Một số kiến thức về: Văn tự sự – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 (phần 3)

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Một số kiến thức về: Văn tự sự – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Một số kiến thức về: Văn tự sự

(Phần 3)

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

1. Bài tập mở rộng, nâng cao

Bài 1 : Hãy đặt tên (kèm theo biệt hiệu) và nêu đặc điểm ngoại hình của các kiểu nhân vật sau:

a) Một cậu học sinh cá biệt

b) Một cô bé tinh nghịch, nhí nhảnh

c) Một em bé lang thang cơ nhỡ        ,

d) Một cụ già khó tính.

Bài 2 : Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đoạn kể :

“Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ- thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt xuống nước, rồi lại thả lưới ở một ,chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay^ Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm lạ, Thận đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên :

– Ha ha ! Một lưỡi gươm !”

Đoạn truyện này kể lại một sự việc : Lê Thận bắt được lưỡi gươm thần trong một lần đi đánh cá. Sự việc ấy được kể rất hấp dẫn nhờ nghệ thuật sắp xếp tình tiết truyện và cách dùng từ ngữ như thế nào ?

Hãy vận dụng nghệ thuật kể ấy để viết đoạn văn tự sự có nội dung kể sự việc : một cậu học sinh kiên trì giải bài toán khó để tìm ra đáp số.

Bài 3 : Cho nhan đề truyện : “Một bài học nhớ đời”.

a) Hãy hình dung ra hai cốt truyện khác nhạu. Nêu rõ ở mỗi cốt truyện có những sự việc và những nhân vật nào ?

b) Viết phần Mở bài cho một trong hai cốt truyện trên theo các cách sau :

– Mở bài bằng tả cảnh.

– Mở bài bằng một số câu nêu ý nghĩ của nhân vật về sự việc đã xảy ra.

– Mở bài bằng một tiếng kêu của nhân vật.

– Mở bài bằng một đoạn đối thoại.

Bài 4 : Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn      văn giới thiệu từng nhân    vật sau (tự đặt tên cho nhân vật) :

a) Một bác thương binh vui tính

b) Một cô giáo trẻ tận tuỵ với học sinh

c) Một cậu học sinh thông minh, nhanh nhẹn, thích vui đùa

d) Một ông già phúc hậu, yêu trẻ, thích chăm cây cảnh

đ) Một cầu thủ bóng đá thiếu niên đầy tài năng.

Bài 5 : Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn kể từng sự việc sau :

a) Một em bé hờn dỗi vì một lí do nào đó

b) Một học sinh dũng cảm tự nhận lỗi của mình trước cô giáo và trước cả lớp

c) Một cậu bé quyết định thả con chim đang nuôi về với bầu trời tự do

d) Hai anh em nhường nhau một bắp ngô luộc (hoặc một cái bánh mì)

đ) Cách giải quyết thông minh của một bạn học sinh nữ khi nhìn thấy cảnh ẩu đả trước cổng trường.

Bài 6 : Hãy viết các đoạn văn tự sự triển khai các câu chủ đề sau :

a) Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ trẻ trong xóm rủ nhau ra đê chơi trò đánh trận giả.

b) Tôi có một người bạn thân học cùng lớp.

c) Lan là một cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát.

d) Đúng chiều thứ bảy, cả gia đình tôi ra ga đón bố.

đ) Lúc nào bà ngoại cũng chiều chuộng và chăm chút tôi hết mực.

Bài 7 : Xác định nội dung chính và câu chủ đề của các đoạn văn sau :

a) “Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” (truyền thuyết Thánh Gióng).

b) “Dùng cây bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng” (truyện cổ tích Cây bút thần).

Bài 8 : Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sau đây thành đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ ba sao cho hợp lí và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn ?

“Anh Xiên Tóc vểnh hai cái sừng dài như hai chiếc lưng cong cong có khấc từng đốt, chõ xuống mắng tôi :

– Dế Mèn nghếch ngác kia ! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé bằng ngần ấy à ? Không được quen thói bắt nạt.

Tôi ngoảnh nhìn lên : Anh Xiên Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm. Nhưng tôi cóc sợ. Coi bộ chẳng làm gì nổi tôi tốt ! Bởi tôi biết anh ta cũng hãi lũ trẻ, chỉ đứng trên cây không dám xuống” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài).

Bài 9 : Hãy chuyển đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ ba sang đoạn văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất sao cho hợp lí và nêu rõ việc thay đổi ngôi kể ấy đem lại điều gì khác cho đoạn văn :

“Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa Thành ; còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai, Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa Thành rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết” (Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ).

Bài 10 : Hãy sắp xếp lại trật tự những lời văn tự sự sau sao cho hợp lí:

.a) Tên tướng giặc vô cùng hoảng sợ, giả làm người dân thường, phải cắt râu, thay áo để lẩn trốn.

b) Nhưng tôi uống vào tới đâu thấy mát rượi tới đó, nước ngọt lắm, chỉ hơi có chút vị bùn và phảng phất mùi cỏ.

c) Người đi săn lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xem lại cái kíp, cái mỏ vịt, cũng như mọi lần.

d) Con gà trống phóng tầm mắt nhìn quanh, nhảy tót lên cấy rơm thật cao, ra chừng muốn mọi người chú ý để rồi sẽ gáy một hồi thật to, thật dài.

Bài 11 : Cho đoạn văn tự sự sau :

“Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông’ dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo :

– Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.

Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hoá phép, thoắt biến thoắt hiện. Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đárih con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi búa của chàng đã xả xác nó làm hai. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên xách về. Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn: Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói:

– Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội vã từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. Còn Lí Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua. Hắn được vua khen, phong cho làm Quận công” (truyện cổ tích Thạch Sanh).

Hãy lần lượt thay lời Thạch Sanh và Lí Thông đổ viết đoạn văn trên thành hai đoạn văn tự sự khác có cùng nội dung.

Bài 12 : Cho đề văn “Kể một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm của ông (hoặc bà) dành cho mình”.

Hãy chọn ngôi kể và thứ tự kể cho câu chuyện. Lí giải vì sao lại chọn ngôi kể và thứ tự kể ấy.

Bài 13 : Cho đoạn văn tự sự sau đây :

“Một Cóc khác bước ra, cất lên một giọng rất văn vẻ (Cóc vẫn nổi tiếng thầy đồ, thầy đồ Cóc trong tranh Tết) :

– Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn ?

Rõ chán, nói chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa, tôi bấm bụng nhịn cười thầy đồ Cóc. Rồi tôi cũng dùng cái khoa giao thiệp hoa mĩ khôi hài đó để đáp đùa lại:

– Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch.

– Kèng kẹc ! Du lịch ! Kèng kẹc ! Du lịch ! Vậy bỉ phu xin hỏi nhị vị tráng sĩ, nhị vị xưa rày là tay dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thế thì chắc nhị vị phải nghe tiếng từ lâu rằng bỉ phu mặc dầu thanh bạch ở hang dưới đất nhưng bỉ phu là cậu thằng Trời đấy ! Nhị vị đã qua chơi nhiều nơi trên hoàn cầu, nhị vị có gặp thằng cháu “trời đánh thánh vật” nhà tôi ở đâu không ?

Trũi mỉm cười, dùng càng khẽ hích tôi một cái. Tôi nháy, ý bảo phải nghiêm một chút, gặp đứa dở hơi thì cũng cứ liệu lời cho qua chuyện mới được. Tôi bèn lấy điệu vuốt râu tưởng tượng, làm vẻ đứng đắn, trả lời rằng :

– Thưa tiên sinh, chúng tôi có gặp ông Trời.

– Kèng kẹc ! Rất tiếc ! Kèng kẹc ! Rất tiếc không được tương kiến trước. Thế thì nếu như từ nay về sau nhị vị tráng sĩ còn gặp nó thì hỏi nó cho bỉ phu rằng : Vì lẽ gì mà lâu nay bản thôn không có nước mưa ? Cái thằng “trời đánh thánh vật” cháu tôi mải tổ tôm xóc đĩa ở đâu mà không biết suốt đêm cậu Cóc nó phải nghiến kèng kẹc đến nỗi đâu đâu cũng nghe như trống đăng văn đấy chăng, đến nỗi cậu nó đã nghiên mòn hết cả răng rồi đấy chăng ?…” (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài).

a) Hãy nhận xét cách dùng từ ngữ trong lời hội thoại của hai .nhân vật Dế Mèn và thầy đồ Cóc.

b) Thay thế các từ ngữ Hán Việt bằng các từ thuần Việt để viết lại đoạn văn trên.

c) So sánh hai đoạn văn và lí giải tại sao nhà văn Tô Hoài lại chọn cách viết để cho nhân vật dùng nhiều từ Hán Việt trong lời hội thoại.

Bài 14 : Cho đoạn văn tự sự sau :

“Chiều chiều, tôi thường cùng Ông ra vườn bắt sâu và tưới nước cho cây. Trong tất cả các cây trồng của khu vườn này, hình như ông thích nhất cây mai tứ quý. Ông hay dừng lại, chăm chút cho nó thật lâu. Có hôm, ông còn thì thầm trờ chụyện với nó nữa. Thấy lạ, tôi hỏi thì ông trả lời rằng đây là cây mai mà một người đồng đội cũ của ông đã đem từ miền Nam ra tặng. Nhìn mắt ông hơi chớp chớp, giọng lạc hẳn đi, tôi có vẻ thắc mắc. Mãi ông mới nói thêm rằng người đồng đội của ông giờ đã mất vì vết thương cũ tái phát. Tôi hiểu và thương ông tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi càng chăm tưới nước và bắt sâu cho cây mai”.

Trong đoạn văn trên có dùng câu hội thoại gián tiếp. Hãy chuyển thành đoạn văn tự sự có câu hội thoại trực tiếp.

Bài 15 : Có một cậu bé tính tình luộm thuộm, lười biếng. Một buổi sáng cậu ta ngủ dậy muộn, cuống cuồng đi tìm các đồ dùng vật dụng của mình để chuẩn bị trang phục đến trường. Quần dài thì nhét nơi này, áo thì vứt nơi kia, dép lại mỗi chiếc mỗi góc. Tìm mãi mới thấy. Thế là cậu bé đến trường chậm giờ.

Từ cốt truyện trên đây, hãy dừng biện pháp nhân hoá, biến các đồ dùng của cậu bé thành nhân vật biết nói, biết tỏ thái độ và viết thành một mẩu truyện ngắn có câu hội thoại trực tiếp.

Bài 16 : Hãy viết một đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại lí thú giữa quyển sách giáo khoa mới còn thơm mùi mực với một quyển sách giáo khoa cũ đã bị nhàu nát, đầy những vết mực và hình vẽ.

Bài 17 : Việt một đoạn hội thoại ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai bạn học sinh về đề tài bảo vệ môi trường (bảo vệ cây xanh, không được vứt rác bừa bãi). Ngoài các dấu câu thông thường trong đoạn phải dùng các kiểu dấu câu : dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm than.

Bài 18 : Có một bạn học sinh lớp 6 viết đoạn văn tự sự kể lại lí do mình đi học chậm như sau :

“Sáng nay, như mọi ngày, mình đã đi học từ rất sớm. Đường tới trường thật khó đi. Sau một trận mưa, nó trơn như đổ mỡ. Chiếc xe đạp của mình nhiều lúc cứ lạng cả bánh, suýt ngã. Có quãng, mình phải xuống dắt xe. Đang hối hả đạp thật nhanh vì sợ muộn giờ học, bỗng nhiên mình nghe “uỵch” sau lưng. Một chị học sinh bị ngã. Chiếc xe đạp lăn kềnh ra, áo quần dính đầy bùn đất. Một lúc sau, không thấy chị đứng dậy đi tiếp, mặt mũi lại nhăn nhó, mình vội vã quay lại. Thì ra chị ấy bị ngã trẹo chân, đầu gối bị dập, máu ra nhiều quá. Mình vội vàng dìu chị ấy đến trạm xá. Khi chị được các cô y tá rửa vết thương xong, mình nhìn đồng hồ thì phát hiện ra đã quá giờ vào học. Thế là ba chân bốn cẳng mình ù chạy đến lớp ngay”..

a) Hãy phát hiện lỗi trong đoạn văn trên.

b) Chữa các lỗi sai ấy và viết lại đoạn văn.

Bài 19 : Có một bạn học sinh không biết cách viết câu hội thoại trực tiếp nên đã tạo ra một đoạn văn tự sự như sau :

“Sáng nay, khi đến lớp, tôi phát hiện Ta trên bàn học của mình đầy những nét vẽ kèm theo những lời bình thô lỗ, bất lịch sự. Khi ấy, trong lớp mới chỉ có mỗi mình Sơn. Tôi xẵng giọng hỏi có phải cậu vẽ bậy lên bàn tớ không. Sơn chối rằng không phải tớ. Tôi gắt lên là nếu không phải cậu thì ai vào đây. Sơn vẫn khăng khăng chối phắt. Tôi chẳng buồn cãi, lặng lẽ lấy giẻ ướt lau những vết bẩn. Hình như Sơn cảm thấy hối hận. Cậu ta đi lại, vừa cùng giúp tôi lau bàn, vừa lí nhí tớ xin lỗi cậu”.

Hãy giúp bạn học sinh ấy viết lại đoạn văn trên.

Bài 20 : Viết một đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện giữa viên ngói cũ và viên ngói mới.

2. Một số đề văn tự sự

– Kể lại và kể mới cốt truyện có sẵn :

Đề 1 : Thay lời nhân vật bà Âu Cơ, kể lại cho các cháu nghe về truyền thuyết

Con Rồng cháu Tiên.                                                                         ,                   <

Đề 2 : Vừa lòng với lễ Vật dâng cúng tiên vương của Lang Liêu, vua Hùng đã chọn chàng làm người nối ngôi. Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh : bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.

Đề 3 : Có một lần, Thuỷ Tinh tình cờ gặp được Mị Nương. Chàng    có cơ hội để thanh minh chuyện cũ. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy.

Đề 4 : Thay lời mụ vợ trong truyện cổ ông lão đánh cá và con cá vàng để kể lại câu chuyện ấy.

Đề 5 : Tìm cách kết thúc mới cho truyện Cây khế và thay lời người anh để kể lại câu chuyện này.

Kể chuyện đời thường :

Đề 6 : Từ một học sinh bình thường, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người, em đã vươn lên trở thành một học sinh khá. Hãy kể lại quá trình phấn đấu ấy.

Đề 7 : Có một lần, mẹ em bị ốm, không đi làm được, phải nằm một chỗ. Em tự nhiên trở thành một cô chủ nhỏ, thay mẹ làm mọi việc-trong gia đình. Hãy kể lại câu chuyện ấy.

Đề 8 : Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa em và những con người ở làng quê (ngõ phố), nơi em đang sống.

Đề 9 : Có một lần, em đã vô tinh mắc lỗi với ông (bà). Điều ấy làm em ân hận mãi. Hãy kể lại câu chuyện.

Đề 10 : Cho nhân vật chính là hai chị em (hoặc hai anh em) và tình huống là người em đã làm hỏng một thứ đồ choi nào đó của chị (hoặc anh). Câu chuyện xảy ra như thế nào ? Hãy hình dung và kể lại.

Đề 11 : Ngày mai sẽ có một bài kiểm tra. Nhưng tối nay trăng sáng quá, lũ trẻ trong xóm lại rủ em ra bãi cỏ đầu làng để chơi trò đánh trận giả (hoặc trò trốn tìm). Em lưỡng lự trong giây lát rồi quyết định đi chơi cùng các bạn. Câu chuyện tiếp diễn sau đó như thế nào ? Hãy kể lại.

Đề 12 :  Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…

Hãy kể một câu chuyện có nội dung như câu ca dao trên.

Đề 13 : Nhân dịp cùng bố mẹ đi tham quan (hoặc du lịch), em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn để lại trong em một kỉ niệm khó phai. Hãy kể lại.

Đề 14 : Địa phương em có tổ chức một đợt thi sáng tác về đề tài “Bảo vệ môi trường”. Em hãy viết một câu chuyện nhỏ để tham gia cuộc thi.

Đề 15 : Trong quãng đời đi học, em có rất nhiều những kỉ niệm gắn bó với mái trường thân yêu. Hãy kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.

– Kể chuyện tưởng tượng :

Đề 16 : Từ ngày Sơn Tinh trở thành rể của vua Hùng, nhân dân hết sức phấn khởi vì họ đã có một vị thần tài giỏi có thể giúp họ chiến thắng thần nước. Hàng ngàn năm trôi qua, niềm tin ấy‘vẫn vững vàng. Nhưng thời gian gần đây, vị thần nước hung dữ lại có phần thắng thế, gây ra biết bao nhiêu tai hoạ cho con người. Họ cầu cứu Thần Núi. Sơn Tinh đã hiện lên, chỉ rõ cho con người thấy được nguyên nhân của nạn lũ lụt và giúp họ chuẩn bị tinh thần chống lại Thuỷ Tinh. Hãy hình dung và kể lai câu chuyện ấy.

Đề 17 : Có một ngọn núi uy nghi, điềm tĩnh, từ bao đời đứng đó. Và dưới chân núi, một dòng suối nhỏ ngày đêm chảy róc rách, đi du lịch khắp mọi miền nên kiêu căng, hợm hĩnh. Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyên về hai nhân vật này.

Đề 18 : Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn ngắn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

Đề 19 : Lời tâm sự của một cây bàng non bị lũ trẻ bẻ gãy cành, rụng lá.

Đề 20 : Lòd tâm sự của một bức tường loang lổ những vết xước và những hình vẽ.

Đề 21 : Lời tâm sự của một cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá.

Đề 22 : Lòi tâm sự của một con đường gồ ghề, lồi lõm và thiếu bóng cây che.

Đề 23 : Cây tre tự kể về cuộc đời của mình.

Đề 24 : Mùa đông, lá cây bàng chuyển sang màu đỏ rồi cuối cùng rụng hết. Sang xuân, những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống. Em hãy tưởng tượng và viết thành một truyện ngắn có nhân vật là Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già Mùa Đông và nàng tiên Mùa Xuân.

Đề 25 : Hằng năm, cứ vào sáng mồng hai Tết, các loài hoa lại nô nức kéo về vườn xuân để dự thi “Vẻ đẹp tuổi hoa”. Năm nay cũng vậy, cả gia đình Hoa Hồng Nhung háo hức chuẩn bị cho Hồng Nhung Bé bước vào cuộc thi. Em hãy thay lời Hồng Nhung Bé kể lại cuộc thi lí thú đó.

Đề 26 : Có một bông lúa bị rơi bên vệ đường. Chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ ? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện.                                           ,

Đề 27 : Sẻ mẹ thường dạy các con của mình : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nhưng có một chú sẻ nhỏ bướng bỉnh không biết nghe lời, khi tập bay đã vấp phải nhiều thất bại mới hiểu hết lời khuyên của mẹ. Câu chuyện diễn ra như thế nào ? Hãy tưởng tượng và kể lai câu chuyện ấy.

Đề 28 : Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại.

Đề 29 : Lần đầu tiên, chim non được mẹ cho ra ngoài tổ để quan sát cảnh. Phía dưới kia là những gì nhỉ ? Chim non tự hội và cảm thấy thích thú vô cùng. Hãy ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai mẹ con nhà chim.

Đề 30 : Em rất thích hái hoa bắt bướm. Dù mọi người đã phản đối và can ngăn nhiều lần nhưng em vẫn không từ bỏ được ý thích này. Thế rồi một hôm, trong giấc mơ, em đã nghe được câu chuyện cảm động giữa bông hoa hồng bị bỏ héo trên bàn và cây hoa hồng mẹ ngoài vườn. Từ đó, em bỏ hẳn ý thích ấy của mình. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện.

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn bài tập văn tự sự – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận