Nhân hai số nguyên cùng dấu – Phần 1 – Sách bài tập toán lớp 6

Đang tải...

Bài tập về nhân hai số nguyên cùng dấu sách bài tập toán lớp 6

Bài 120: Tính:

a) (+5).(+11)

b) (-6).9

c) 23.(-7)

d) (-250).(-8)

e) (+4).(-3)

 

Bài 121: Tính 22.(-6). Từ đó suy ra các kết quả:

(+22) . (+6); ( -22) . (+6); (-22) . (-6); (+6) . (-22)

 

Bài 122:

 nhân hai số nguyên cùng dấuTrong trò chơi bắn bi vào các vòng tròn vẽ trên mặt đất (hình 24), bạn Long đã bắn được: 2 viên điểm 5, 2 viên điểm 0 và 2 viên điểm -1. Bạn Minh đã bắn được: 1 viên điểm 10, 2 viên điểm 5, 1 viên điểm -1 và 2 viên điểm -10. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn

 

 

 

 

 

 

Bài 123: So sánh:

a) (-9) . (-8) với 0

b) (-12) . 4 với (-2) . (-3)

c) (+20) . (+8) với (-19) . (-9)

 

Bài 124: Giá trị của biểu thức (x – 4).(x + 5) khi x = -3 là số nào trong bốn số A, B, C, D dưới đây:

(A) 14

(B) 8

(C) (-8)

(D) (-14)

 

Bài 125: Điền số thích hợp vào các ô trống trong hình 25.

nhân hai số nguyên cùng dấu

 

Bài 126: Những số nào trong các số: -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4 là giá trị của số nguyên x thỏa mãn đẳng thức: x.(4+x) = -3?

 

Bài 127: Dự đoán giá trị của số nguyên y trong các đẳng thức sau rồi kiểm tra lại xem có đúng không:

a) (15 – 22) . y = 49

b) (3 + 6 – 10) . y = 200

 

Bài tập bổ sung

Bài 11.1: Tính giá trị của biểu thức, với x = -4, y = -3

a) (-15)x + (-7)y ;

b) (315 – 427)x + (46 – 89)y.

 

Bài 11.2: So sánh:

a) (-14) . (-10) với 7 . 20

b) (-81) . (-8) với 10 . 24.

 

Bài 11.3: Cho x ∈ Z và x ≠ 0. So sánh x . x với 0.

 

 

Xem thêm Nhân hai số nguyên cùng dấu – Phần 2

tại đây

 

Đáp án

Bài 120:

a) 55 ;

b) -54;

c)-161;

d) 2000;

e)-12.

 

Bài 121:

22 . (- 6) = -132. Nên: (+22) . (+ 6) = 132

(-22) . (+6) = -132; (-22) . (-6) = 132; (+ 6) . (-22) = -132.

 

Bài 122:

Tổng số điểm của Long là : 2 . 5 + 2 . 0 + 2 . (-1) = 8

Tổng số điểm của Minh là : 1 . 10 + 2 . 5 + 1 . (-1) + 2 . (-10) = -1

Vậy bạn Long được số điểm cao hơn (8 > -1).

 

Bài 123:

a) (- 9) . (-8) > 0 ;

b) (-12) . 4 < (-2). (-3);

c) (+20) . (+ 8) = 160 ; (-19) . (-9) = 171. Vậy (+20). (+ 8) < (-19). (-9).

 

Bài 124:

Chịn (D) (-14)

 

Bài 125:

Điền từ trên xuống dưới. Kết quả như hình 36.

nhân hai số nguyên cùng dấu

 

Bài 126:

x = -3, -1

 

Bài 127:

a) y = -7

b) y = -200

(Trước hết cần rút gọn, rồi mới dự đoán)

 

Bài tập bổ sung

Bài 11.1:

a) (-15)x + (-7)y = (-15)(-4) + (-7)(-3)

= 60 + 21 = 81.

b) (315 – 427)x + (46 – 89)y = (315 – 427).(-4) + (46 – 89).(-3)

= (-112).(-4) + (-43).(-3) = 448 + 129 = 577.

 

Bài 11.2:

a) Bằng nhau ;

b) (-81)(-8) = 648 > 10 . 24 = 240.

 

Bài 11.3:

Vì x . x là tích của hai số nguyên khác 0 cùng dấu nên là một số dương, do đó x . x > 0.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận