao dân ca – đẹp và hay, NXB Trẻ, 2003)

File PDF

Xem thêm

Những câu hát châm biếm

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận