Nghị luận về vấn đề phá hoại môi trường, cảnh quan thiên nhiên – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Đề bài:  Đặt một đề văn với chủ đề về việc phá hoại môi trửờng, cảnh quan viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về vấn đề đó.

1. Yêu cầu

– Tự đặt một đề tập làm văn nghị luận với chủ đề cho trước.

– Nội dung nghị luận là một vấn đề mà xã hội đang quan tâm và lo lắng. Đó là vấn đề môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống của con người.

– Vận dụng những hiểu biết về môi trường, những thông tin trên các phương tiện truyền thông để làm bài.

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

– Nên tham khảo tài liệu sách, báo, ảnh… để có tư liệu ỉàm bài.

– Cần chọn một vấn đề cụ thể như ô nhiễm nguồn nước, không khí hay vấn đề rác thải, sử dụng thuốc trừ sâu,…

– Sử dụng nghị luận giải thích và chứng minh là chủ yếu, ngoài ra, kết hợp khéo léo với các phương thức đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm).

– Nên thu thập và đuầ ra những số liệu chính xác để bài nghị luận có tính thuyết, phục.

– Cần thể hiện suy nghĩ và kiến nghị mang tính cá nhân của người viết.

3. Lập dàn ý (dàn ý chung)

a. Mở bài

– Môi trường thiên nhiên gắn bó mật thiết với con người.

– Con người phá hoại một cách vô ỹ thức. Đặc biệt là hiện tượng…

b. Thân bài

– Giải thích khái niệm về hiện tượng phá hoại môi trường đã chọn, (ví dụ: Chẳng hạn như trước hết phải hiểu thế nào là rác thải?…)

– Sự việc… gây tác hại như thế nào đối với môi trường sống của con người?

– Suy nghĩ (trọng tâm)

  • Cần làm gì để chấm dứt nguy cơ trên ?
  • Vai trò của tuyên truyền, giáo dục trong việc này ?

– Thanh niên, học sinh cần có những hành động thiết thực gì để bảo vệ môi trường ?

  • Đối với xã hội: nhắc nhở, tuyên truyền,…
  • Đối với bản thân : gương mẫu, vận động người thân trong gia đình.

c. Kết bài : Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ chính cuộc sống của mình.

4. Bài làm minh hoạ

Vấn đề tôi đề cập dưới đây là vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ. Đó là làm sao để sử dụng nước cho đúng cách, làm sao để giữ gìn nguồn nước sạch.

Hằng ngày ta thấy nước ở khắp mọi nơi : ao hồ, sông ngòi, mưa tuyết, mưa đá, băng, thậm chí trong những chai nước giải khát và ngay cả trong toilet. Vậy nước là gì ? Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị, là hợp chất của ôxi và hiđrô, có công thức hoá học là H20, sôi ở 100°c và hoá rắn ở 0°c. Nước tham gia rất nhiều phản ứng hoá học trong cơ thể sống và trorig sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước là khởi nguồn sự sống.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết 3/4 bề mặt trái đất của chúng ta là nước. Nhưng không phải ai cũng biết rằng 97% lượng nước trên trái đất là nước mặn, nước ngọt chỉ chiếm 3%. Đó là một con số quá nhỏ, vậy mà 2,1% trong lượng nước ít ỏi đó lại là những tảng băng ở 2 cực, nước mà con người có thể sử dụng hằng ngày chỉ chiếm trên dưới 1%. Rõ ràng tài nguyên nước là có hạn, không những thế còn chẳng nhiều nhặn gì, trong khi mỗi gia đình trung bình cần 300 lít nước mỗi ngày, sản xuất công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp cần hàng vạn tấn nước cho mỗi tấn sản phẩm. Vậy vì sao con người có thể tồn tại hàng thiên niên kỉ chỉ với 1% lượng nước trên trái đất ?

Thật may vì nước ta dùng không hề mất đi, mà quay lại với con người sau khi qua một quá trình thanh lọc của thiên nhiên. Nước qua sử dụng chảy ra sông hồ, dần dần bay hơi trở thành những hạt nước nhỏ li ti trong không khí mà mắt thường không nhìn thấy được. Những hạt nước này bốc hơi lên đến một độ cao nhất định sẽ gặp lạnh. (Càng lên cao nhiệt độ càng hạ xuống và ngưng tụ thành những giọt nhổ. Những giọt nước này liên tục hợp lại với nhau và trở nên to, nặng dần. Đến một thời điểm nhất định, khi luồng không khí đối lưu bốc từ dưới lên không đủ để giữ chúng lơ lửng trên không, chúng sẽ rơi xuống trở thành mưa. Mưa rơi xuống đất và nước lại chảy ra sông hồ. Lượng nước ngấm xuống đất cũng sẽ theo những mạch ngầm chảy ra sông hồ. Nước sông hồ lại tiếp tục bay hơi… Quá trình này được gọi là vòng tuần hoàn nước. Vì vậy nguồn nước con người sử dụng tưởng chừng như vô hạn).

Lí thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế thì lại khác. Con người đang can thiệp một cách thô bạo vào vòng tuần hoàn nước, gây ra những ảnh hưởng xấu đên nguồn nước của thiên nhiên, hay gần hơn là đến chính đời sống của chúng ta.

Nước mưa rơi xuống đất, chảy ra sông và được ngăn giữ lại ở các đập nước hay dẫn vào hồ chứa để phục vụ cho sản xuất, cung cấp nước uống và sinh hoạt. Vậy nếu muầ nhiễm bẩn, hay chính xác hơn là những đám mây và hơi nước trong không khí bị ô nhiễm thì nguồn nước đương nhiên cũng bị nhiễm bẩn theo. Và con người đang làm ô nhiễm chính nguồn nước uống của mình bằng khí thải công nghiệp độc hại và khói của hàng tỉ phương tiện giao thông trên thế giới. Hãy thử tưởng tượng từng hạt nước bạn uống hằng ngày chứa trong nó hàng ngàn độc tố, liệu bạn có khỏi rùng mình ghê sợ ?

Ngoài nước mưa, từ xưa con người đã biết tận dụng nguồn nước trong lòng đất phục vụ cho sinh hoạt bằng cách đào giếng nước. Nước giếng chính là nước ngầm. Tỉ lệ nước trên trái đất là 85% nước trên mặt đất và 15% nước ngầm. Vậy nước ngầm được tích trữ bằng cách nào ? Rừng và ruộng nước có khả năng giữ nước gấp 20 lần đập nước nhân tạo. Hệ thống rễ cây và các sinh vật cộng sinh làm cho đất quanh mỗi gốc cây có khả năng hút nước như những tấm bọt biển vậy. Không những thế, mỗi thân cây cũng có chứa nước. Có thể nói, rừng là hồ chúầ nước khổng lồ. Nước có trong đất rừng và ruộng nước sẽ ngấm sâu xuống, tạo ra các mạch nước ngầm, hay nói cách khác, chính rừng cây đã tạo ra nước ngầm. Vậy mà lượng nước ngầm đang dần cạn kiệt dưới bàn tay con người. Các rừng cây đang bị chặt phá không thương tiếc, để lại mặt đất trống phẳng lì. Vậy là nước mưa rơi xuống cứ chảy băng băng mà không kịp ngấm xuống, khiến cho lượng nước ngầm đang giảm xuống rõ rệt. Trong khi đó, con người lại đang không ngừng hút cạn nguồn nước của quả đất. Các nhà máy, xí nghiệp lớn mỗi ngày tiêu thụ hàng chục tấn nước ngầm. Một giếng nước phục vụ sinh hoạt chỉ cần khoan sâu khoảng 10m là đủ dùng, trong khi đó một giếng khoan phục vụ công nghiệp phải sâu ít nhất 100m. Không chỉ làm cạn kiệt, nước ngầm còn đang bị con người làm ô nhiễm nước ngầm. Nước mưa rơi xuống các bãi rác thải cũng ngấm vào các mạch ngầm, gây nhiễm bẩn. Chưa hết, chất thải trong các hố vệ sinh của con người cũng gây nhiễm bẩn nước. Vậy mà con người hằng ngày vẫn đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải của chính mình để ăn uống, tắm giặt… Thật đáng sợ ! phân huỷ, sẽ hết nguy hiểm. Nhưng đa số loại hoá chất không tự tiêu huỷ trong môi trường tự nhịên, mà còn mãi trong nước, do vậy chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng đủ gây hậu quả ghê gớm. Vậy thì thử hỏi, hàng tấn hoá chất chứa trong nước thải công nghiệp đang tàn phá nước sông hồ đến chừng nào ? Thêm nữa, riêng đối với hồ nước, để giữ gìn hồ còn cần bảo vệ vành đai tự nhiên quanh hồ. Chúng ta đang chặt cây và san ủi đất quanh hồ để xây dựng nhà cửa, công xưởng, mà không biết rằng, như thế là gián tiếp phá huỷ hệ sinh thái tự nhiên trong môi trường nước hồ. Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn trôi đất và các chất thải trên bờ xuống hồ làm nước hồ vẩn đục. Do vậy mà bao nhiêu sinh vật đang chết dần chết mòn bởi không chịu nổi môi trường nước ô nhiễm nặng nề. Vậy là con người cùng lúc chỉ với một việc làm đã gây ra hai tội ác với thiên nhiên.Còn một nguồn nước nữa đã và đang bị bàn tay con người làm nhiễm bẩn, đó là nước sông hồ. Chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chưa qua xử lí cứ ào ào tuôn xuống sông hổ, khiến nước ngày càng bị ô nhiễm nặng thêm, trong đó, đáng sợ là có rất nhiều hoá chất độc hại. So với sự ô nhiễm do rác rưởi, sự ô nhiễm do hoá chất còn kinh khủng hơn rất nhiều. Rác rưởi sau khi được vi sinh vật

Có lẽ nhiều người cho rằng, công nghệ hiện đại ngày nay đã có thể thanh lọc, khử trùng nước để phục vụ cho sinh hoạt. Đó là thứ nước mà chúng ta vẫn gọi là “nước máy”. Nhưng ít ai biết, trong thứ nước máy trong vắt tưởng như tuyệt đối an toàn kia lại chứa muôn ngàn mối nguy hại tiềm ẩn. Nước máy chính là nước thải được đưa về bể lọc để lọc thành nước sinh hoạt. Tại bể lọc, rác được các vi sinh vật phân huỷ để nước không còn lẫn tạp chất. Còn để khử trùng, người ta cho chất clo (kí hiệu hoá học là Cl) vào nước. Nhưng nếu cho không đúng liều lượng, chất clo này có thể trở nên vô cùng nguy hiểm. Nước chứa quá nhiều clo sẽ có mùi nồng và vị chát, không thể uống được. Dù biết vậy nhưng con người vẫn phải sử dụng clo để lọc nước. Nhưng cho dù chấp nhận sử dụng clo, thì chúng ta vẫn phải bó tay nếu nước quá bẩn, cho bao nhiêu clo cũng không diệt hết vi khuẩn. Trái lại, clo kết hợp với một số chất hoá học lẫn trong nước có thể tạo ra những hợp chất còn độc hại hơn nữa. Thậm chí có những chất gây ung thư như Tri halo methan.

Chưa hết, không chỉ có clo và các hoá chất độc hại, nước máy còn có thể bị ô nhiễm bởi một nguyên nhân khác. Ai cũng biết, nước máy được dẫn từ bể lọc thông qua các ống dẫn nước. Thực ra, hệ thống ống dẫn nước cũng t

Tương tự như hệ tuần hoàn máu trong cơ thể chúng ta vậy. Ống dẫn nước được chia làm hai loại : loại thứ nhất đưa nước sạch từ các bể lọc cung cấp cho các gia đình, loại thứ hai là ống thoát, đưa nước bẩn đi. Nhờ hệ thống tuần hoàn này mà thành phố có thể tồn tại được, giống như chúng ra có thể duy trì sự sống. Nhiữig đường ống dẫn nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ống nước bị rỉ hay. bị thủng đều có thể làm nước nhiễm bẩn. Vì thế ở một số nơi, ngay cả trong các thành phố lớn, nước máy cũng rất đục. Trên lí thuyết, chỉ cần quan tâm bảo trì các đường ống là mọi việc sẽ đâu vào đấy. Nhưng thực ra việc bảo trì các đường ống gặp rất nhiều khó khăn. Công việc suầ chữa các hệ thống dẫn nước chưa được quan tâm đúng mức, hơn nữa phần lớn các ống dẫn đều là ống chòn chìm, nên một khi hỏng thì rất khó sửa. Hoá chất clo một lần nữa góp phần làm ô nhiễm nước bằng một con đường khác, đó là gây gỉ sắt các đường ống dẫn nước. Rõ ràng nước máy không phải tuyệt đối an toàn như chúng ta tưởng.

Không chỉ có thế, con người còn làm lãng phí nước bằng một cách khác.

Đường nhựa trong thành phố không hề thấm một giọt nước mưanào, nước cứ chảy băng băng xuống cống rồi đổ ra sông, ra biển. Đó là một sự lãng phí rất lớn khi chúng ta để cho 1% nước ngọt ít ỏi cứ chảy ào ào sang phần 97% nước mặn kia. Nếu xét về phương diện tiết kiệm nước, thì đường đất và đường rải đá khi xưa còn có ích hơn nhiều so với đường bê tông.

Con người ra sức chống lại các thảm hoạ thiên nhiên, mà không biết rằng, xét trên khía cạnh nào đó, chính mình lại đang gây ra một thảm hoạ nặng nề cho mẹ thiên nhiên. Nước là tài nguyên quý giá nhất mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho trái đất. Không có nước nghĩa là không còn sự sống. Hãy hành động trước khi quá muộn. Đừng giết chết khởi nguồn của sự sống, đừng để con cháu chúng ta sau này phải gánh chịu hậu quả, khi mà ốc đảo của Thái dương hệ trở nên khô khan cằn cỗi. Hãy để cho trái đất luôn tươi tốt đúng với tên gọi của nó : Hành tinh xanh.

(Nguyễn Nhật Minh, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Bạn đã lựa chọn việc giữ gìn nguồn nước làm đề tài cho bài viết của mình. Các tư liệu về nước khá phong phú và chi tiết. Người viết đã đi sâu vào vòng tuần hoàn của nước, phân tích về sự can thiệp của con người dẫn đến nguồn tài nguyên nước bị khai thác cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nề. Nước mưa, nước ngầm, nước sông, hồ đều có nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt bởi chính bàn tay con người khi chặt phá rừng, khi tiến hành sản xuất công nghiệp, khi xả chất thải chưa qua xử lí vào nguồn nước. Người viết cũng đưa ra các chứng cứ và sự phân tích khá sâu về nước máy và nguy cơ tiềm ẩn của loại nước tưởng như là tuyệt đối an toàn do con người sử dụng công nghệ hiện đại tạo ra. Có điều cần xem lại về nước máy ở một số nơi của Việt Nam. Đó chính là nước ngầm được khai thác lên và xử lí chứ không phải là nước thải được mang về bể lọc.

Phần kết bài là sự hô hào hành động để bảo vệ nguồn nước. Nếu như người viết đưa ra được các nhiệm vụ cụ thể về việc tiết kiệm nước, về việc bảo vệ rừng, về việc giữ vệ sinh nguồn nước công cộng thì bài viết còn thuyết phục hơn nữa. Có thể thấy đây là một bài viết công phu về việc sưu tầm tư liệu và mạch lạc trong diễn đạt.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận