Một số kiến thức về: Văn tự sự – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 (phần 2)

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Một số kiến thức về: Văn tự sự – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Một số kiến thức về: Văn tự sự

(Phần 2)

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

II. – NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VĂN TỰ SỰ

1. Cách xác định cốt truyện và tạo tình huống

Xác định cốt truyện là việc làm đầu tiên của một nhà văn khi muốn hình thành tác phẩm tự sự. Đối với các nhà văn, công việc này hết sức cần thiết và quan trọng, nhưng cũng hoàn toàn không đơn giản. Để có một cốt truyện hay, nhà văn phải hết sức dụng công. Nào là tìm tòi những câu chuyện có thực diễn ra trong cuộc sống. Nào là lựa chọn, sắp xếp, thêm bớt, sửa đổi để hình thành một cốt truyện mới cho tác phẩm của mình.

Đối với người học sinh làm văn tự sự, việc tìm cốt truyện cũng rất khó khăn. Thông thường học sinh hay tạo ra những cốt truyện đơn giản, khuôn sáo, thiếu sức hấp dẫn. Chẳng hạn như gặp đề tập làm văn yêu cầu kể câu chuyện về gương người tốt việc tốt, đa số các em chọn cốt truyện kể về việc giúp đỡ một anh thương binh qua đường phố đông người ; giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ; giúp một em bé lạc tìm được người thân,… (những cốt truyện này thường đã sẩn có trong các bài học đạo đức mà các em đã được học và đọc qua). Hoặc khi gặp đề văn yêu cầu kể về tình bạn, các em chỉ kể đơn giản : gặp bạn và làm quen như thế nào ?

Biểu hiện tình bạn thân thiết ra sao ? (cùng học một lớp, cùng ngồi một bàn, đi về chung một đường, V.V.).

Có nghĩa là trong câu chuyên kể của các em quá ít tình tiết, sự kiện. Diễn biến câu chuyện thường đơn giản, hời hợt, không có những tình huống bất ngờ khiến cho người đọc cảm thấy bài văn nhạt nhẽo. Thậm chí, có những bài làm chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu nên dẫn tới xa đề.

Sau đây là bài làm của một học sinh lớp 7 (khoá học 2000 – 2001), khi cô giáo ra đề văn kể chuyện “Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về người bạn thân giờ đã chuyển đi xa ” :

Tôi và Hà là đôi bạn thân. Giờ Hà đã cùng gia đình chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng những kỉ niệm cũ về người bạn ấy vẫn luôn sống mãi trong lòng tôi.

Chúng tôi làm quen với nhau từ đầu năm học lớp 4. Lần ấy bố mẹ tôi bận đi công tác xa, thế là tôi được chuyển về quê ở với ông bà nội và học tại trường tiểu học xã nhà. Ngày khai giảng, ông nội dắt tôi tới trường. Lạ thầy, lạ bạn, tôi cứ đứng nép sau người ông khiến cho lũ học trò lại càng tò mò. Tôi được xếp vào lớp 4A. Ngồi cùng bàn với tôi là một cô bạn người nhỏ nhắn, nước da ngâm đen và có hai bím tóc được tết lại gọn gàng. Đó là Hà. Suốt buổi học, mỗi lần nhìn quanh, tôi lại bắt gặp những ánh mắt xa lạ và không mấy thiện cảm. Chả là trông vóc dáng bề ngoài, tôi khác xa với lũ trẻ ở đây. Những năm sống ở thành phố, suốt ngày chỉ có ăn với học, không phải đụng chân tay vào bất cứ việc gì nên tôi có nước da trắng trẻo, vốc dáng lại cao lớn hơn bạn bè cùng lứa. Thêm vào đó là mái tóc cắt cao trông hơi kiêu kì. Những cái nhìn soi mói của lũ bạn mới khiến tôi cảm thấy khó chịu và muốn quay về thành phố ngay. Nhưng Hà đã giúp tôi nhanh chóng hoà nhập với bạn bè xung quanh. Ngay từ những phút đầu tiên, cô bé đã nheo mắt cười cười làm quen với tôi. Giờ ra chơi, Hà tranh thủ giới thiệu với tôi vế. cô giáo chủ nhiệm, về các bạn trong lớp. Rồi sau đó, Hà kéo tôi ra sân, rủ tôi cùng tham gia trò nhảy dây với các bạn. Cuối buổi học, Hà đi cùng tôi về nhà. Rất may là chúng tôi cùng đường. Nhà Hà ở ngay trong xóm mà ông bà tôi đang sống.

Từ buổi ấy, tôi yà Hà trở thành đôi bạn thân. Hà sống ở đây đã lâu nên ngõ. ngách nào cũng thông thuộc. Chiều chiều, chúng tôi cùng bọn trẻ trong xóm lùa trâu ra bãi cỏ rộng sau làng. Đây là vương quốc riêng của bọn trẻ. Thôi thì đủ các trò : nào thả diều, nào đánh trận giả, nào nhảy dây, kéo co,… Đứa nào cũng thủ săn một thứ quà vặt trong túi : mấy quả ổi xanh, một nắm lạc luộc, chùm dâu dâu chín,… Ban đầu, thấy tôi còn ngại ngùng rụt rè, Hà kéo tay tôi ào vào nhập cuộc. Lâu quen dần, tôi trở nên bạo dạn. Cũng chạy nhảy. Cũng hò hét. Nước da trắng hồng của tôi đã được “nhuộm màu” nhưng điều đó không.làm tôi bận tâm. Bởi vì tôi đã có được một quãng tuổi thơ đầy ý nghĩa.

Hà còn là một cô bé học giỏi. Từ khi có tôi cùng lớp, Hà thường rủ tôi học nhóm hoặc trao đổi bài ngay trên đường từ nhà đến trường. Tôi rất ngạc nhiên trước sự thông minh và vốn hiểu biết của Hà. ơ thành phố, tôi đã từng được mệnh danh là “mọt sách”, từng được công nhận là “cây toán” của lớp. Vậy mà về đây, có những lúc giải toán, tôi vẫn thua Hà. Không dám nói ra, nhưng tôi thầm cảm phục cô bạn nhỏ bé của mình. Cứ thế, chúng tôi luôn sát cánh bên nhau cùng học, cùng chơi. Trong hai kì thi học sinh giỏi lóp 4 và lớp 5, cả hai chúng tôi đều đoạt giải cao.

Khi chúng tôi học hết tiểu học, bố mẹ tôi cũng hoàn thành chuyến công tác xa, xin phép ông bà nội đón tôi lên thành phố. Và thật ngẫu nhiên, đó cũng là lúc Hà cùng gia đình chuyển vào Nam.. Thế là chúng tôi xa nhau. Buổi chia tay diễn ra vô cùng xúc động. Đứa nào cũng khóc. Nhưng chúng tôi biết rằng khoảng cách không gian và thời gian sẽ không thể nào chia cắt nổi tình bạn thân thiết của chúng tôi.

(Bài làm của học sinh)

Đọc bài văn trên, ta thấy người viết đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của đề ra. Tức là làm đúng thể loại (văn tự sự). Nội dung câu chuyện có đề cập tới kỉ niệm về người bạn thân. Thời gian tương đối hợp lí (chuyện xảy ra trong quá khứ). Nhân vật phần nào đó đã được miêu tả với những hình ảnh khá cụ thể và sinh động (Nhân vật Hà có vóc “người nhỏ nhắn”, “nước da ngăm đen”, “hai bím tóc được tết lại gọn gàng”. Còn nhân vật “tôi” thì “nước da trắng trẻo”, “vóc dáng cao lớn”, “mái tóc cắt cao trông hơi kiêu kì”), về diễn đạt, lời văn rõ ràng, trôi chảy. Tuy nhiên, xét kĩ, ta sẽ phát hiện ra nhiều điểm chưa ổn trong bài. Đặc biệt là lỗi về cốt truyện. Câu chuyện kể còn hời hợt, lan man, nhất là phần sau. Đề ra chỉ yêu cầu kể “một kỉ niệm đáng nhớ ” nhưng bài làm thì đề cập tới một quãng thời gian hai năm (lớp 4 và lớp 5) với khá nhiều kỉ niệm. Mà kỉ niệm nào cũng chỉ được nhắc tới thoáng qua, không đủ sức gây ấn tượng cho người đọc. Lỗi này thể hiện rõ ngay từ phần mở bài. Lẽ ra sau ý khái quát “những kỉ niệm cũ về người bạn ấy luôn sống mãi trong lòng tôi”, người viết nên giới hạn bằng “một kỉ niệm đáng nhớ” như đề ra đã yêu cầu. Và vì kể lan man nhiều kỉ niệm nên cốt truyện rất hời hợt. Đã vậy, người kể chưa tạo được tình huống cho câu chuyện. Chẳng hạn như bài kể chuyện chỉ cần tập trung vào kỉ niệm viết về người bạn thân trong buổi đầu tiên nhân vật “tôi” đến trường mới, dựng thêm tình huống nhân vật “tôi” bị lũ trẻ cùng trường (hoặc cùng lớp) trêu chọc, chế giễu về một đặc điểm nào đó khiến cho “tôi” buồn tủi, muốn bỏ học quay trở về trường cũ. Đúng lúc đó, nhân vật Hà đã xuất hiện, dùng lời lẽ để ngăn cản trò trêu chọc của bọn trẻ, bảo vệ cho nhân vật “tôi”,… Hoặc cũng có thể chọn một kỉ niệm đáng nhớ trong chuỗi ngày nhân vật “tôi” cùng Hà và lũ trẻ trong xóm chơi đùa trên bãi cỏ sau làng. Tuy nhiên, dù ở tình huống nào, người kể cũng nên cố gắng làm nổi bật vẻ đẹp đáng mến phục của nhân vật Hà – người bạn thân.

Sau đây, ta có thể tham khảo một bài văn cùng yêu cầu về nội dung như trên nhưng có những khắc phục về cốt truyện và cách kể :

– Lan ơi ! Cháu có thư này !

Nghe tiếng gọi của bác đưa thự, tôi vội vã chạy ra cổng. Thì ra là thư của cái Hà — cô bạn gái thân thiết đã cùng học với tôi những năm cuối cùng của bậc tiểu học. Giờ Hà đang ở cùng với bố mẹ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn nét chữ tròn, hơi nghiêng, nghiêng đã trỏ nên vô cùng quen thuộc trên bì thư, tôi xúc đông quá. Bao nhiêu kỉ niệm cũ sống dậy trong lòng tôi. Nhưng có lẽ nhớ nhất là cái buổi đầu tiên tôi gặp và quen Hà…

Đó là một buổi sáng mùa thu, năm tôi bắt đầu vào lớp 4. Vì bố mẹ bận đi công tác xa nhà trong một thời gian dài nên tôi được gửi vê quê ỏ với ông bà nội. Ngày’khai giảng, ông đưa tôi đến trường làng. Là một cô bé chủ yếu sống và lớn lên ở thành phố, dù đã từng làm liên đội trưởng, và đã được các cô giáo cùng bạn bè ỏ trường cũ khen là “nhanh nhẹn”, “bạo dạn”, nhưng không hiểu sao khi theo ông đến trường làng, tôi lụi trở nên rụt rè. Xung quanh tôi, cái gì cũng lạ lẫm. Con đường làng cong cong đi men giữa những rặng tre và những bờ lúa còn ướt đẫm sương. Ngôi trường đơn sơ với những dãy nhà ngói đã cũ kĩ. Cái cổng sơn xành nép dưới bóng một cây phượng già cỗi. Sân chơi khá rộng, nhưng đầy cát chứ không được lát gạch như ở trường cũ của tôi. Thỉnh thoảng, có cậu học trò tinh nghịch nào đó vừa đi vừa ủi chân hất cát lên là y như rằng bụi tung mù mịt. Còn bọn trẻ thì khỏi phải nói. Sưu một mùa hè chạy nhầy dưới nắng, da đứa nào đứa nấy đen nhẻm, tóc thì cháy như râu ngô. Ngày khai trường nhưng chúng cũng ăn mặc rất giản dị với những cái quần xanh, áo trắng đã cũ. Cả mũ ca lô và khăn quàng đỏ cũng cũ. Còn tôi lại xúng xính với một bộ trang phục còn mới tinh. Từ quần áo, mũ khăn cho đến cả đôi dép Bitis màu trắng sữa. Thêm vào đó, tôi lại có vóc người khá cao và nước da trắng hồng, trông ra dáng “tiểu thư yểu điệu” như các cô các chú ở quê vẫn đùa. Có lẽ vì vậy mà tôi cảm thấy mình trở nên lạc lõng giữa ngôi trường và lũ bạn mới.

Sau khi dẫn tôi vào lớp 4A theo lời giới thiệu của thầy giáo Hiệu trưởng, ông tôi ra về. Chưa đến giờ làm lễ khai giảng, ngồi trong lớp cũng buồn, tôi mon men ra đứng ở cửa nhìn lũ trẻ chơi đùa. Ngay lập tức, tôi trở thành tiêu điểm để lũ học trò nghịch như quỷ sứ kia chú ý. Đầu tiên là một thằng bé tóc hủi cua, mặt mũi đen nhẻm, cao lêu đêu, ra dáng đại ca lên tiếng :

– Ề! Chúng mày nhìn kìa! Hôm nay lớp 4A được đón một “tiểu thư xinh đẹp” đấy ! Trông “quý bà” mới va dáng ì ùm sao !

Cà bọn cười tán thưởng làm tôi ngượng chín mặt. Đã vậy, một vài đứa còn xì xào :

– Da nó trắng quá chúng mày ạ !

– Trắng gì ! Nó bôi phấn đấy. Lũ trẻ con thành phố dạo này cũng đua đòi ăn chơi lắm…

Buồn tủi, không hiểu sao nước mắt tôi trào ra. Tôi thấy mình cô độc. Lũ trẻ càng khoái trá. Chúng được dịp nhao lên :

– Mới đùa tid chút mà đã “nhè” chúng mày ơi ! -Mít ướt ! Mít ướt!…

Vừa lúc ấy, một cô bé có vóc người nhỏ nhắn xuất hiện :

– Các bạn lùm gì đấy ! Thấy người ta lạ nên bắt nạt phải không ? Thôi ngay cái trò vớ vẩn ấy đi, không tí nữa tớ báo cao cô giáo.

Bọn trẻ đan ẹ hào hứng, tự nhiên im bặt. Một đứa dẩu miệng, nói vớt vát:

-Gớm ! Gì mà hắc thế hả lớp trưởng ! Bọn này đùa tí cho vui ấy mà !

Vừa lúc ấy, tiếng trống vang lên báo hiệu các lớp ra tập trung tại sân trường để lùm lễ khai giảng, cả bọn được dịp chạy ùa đi. Hà kéo tay tôi ra chỗ tập trung. Đến lúc này, tôi mới có dịp nhìn kĩ cô bạn gái – lớp trưởng lớp 4A. Hà có gương mặt thông minh, không xinh lắm nhưng ai đã nhìn một lần thì rất khó quên. Một đôi mắt mở to, đen láy. Một cái mũi hơi hếch trông ngồ ngộ. vầng trán cao, phất phơ mấy sợi tóc mai hoe vàng. Hai bím tóc nqắn được tết lại gọn gàng, ngoe nguẩy theo mỗi nhịp bước đi của Hà. Như bọn trẻ ở đây, Hà cũng có nước da ngâm đen. Khi Hà cười, để lộ mấy cái văng khểnh, toát lên vẻ tinh nghịch, dễ mến, vù trông cùng có duyên. Bước theo Hà, tôi thoáng nghĩ trong bụng : “Cô bạn lớp trưởng này có lẽ cũng hắc lấm đây ! Nhìn thái độ của bọn con trai lúc nãy thì biết. Chỉ một câu nói mà Hà đã có thể khiến cho bọn chúng phải tuân phục cơ mù !”.

Từ đó, tôi và Hà trở thành đôi bạn thân. Chúng tôi không chỉ học cùng lớp, mù còn ngồi cùng bàn và đi học cùng đường nữa đấy. Nhà Hà ở ngay trong xóm mà ông bà nội tôi đang sống. Càng chơi, tôi càng phát hiện ra ở Hà nhiều nét đáng quý. Tôi khâm phục Hà không chỉ vì Hà học giỏi, thông minh mà còn bởi ỏ Hà luôn toát lên vẻ cương nghị, chân thành. Xét vê tính cách thì Hà có vẻ “người lớn” hơn tôi nhiều. Chính Hà đã giúp tôi nhanh chóng hoà nhập với bạn bè và mọi người xung quanh.

Khi tôi kết thúc năm học lớp 5, bố mẹ tôi cũng hoàn thành chuyến công tác xa, về quê xin phép ông bà nội đón tôi trở lại thành phố. Và thật ngẫu nhiên, Hà cũng cùng gia đình chuyển vào Nam. Thế là chúng tôi phải xa nhau. Buổi chia tay của chúng tôi diễn ra thật lựu luyến, bịn rịn. Hai năm trôi qua với biết bao nhiêu kỉ niệm, làm sao chúng tôi có thể quên. Giờ cầm lá thư trên tay, nhìn những dòng chữ quen thuộc, tôi như đang hình dung được gương mặt bầu bĩnh, cương nghị và thông minh của Hà. Và tôi tin rằng khoảng cách không gian, thời gian chắc chắn sẽ không bao giờ có thể làm cho tình bạn giữa chúng tôi phai nhạt. Phải vậy không Hà ?

Từ việc so sánh hai bài văn trên, ta có thể rút ra một số lưu ý trong thao tác xây dựng cốt truyện khi làm văn tự sự :

Thứ nhất, cốt truyện cần phải có nhiều tình tiết với những diễn biến phong phú. Không nên chọn cốt truyện quá đơn giản. Dù là kể chuyện người thật việc thật, hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truyện cũng phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống. Có thể hư cấu, tức là thay đổi, thêm bớt tình tiết để cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn, nhưng tránh bịa cốt truyện. Có nghĩa là không được đưa vào cốt truyện những tình tiết phi lí, thiếu thực tế. Chẳng hạn như muốn cho nhân vật có sự thay đổi trong tính cách, hoặc chuyển từ học kém sang học giỏi thì cẳn phải có một thời gian dài, không thể tính bằng một tháng hay một học kì. Ngay cả sự thay đổi trong nhân vật cũng phải ở một chừng mực nhất định. Đùng đưa vào những tình tiết có tính đột biến tới mức phi lí. Một học sinh vốn học ở mức độ kém (do lười biếng), sau một thời gian ngắn, nếu phấn đấu tốt và có sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè thì cũng chỉ có thể vươn lên trở thành một học sinh tiên tiến chứ không nhất thiết phải thổi phồng lên, cho nhân vật trở thành một học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh hay giỏi quốc gia. ớ tuổi học trò, nếu có những hoạt động tương thân tương ái, giúp đỡ bạn nghèo thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải, hợp lí : người tặng bạn quyển vở, người tậng bạn mấy quyển sách giáo khoa, có người góp tiền ăn sáng để giúp bạn,… Không thể tặng bạn những vật đắt tiền như chiếc xe đạp hay những bộ quần áo, v.v.

Thứ hai, trong chuỗi cấc tình tiết được đưa vào cốt truyện, người kể phải biết xác định tình tiết nào chính, tình tiết nào phụ. Nếu kể các tình tiết với giọng kể đều đều, tình tiết nào cũng lần lượt được dẫn ra tỉ mỉ thì câu chuyện quá dài. Ngược lại, tình tiết nào cũng chỉ được điểm qua thì cốt truyện lại quá hời hợt, không đủ sức tạo dấu ấn cho người đọc, người nghe. Nói như vậy có nghĩa là người kể chuyện phải biết nhấn vào những tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ, dùng tình tiết phụ tạo nền để làm nổi bật tình tiết chính. Số lượng tình tiết chính cũng không nên nhiều quá.

Thứ ba, cần tạo tình huống cho cốt truyện. Tinh huống được tạo nên phải thật bất ngờ, thậm chí người đọc có thể chưa lường tới. Việc đưa tình huống và xử lí tình huống cũng đòi hỏi thật linh hoạt, khéo léo. Không nên vội vàng, hấp tấp giải quyết ngay tình huống vừa đưa ra, mà nên chọn thời điểm giải quyết tình huống một cách hợp lí và bất ngờ, cuốn hút người đọc, người nghe (chẳng hạn như cách giải quyết tình huống ở cuối truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Ớ truyện ngắn này tác giả đã dẫn dắt tình tiết cốt truyện một cách khéo léo, đẩy tâm trạng bực bội, khó chịu của người anh lên đến đỉnh điểm, để rồi kết thúc tác phẩm, với chi tiết bức tranh dự thi nhan đề “Anh trai tôi” của cô em gái, tác giả đã giải toả tâm lí nặng nề của người anh trai, khiến cho nhân vật này sửng sốt, bàng hoàng, vừa xúc động vừa xấu hổ trước tấm lòng nhân hậu, độ lượng của cô em gái). Xây dựng tình huống đặc sắc là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cốt truyện.

2. Cách xây dựng nhân vật

Thông thường, khi làm văn kể chuyện, học sinh chỉ chú ý tới cốt truyện mà lại bỏ qua yêu cầu xây dựng nhân vật. Hay nói một cách khác, bài văn tự sự của các em cũng có nhân vật, nhưng các nhân vật xuất hiện trong truyện rất mờ nhạt, không rõ đặc điểm (kể cả ngoại hình lẫn tính cách). Các em chỉ quan tâm tới diễn biến của câu chuyện mà chưa để ý tới việc khắc hoạ chân dung các nhân vật của mình. Thậm chí các em cũng chưa cân nhắc với những câu hỏi : Cần số lượng bao nhiêu nhân vật là vừa ? Nhân vật nào chính ? Nhân vật nào phụ ? Lúc nào thì cần sự xuất hiện của nhân vật này haỵ nhân vật kia ? v.v. Người kể chuyện nhiều khi’ nói toạc ra đặc điểm nhân vật của mình chứ không phải thông qua miêu tả để nhân vật tự toát lên. Đọc bài văn tự sự của các em, người đọc chỉ dõi theo được diễn biến của sự việc một cách tẻ nhạt, đơn điệu. Chẳng hạn như kể chuyện giúp đỡ chú thương binh thì chỉ quan tâm tới địa điểm (gặp chú ở đâu ?), thời gian (lúc nào ?), hành động (đã làm gì để giúp chú ?), diễn biến và kết quả (câu chuyện kết thúc như thế nào ?). Hay kể về sự tiến bộ của một cậu học sinh thì cũng chỉ quan tâm tới biểu hiện ban đầu trong tính cách của nhân vật (học kém, hay đi chậm, hay nói chuyện riêng, hay quên các thứ trang phục như khăn quàng đỏ, mũ ea lô,… khiến cho lớp bị trừ điểm thi đua) ; và diễn biến quá trình thay đổi (lớp tìm cách giúp đỡ, phân công người kèm cặp, chia sẻ, động viên

khiến cho cậu học sinh cá biệt ấy cảm động, tự sửa mình thành một học sinh tốt). Trong khi đó, từ đầu tới cuối câu chuyện, người kể không hề miêu tả nhân vật, từ nội tâm đến ngoại hình, tức là hình ảnh chân dung nhân vật bị mờ nhạt trước hệ thống các chi tiết liên tiếp nối nhau.

Sau đây là một số lời khuyên dành cho các em trong thao tác xây dựng nhân vật khi làm văn tự sự :

Trước hết, các em hãy lựa chọn số lượng nhân vật phù hợp với cốt truyện, đồng thời xác định rõ nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ. Kinh nghiệm cho thấy vì bài văn tự sự của học sinh/không dài nên số lượng nhân vật cũng không cần quá. nhiều, đồng thời cũng không được quá ít. Nếu quá nhiều, thì sẽ khó xác định được nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ. Thậm chí có những nhân vật trở nên bị thừa, không cần thiết cho cốt truyện. Ngược lại, nếu số lượng nhân vật quá ít thì không đủ để chuyển tải hết nội dung cốt truyện.

Thứ hai, nhân vật (dù chính hay phụ) thì cũng nên được miêu tả với một chân dung cụ thể, có tên tuổi, vóc dáng, trang phục, diện mạo, tính tình. Tức là phải quan tâm tới thao tác miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tính cách nhân vật. Việc đặt tên cho nhân vật cũng nên cân nhắc. Đối với các nhân vật thiếu nhi, có thể gắn tên với một biệt hiệu nào đó làm nổi bật đặc điểm hình dáng hoặc tính cách. Ví dụ như nhân vật nghịch ngợm thì gắn với những biệt hiệu có vẻ “gấu” một tí: “mập”, “gấu”, “cá sấu”, “sẹo”, “ve”,… ; nhân vật thông minh học giỏi thì có thể gắn với các biệt hiệu : “bác học”, “nhà thông thái”,… ; nhân vật hay quay cóp giở tài liệu hoặc xem bài của bạn thì gắn với biệt hiệu : “hươu cao cổ”, “phô-tô-cóp-pi”,… Hay việc miêu tả ngoại hình cũng phải cân nhắc thật kĩ lưỡng. Không phải nhân vật nào cũng tả từ đầu tới chân. Tuỳ theo các đặc điểm tính cách, tuổi tác hay tình huống truyện mà chọn những nét ngoại hình phù hợp. Nhiều khi một nhân vật chỉ cần khắc sâu bằng một nét đặc điểm ngoại hình hay tính cách nào đó cũng có thể gây ấn tượng đậm nét cho người đọc : Một điệu cười, một chiếc răng khểnh, một vóc người cao lêu đêu với cặp chân dài, đôi bỉm tóc ngoe nguẩy, cái cằm lẹm, chiếc mũi hếch, động tác vừa đi vừa nhún nhảy, cái miệng rộng mỗi khi cười như ngoác đến tận mang tai,… Tạo dựng chân dung nhân vật với những đặc điểm ngoại hình, tính cách sẽ góp phần rất lớn trong quá trình làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Thứ ba là nhân vật được xây dựng trong tác phẩm tự sự phải xuất phát từ những nguyên mẫu ngoài đời. Không nên “bịa” nhân vật mà dẫn tới những chân dung phi lí. Một cậu bé người thành phố thì thường có vóc dáng thư sinh, nước da trắng trẻo, kèm theo cặp kính cận ; còn cậu bé ở nông thôn thì thường có nước da ngăm đen (hoặc đen cháy), tóc hoe vàng, chân tay chắc nịch,… Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khi xây dựng nhân vật, người viết văn tự sự phải tuân thủ những khuôn mẫu cứng nhắc, sáo mòn. Trong thực tế rất cần có sáng tạo với những nét đặc điểm bất ngờ, không đi theo quy luật. Có thể coi đó là những ngoại lệ. Nhưng khi tả ngoại lệ thì cần phải có sự lí giải, và phải gắn với một dụng ý nào đó của người kể chuyện. Ví như tả một cô bé ở nông thôn, sớm gắn bó với đồng ruộng, hay lam hay làm, mà lại có nước da trắng hồng thì vẫn có thể chấp nhận được, nhưng phải thể hiện dụng ý của người kể là tô đậm thêm màu da của cô bé : cái nắng gay gắt của trời, màu bùn đen của đất cũng không nhuộm nổi làn da trắng mịn màng của cô bé.

3. Cách viết lời kể, lời thoại

Về lời kể, người viết văn tự sự phái biết cân nhắc, gọt giũa. Đây là lời dẫn dắt cốt truyện nên nó có ý nghĩa tạo sức lôi cuốn, chinh phục người đọc, người nghe. Dù kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thì tầm quan trọng của lời kể vẫn không thay đổi. Thực tế bài làm của học sinh cho thấy các em thường ít chú trọng thay đổi lời kể cho linh hoạt, chỉ dùng lời kể đơn điệu, miễn sao đưa ra hết các nội dung thông tin cho cốt truyện là đủ. Ví như muốn nói tới diễn biến thời gian khi cốt truyện phát triển thì cứ lặp đi lặp lại mãi cụm từ : “sau đó”, “sau khi”, “một hôm”,… Hoặc câu văn diễn đạt chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật có ý nghĩa mô tả, khẳng định.

Sau đây là một số lưu ý khi viết lời kể trong văn tự sự :

Thứ nhất, lời kể phải rõ ràng nhưng kín đáo, ý nhị. Không nên quá cầu kì, dài dòng, nhưng cũng không được quá hời hợt, sơ lược. Điều quan trọng là thông qua lời kể, người viết văn tự sự phải làm toát lên được nội dung cốt truyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ, tình cảm của mình. Nếu như lời kể lấp lửng thì người đọc, người nghe khó hiểu, thậm chí hiểu sai lệch. Nhưng nếu dùng lời kể quá chi tiết, có nghĩa là nói toạc ra tất cả vấn đề thì câu chuyện sẽ thiếu sức hấp dẫn.

Thứ hai, là lời kể phải hết sức linh hoạt. Đặc biệt là người viết văn kể phải biết phối hợp các kiểu câu : có câu trần thuật, câu nghi vấn, có câu dài, có câu ngắn, có câu đảo trật tự cú pháp,… Ngay việc thông báo thời gian cũng phải linh hoạt, dùng thay thế các từ, cụm từ chỉ thời gian.

Thứ ba, là lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Khi bài văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”) thì lời kể thiên về tự thuật, có thể nêu chi tiết những cảm nhận, suy nghĩ, thái độ, lời bình phẩm về các sự việc được diễn ra trong cốt truyện. Còn khi bài văn tự sự dùng ngôi kể thứ ba thì lời kể phải mang tính khách quan, để cho người đọc (người nghe) tự cảm nhận chủ đề tác phẩm qua từng nhân vật, từng sự việc. Có thể so sánh hai đoạn văn tự sự sau đây đẹ thấy rõ điều đó :

Đoạn 1 : “Chiều nay, trước khi đi làm, mẹ giao cho Thắng giải 10 bài toán. Nó ngồi vào bàn để vừa ý mẹ. Vừa làm toán, nó vừa nhong nhóng ngó ra cổng vì thằng Nam hẹn nó sẽ tới để cùng đi đá bóng ngoài bãi. Bọn trẻ xóm bên đã gửi lời thách đấu với đội tuyển bóng đá của xóm nó. Nhưng đợi mãi, đợi mãi, bóng dáng thằng Nam vẫn bặt tăm. Thắng sốt một quá. Nó thầm trách thằng Nam lỡ hẹn, lại vừa lo nếu đội bóng của xóm nó bỏ cuộc thì ê chề với lũ trẻ xóm bên. Nhìn trang vở toán còn dang dở, Thắng chợt nghĩ tới lời mẹ dặn. Nó ngập ngừng rồi gấp vở lạí, khoá cửa và chạy ù ra bãi”.

Đoạn 2 : “Chiều nay, trước khi đi làm, mẹ giao cho tôi giải 10 bài toán. Để mẹ vừa ý, tôi ngồi ngay vào bàn. Nhưng làm sao tôi có thể chuyên tâm mà học bài ‘ được cơ chứ ! Vừa làm toán, mắt tôi vừa nhong nhóng nhìn ra cổng. Thằng Nam đã hẹn tôi rằng chiều nay nộ sẽ tới để cùng tôi đi đá bóng ngoài bãi. Chả là bọn trẻ xóm bên vừa gửi lời thách đâu với đội tuyển bóng đá của xóm tôi. Đây chắc chắn sẽ là một trận đấu hay. Mà cả tôi và thằng Nam đều là những “cầu thủ sáng giá” của đội tuyển nhà. Đã ba giờ chiều. Rồi ba giờ rưỡi. Rồi 4 giờ kém 15. Quái lạ, cái thằng này, sao vẫn bặt tăm thế không biết ? Tôi bắt đầu sốt ruột. Trận đấu sắp bắt đầu rồi. Thiếu cả tôi và nó thì đội nhà sẽ nguy mất ! Nhìn trang vở toán còn dang dở, tôi chợt nghĩ tới lời mẹ dặn. Nhưng hình ảnh những gương mặt hiếu thắng của đám cầu thủ xóm bên lại hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi vội vã gấp sách vở, đóng cửa rồi chạy ù ra bãi”.

Bên cạnh lời kể, lời thoại cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bất cứ bài văn tự sự nào cũng phải đưa lời thoại vào. Nhưng không ai phủ nhận rằng nhiều lúc chính lời thoại sẽ góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho bài văn tự sự. Kinh nghiệm cho thấy là ở một bài văn tự sự, lời thoại không cần đưa vào nhiều (Ịuá cũng không nên ít quá. Nếu lời thoại nhiều thì câu chuyện sẽ loãng ra. Ngược lại, nếu lời thoại quá ít, lại đưa vào cho có lệ, và lời thoại dở nữa thì giá trị của bài văn sẽ giảm rõ rệt. Các bài văn tự sự mà các em học sinh viết thường rơi vào một số lỗi đáng tiếc : Lời thoại không được chọn lọc (hoặc quá dài dòng hoặc quá sơ lược) ; lời thoại khô khan, chỉ đơn thuần mang tính chất hỏi – đáp giữa các nhân vật, hoặc lời thoại quá đơn điệu, không tế nhị,… Đó là chưa tính đến những trường hợp không biết cách viết lời thoại, tức là không phân biệt rõ ràng đâu là lời thoại, đâu là lời dẫn chuyện.

Khi viết lời thoại cho bài văn tự sự, trước hết phải nắm bắt được đặc điểm tính cách, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính của các nhân vật tham gia hội thoại. Chính từ đặc điểm của nhân vật, người viết văn tự sự sẽ lựa chọn được lời thoại cho phù hợp. Ví như lời thoại của nhân vật là cô giáo thì phải nhẹ nhàng, mực thước ; lời thoại của một bé gái thì phải nũng nịu, ngây thơ ; lời thoại của một nhân vật có tính cách xấu thì phải toát lên vẻ cộc lốc, đanh đá, chua ngoa hoặc đầy vẻ đe doạ, v.v. Cùng một nội dung thể hiện sự nghi ngờ, không tin người khác với một thái độ thất vọng, các kiểu nhân vật trên sẽ dùng những cách nói khác nhau :

– Cô giáo : Cô làm sao có thể tin được rằng các em đã quên hết lời cô dặn. Thế mà thật không ngờ… !

– Bé gái : Con ứ tin bố nữa ! Bố đã không giữ đúng lời hứa ! Bố hãy đền đi !

Một nhân vật xấu : Mày nghĩ rằng tao tin mày à ? Nhầm to rồi nhóc ạ ! “Ông nội” mày đã đi guốc trong bụng mày từ lâu rồi !

Lời thoại cũng không quá dài dòng. Cần phải học cách viết những lời thoại ngắn gọn. Người viết lời thoại phải biết dựa vào văn cảnh để lựa chọn lời thoại hợp lí. Khi đã đặt vào văn cảnh thì lời thoại trước sẽ gợi cho lời thoại sau, tức là không nên diễn giải quá tỉ mỉ, dài dòng bằng những câu văn có đầy đủ kết cấu chủ – vị, cũng không cần nói toạc ra ý cần diễn đạt, phải để cho nhân vật đối thoại tự hiểu, cũng là để cho người đọc, người nghe tự cảm nhận ý nghĩa. Chính vì vậy, lời thoại nên dùng kiểu câu ngắn, câu tỉnh lược, có thể được bổ trợ thêm bằng các dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm hỏi, dấu chấm than). Đọc một đoạn hội thoại trong Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, ta sẽ có được một bài học sinh động về cách viết lời thoại:

“Tính tôi hay nghịch ranh. Chẳng bận đến tôi, tôi cũng nghĩ mưu trêu cỉfị Cốc. Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:

– Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?

– Đùa trò gì ? Em đương lên cơn hen đây ! Hừ hừ…

– Đùa chơi một tí.

– Hừ… hừ… Cái gì thế ?

– Con mụ Cốc kia kìa.

Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :

– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả ?

– ừ

– Thôi thôi… Hừ hừ… Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

Tôi quắc mắt:

– Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !

– Thưa anh, thế thì… hừ hừ… em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo :

– Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này …

Một lưu ý nữa là khi viết lời thoại cần phải có sự chọn lọc. Không nên đưa vào bài văn tự sự những câu hội thoại thừa mà nội dung thông báo (lời hỏi và lời đáp) không có tác dụng bộc lộ chủ đề của bài văn. Nói như vậy có nghĩa là người viết lời thoại phải biết bỏ qua những câu thoại không cần thiết. Thậm chí c,ó trường hợp câu hỏi và câu đáp có thể không khớp nhau mà người nghe vẫn hiểu ý nghĩa. Đặc biệt, chọn lời thoại cũng là để làm toát lên thái độ của người nói về sự việc và đối tượng được nhắc tới. Chẳng hạn như trong cuộc hội thoại giữa hai bạn học sinh, khi A hỏi B “Cậu đang làm gì đấy ?”, thay cho câu trả lời có tính chất thông báo “Tớ đang học bài” (đang ôn bài, đang xem phim,…), B có thể dùng nhiều cách nói khác : “Ôi dào ! Đang lút đầu vì một mớ bài tập toán cô giáo ra đây !” (tỏ ý than phiền) ; “Còn làm gì khác ngoài học bài nữa !” (tỏ ý chán nản, không hào hứng) ; “A ! May quá, tớ đang bí bài toán này, cậu vào giúp tớ với !.” (lồng nội dung thông báo đang học bài vào một nội dung khác : yêu cầu giúp đỡ).

Cuối cùng, phải nói tới vai trò của những từ có tính chất kèm đệm, chêm xen trong lời thoại. Nhờ hệ thống từ ngữ này, lời thoại sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Có điều, người sử dụng phải chọn dùng những từ thuộc loại này một cách khéo léo. Sau đây là một số từ ngữ kèm đệm, chêm xen thường gặp : dùng để tỏ thái độ dè bỉu, mỉa mai {ôi dào, vẽ chuyện, thôi thôi,…) ; dùng để tỏ thái độ khó chịu, tức giận {hức, hứ,…) ; dùng để tỏ thái độ ngạc nhiên, bất ngờ (chao ôi, trời ơi, chà chà, a, ái, quái lạ, chết thật, ra thế, ô hay, chết nỗi, ủa, hả,…) ; dùng để tỏ thái độ sợ hãi {eo ôi, khiếp, ối,…) ; dùng để tỏ thái độ lưu ý {này, ê, kia kìa, nè,…) ; dùng để tỏ thái độ nghi ngờ, phỏng đoán (lẽ nào, phải chăng, đâu có, đâu phải, sao,…) ; dùng để tỏ thái độ lạnh nhạt cho qua chuyện (ờ ờ) ; dùng để tỏ thái độ bất cần (mặc, mặc kệ, cần gì,…) ; dùng để tỏ thái độ rủ rê, thúc giục hoặc ngăn ngừa (nào, thôi, thôi đi,…).

4. Cách sắp xếp bố cục

Như ở trên đã trình bày, thứ tự kể trong văn tự sự rất linh hoạt. Điều quan trọng là người viết văn tự sự phải chọn thứ tự kể sao cho phù hợp với nội dung từng

cốt truyện. Thông thường, người ta hay đi theo thứ tự việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì diễn ra sau kể sau. Cách kể này tuân thủ một kiểu dàn bài có ba phần rõ rệt:

Phần Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

Phần Thân bài: kể diễn biến sự việc.

Phần Kết bài: kể kết cục của sự việc.

Nhưng cách kể theo thứ tự này không sáng tạo, thậm chí gợi cho người đọc một cảm giác đơn điệu. Vì vậy, trong thực tế làm văn, dù kể chuyện việc thật người thật hay kể chuyện tưởng tượng cũng có thể thay đổi thứ tự kể theo hướng đan xen các sự việc : từ hiện tại (nêu kết quả) quay trở về lần lại quá khứ (lí giải nguyên rihân, diễn biến). Đặc biệt là đối với những câu chuyện .có nội dung hồi tưởng. Nếu kể theo thứ tự này thì cách triển khai các phần trong bố cục bài văn tự sự cũng sẽ rất đa dạng, phong phú. Phần Mỏ bài không nhất thiết phải là một đoạn văn giới thiệu nhân vật và sự việc mà có thể chỉ bằng những câu giới thiệu thời gian, không gian, miêu tả cảnh vật, nêu tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật,… Cũng có thể mở đầu câu chuyện bằng một tiếng gọi, một vài câu đối thoại ngắn, v.v.

Cách mở phong phú như thế nào thì cách kết thúc một bài văn tự sự cũng phong phú như thế. Ngoài việc nêu kết cục của một câu chuyện kể còn có thể dùng cách kết bài bằng một vài câu giới thiệu không gian, thời gian, miêu tả cảnh vật, hình ảnh, nhân vật, cảm nghĩ nhân vật. Thậm chí có thể dùng kiểu kết thúc theo lối mở, tức là không khép lại vấn đề mà mở ra thêm một hướng suy nghĩ, một hướng cảm xúc, một chặng đời khác đang chờ đợi nhân vật,…

Sau đây là một vài ví dụ để tham khảo :

Ví dụ : Kể mẩu chuyện có nội dung nói về việc giúp đỡ một em bé ăn xin nghèo khổ (như câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”).

Có thể mở đầu câu chuyện này như sau :

Cách 1 : Trời về trưa, cái nắng càng trở nên gay gắt. Những đợt gió mạnh ào qua làm hơi nóng từ đườìig nhựa bốc lên hầm hập, cuốn bụi bay mù mịt. Tôi gò lưng trên chiếc xe đạp, mong cho mau chóng về tới nhà. Sau một buổi học căng thắng, giờ thì trong bụng đã đói meo. Lại thêm cả khát nữa. Con đường như dài ra. Mắt tôi chợt sáng lên khi nhìn thấy hiệu kem trước mặt. Phải rồi, lúc này mà thưởng thức cảm giác mát lạnh của một que kem thì thú vị phải biết. Một nghìn mẹ cho ăn sáng vẫn còn nguyên đây. Tôi vội vã ghé xe vào vệ đường. Đột nhiên, tôi giật bắn mình vì một tiếng quát the thé :

-Thằng ranh kia ! Cứ đứng ám mãi trước hàng người ta thế hủ ? Có xéo ngay không thì bảo!

Thì ra bà chủ hiệu kem đang quát một đứa bé ăn xin gầy gò, rách rưới…

Cách 2 : – Ai kem đây ! Kem đây ỉ

Đang gò lưng trên chiếc xe đạp đi ngược chiều gió, tôi như tỉnh người khi nghe tiếng rao. Sau một buổi học căng thẳng, bụng thì đói, miệng thì khát, lại phải chịu cái nắng gay gắt của mùa hè, giờ được thưởng thức cảm giác mát lạnh của que kem thì thật sửng khoái. Mà trong túi tôi, tờ bạc một nghìn mẹ cho ăn sáng vẫn còn nguyên. Tôi vội vã ghé xe lại bên hàng kem. Đột nhiên, tôi giật bắn mình vì nghe tiếng thét the thé :

– Thằng ranh kia ! Đứng ám trước hàng người ta thế hả ? Xin xỏ gì ! Có xéo ngay không thì bảo !

Thì ra đó là tiếng của bà chủ quán kem. Bà ta đang quát một đứa bé ăn xin gầy gò, đen đúa.

(Nội dung : Nhân vật “tôi” chạnh lòng thương đứa bé. Vừa rất muốn được thưởng thức que kem để giải quyết cơn khát, vừa muốn cho đứa bé tiền để nó ăn bánh mì đỡ đói. Đấu tranh tư tưởng và cuối cùng quyết định : cho đứa bé tờ bạc một nghìn).

Câu chuyện này có thể kết như sau :

Cách 1 : Tôi dúi tờ bạc một nghìn vào tay thằng bé và cảm nhận được thoáng bối rối xen lẫn sự biết ơn trong đôi mắt mở to, ngây thơ của nó. Trời trưa, nắng càng gay gắt. Gió Lào quạt càng dữ. Nhưng cơn khát trong tôi dường như đã biến đi từ lúc nào. Một cảm giác lâng lâng, dịu dàng đang lan toả trong tôi bởi vì tôi đã làm được một việc có ỷ nghĩa.

Cách 2 : Cầm tờ bạc trong tay, thằng bé ngước đôi mắt ngây thơ nhìn tôi với vẻ hàm ơn. Rồi nó lặng lẽ bước đi. Cái bóng nhỏ bé, gầy gò như xiêu vẹo trước những đợt gió Lào dữ dội. Tôi vội vã lên xe, đạp về nhà. Trong tâm trí tôi còn đọng mãi hình ảnh một đôi mắt ngây thơ và một dáng người gầy gò với nước da đen đúa.

Nắng vẫn đổ lửa xuống mặt đường. Hầm hập… Hầm hập…

5. Cách vận dụng văn miêu tả trong tự sự

Trong phương thức tự sự, văn miêu tả đóng một vai trò rất quan trọng. Tự sự tức là kể việc, kể người. Việc trong văn tự sự thường có diễn biến, xảy ra trong một thời gian, không gian và giữa một khung cảnh nhất định. Còn người trong văn tự sự cũng phải mang những nét, đặc điểm, hình dáng riêng, cụ thể. Tức là đều cần đến văn miêu tả. Đó là những bức tranh tả cảnh thiên nhiên làm nền cho câu chuyện (một đêm trăng sáng, một buổi chiều hè, một sân trường, một ngõ phố, một bãi cỏ sau làng,…). Đó là những bức tranh tả cảnh sinh hoạt cụ thể, sinh động (cảnh một buổi lao động, cảnh một trò chơi, cảnh một gia đình sum họp,…). Đó là chân dung các nhân vật với những nét đặc điểm cố định và những nét đặc điểm gắn với những tình huống, những tâm trạng cụ thể (nhân vật đang buồn hoặc đang vui, nhân vật đang làm việc hoặc đang chơi một trò chơi nào đó,…).

Thực tế cho thấy nếu trong văn tự sự chỉ chú trọng kể việc mà không quan tâm tới miêu tả thì câu chuyện sẽ thiếu sinh động, tẻ nhạt, chán ngắt. Mà đây lại là lỗi thường thấy ở bài văn tự sự của các em học sinh. Do đó, khi làm một bài văn tự sự, ngoài việc quan tâm tới cốt truyện và hệ thống các chi tiết, sự kiện, các em phải chú ý sử dụng văn miêu tả đúng lúc, đúng chỗ và hợp lí. Điều đáng nói là khi các em dùng văn miêu tả trong truyện kể thì phải có sự lựa chọn. Nói tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt nhưng không phải là làm hẳn một bài văn miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ có tính chất đan xen, bổ trợ để cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn ; nhân vật của câu chuyện hiện lên sinh động và ấn tượng hơn. Như vậy có nghĩa là khi làm một bài văn tự sự, ngoài những câu trần thuật nêu sự việc, hiện tượng, người viết nên chú trọng dùng những từ ngữ có sức gợi tả (nhất là hệ thống các từ láy tượng hình, tượng thanh) ; những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu.

Vận dụng vào thực tế làm văn tự sự, ta sẽ thấy tác dụng của văn miêu tả. Chẳng hạn như khi kể một câu chuyện về chuyến đi tham quan di tích lịch sử, ngoài việc nêu những sự việc chính liên quan, tới cốt truyện (Chuyến đi tham quan di tích lịch sử diễn ra lúc nào ? Địa điểm ở đâu ? Có những ai tham gia ? Chuyên đi tham quan ấy diễn ra như thế nào ? Có điều gì bất ngờ lí thú người viết bài có thể xen vào những đoạn, những câu tả (tả đôi nét về cảnh vật và thời tiết mà mình cảm nhận được trên đường đi, tả toàn cảnh khu di tích lịch sử – trong đó tập trung vào một số hình ảnh đặc sắc, tả cảnh cả đoàn tham quan lắng nghe lời giới thiệu của người thuyết minh,…).

Hoặc khi kể về một chuyến ra thành phố, ngoài những chi tiết truyện (Gặp gỡ những ai ? Làm những việc gì ? Có sự kiện nào bất ngờ người viết bài nên vận dụng thêm văn miêu tả (tả khung cảnh thành phố : nhà cửa, đường sá, những khu vui chơi,… ; tả tâm trạng ngạc nhiên của em, tả hình ảnh những người mà em được gặp gỡ, tiếp xúc,…).

Tải xuống

Xem thêm: Một số kiến thức về: Văn tự sự – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 (phần 3) tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận