Mây và sóng – R.Ta-go – Văn học nước ngoài – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Đang tải...

Mây và sóng

MÂY VÀ SÓNG

(R. Ta-go)

1.- Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su (Trẻ thơ) năm 1909. Ta-go đã tự dịch bài thơ này ra tiếng Anh và công bố trong tập Trăng non của ông năm 1915. Đây là một bài thơ văn xuôi (loại thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật), nhưng qua bố cục của bài thơ, qua cách cấu tạo các dòng thơ, ngưòi đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ. Kết cấu của hai phần trong bài thơ tương đối giống nhau (trước hết, em bé thuật lại lời rủ rê đi chơi cùng các bạn mây và sóng; tiếp đó, em bé từ chối và nêu rõ lí do mình từ chối; cuối cùng, em bé tự nghĩ ra trò choi của riêng mình) song về ỹ thơ và lòi thơ không hề trùng lặp. Hai phần này có quan hệ mật thiết với nhau, đều cùng là một lòi thoại với hai nhịp thoại nối tiếp. Đối tượng của lời thoại’là mẹ và đối tượng biểu cảm mà em bé hướng về cũng là mẹ.

Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em vói những người trên mây, trong sóng. Mây và sóng ở đây được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng của trẻ thơ, càng trở nên hấp dẫn, kĩ diệu, được nhân hoá thành hình ảnh những người trên mây và trong sóng trò chuyện, mòi gọi em bé vào những cuộc chơi thú vị, bất tận.

+ Lời mòi gọi, rủ rê của những ngưòi ở trên mây thật hấp dẫn với em bé bởi những trò choi của họ: “Bọn tớ choi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi vói bình minh vàng, bọn tớ choi vói vầng trăng bạc”.

+ Lời mời gọi của những người trên sóng cũng hấp dẫn không kém, thậm chí còn thú vị hơn: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du noi này noi nọ mà không biết từng đến noi nao”.

Lời rủ rê, mòi gọi của những người ở trên mây và trong sóng thật vô cùng hấp dẫn với em bé, và em đã muốn theo họ để cùng vui chơi. Bởi thế, em đã hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Mây và sóng nhiệt tình chỉ dẫn cho em cách để tới với họ và sẵn sàng đón em. Nhưng nếu đi chơi với họ, em phải xa mẹ, mà mẹ thì đang đợi em ở nhà. Em không thể rời xa mẹ, và mẹ cũng không thể thiếu em. Tình yêu mẹ và nhu cầu được ở bên mẹ đã thắng sự hấp dẫn của những trò chơi với ngưòi trên mây, trong sóng. Vì thế, cuối cùng em bé đã từ chối họ.

Tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô biên trong những trò chơi của hai mẹ con, do em bé nghĩ ra:

+ Khi từ chối lời rủ rê của những ngưòi ở trên mây, em bé không buồn. Với tình yêu mẹ và trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ, em đã nghĩ ra một trò chơi thật thú vị: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng – Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Như vậy, em vừa được ở bên mẹ, chơi vói mẹ, lại có cả mây, trăng quấn quýt. Khi đó, mái nhà biến thành bầu trời xanh và căn nhà của hai mẹ con thật tràn đầy hạnh phúc.

Trò chơi thứ hai mà em nghĩ ra sau khi từ chối lời mời của những người ở trong sóng còn hấp dẫn hơn nữa: “Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ – Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Trò chơi của hai mẹ con mới thú vị làm sao, và em bé được chơi thật say sưa, hết mình [lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan). Trí tưởng tượng bay bổng của trẻ thơ đã cho em được hoá thân thành những con sóng vô tận lăn vào lòng mẹ như đến vói bến bờ kì lạ.

Nhập vào cuộc choi say mê ấy, hai mẹ con được sống trong niềm hạnh phúc vô biên: “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Tình mẫu tử, niềm hạnh phúc của mẹ và con đã trở nên vô cùng, vô tận, bất diệt.

Bằng trí tưởng tượng bay bổng, sự sáng tạo độc đáo, qua lời trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, khẳng định sự kì diệu, lớn lao, vĩnh hằng của tình cảm ấy.

2. Đặc sắc về nghệ thuật

Kết cấu bài thơ có sự sáng tạo độc đáo: dùng hình thức lời trò chuyện của em bé vói mẹ, kể về cuộc đối thoại của em vói những người trên mây, trong sóng (lời rủ rê của họ, lời từ chối và lí do từ chối của em), tiếp đó là lời đề nghị của em vói mẹ về trò chơi thú vị mà em nghĩ ra. Kết cấu này khiến cho bài thơ sinh động, tự nhiên, có sự kết họp các phương thức biểu cảm với miêu tả, tự sự. Cách dùng lời em bé để thể hiện tình mẫu tử làm cho nội dung ấy được biểu hiện một cách hồn nhiên, trong sáng, dễ thương.

Bài thơ có bố cục gồm hai phần, có cấu trúc giống nhau: thuật lại lòi rủ rê – thuật lại lời từ chối và lí do từ chối – trò choi do em bé sáng tạo. Sự lặp lại ở hai phần nhưng không trùng lặp về ý và lời, đã nhấn mạnh, khắc sâu thêm chủ đề của bài thơ.

Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên:

+ Bài thơ tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc: mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, hoàng hôn, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ kì lạ. Những hình ảnh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua cái nhìn và tâm hồn của em bé nên càng đẹp, sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả đều rất sát họp. Hình ảnh thiên nhiên rriang ý nghĩa tượng trưng: những trò choi trên mây, trong sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời, “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và bao dung của mẹ.

+ Thể thơ văn xuôi tạo khả năng tối đa cho việc biểu hiện tình cảm, tư tưởng và sáng tạo hình ảnh của tác giả; đồng thòi, có thể dung nạp những lời trò chuyện, những cuộc đối thoại, làm cho cách biểu đạt của bài thơ càng sinh động, đa dạng.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Con chó bấc

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận