Luyện tập viết – Bài 1 Truyện – Ngữ Văn 6 mới

Đang tải...

BÀI 1 – TRUYỆN

VIẾT

Sách Ngữ Văn 6 mới bộ Cánh Diều của NXB Đại học Sư phạm giúp các em dễ dàng luyện tập kỹ năng viết bài văn với cách soạn bài ngắn gọn, rõ ràng.

Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1. Định hướng

– Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng lời văn của mình kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).

– Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích không phải là chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người viết có thể thay đổi từ ngữ, cách đặt câu; thêm một vài chi tiết; thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của mình.

– Lựa chọn truyện: Nếu đề bài không yêu cầu kể một truyện nhất định, em nên chọn một truyện em thích.

2. Thực hành

Bài tập(*): Kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”.

a, Chuẩn bị

– Đọc lại truyền thuyết Thánh Gióng, ghi lại những sự kiện chính, tưởng tượng về nhân vật Thánh Gióng.

– Suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ biểu cảm,… có thể thêm vào.

b, Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

+ Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại chuyện gì?

+ Truyện có những sự kiện và nhân vật chính nào?

+ Diễn biến của câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

+ Có thể thêm, bớt những chi tiết, hình ảnh,… của truyện này như thế nào?

+ Truyện gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm:

+ Mở bài: Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thảnh Gióng.

+ Thân bài: Dựa vào các sự kiện chính trong truyện Thánh Gióng đã học, hãy kế bằng lời văn của em. Ví dụ, kể theo trình tự sau:

  • Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.
  • Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.
  • Gióng ra trận đánh giặc.
  • Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
  • Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.
  • Gióng còn để lại nhiều dấu tích.

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện Thánh Gióng.

c, Viết

Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể về truyền thuyết Thánh Gióng. Tham khảo đoạn văn kể lại sự kiện sau và viết lời kể cho các sự kiện tiếp theo:

  • Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng:

Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai.

Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

(Chú thích: những chữ in đậm là lời văn của người viết)

  • Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi: …
  • Gióng ra trận đánh giặc: …
  • Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời: …
  • Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng: …
  • Gióng còn để lại nhiều dấu tích: …

d, Kiểm tra và chỉnh sửa([1])

– Kiểm tra lại dàn ý và bài văn đã làm: Bài viết đã thể hiện đầy đủ nội dung truyện Thánh Gióng chưa? Có điểm gì thay đổi trong nội dung và cách kể lại câu chuyện? (Chẳng hạn: thay đổi từ ngữ, cách đặt câu; thêm một vài chi tiết; thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm của người viết;…)

– Xác định các lỗi cần chỉnh sửa trong dàn ý và bài viết (dùng từ, chính tả, ngữ pháp, liên kết câu,…).

*Chú thích:

(*) Trong mục 2., các bài tập nêu lên chỉ là những ví dụ

[1] Ở mục Kiểm tra và chỉnh sửa của các phần Viết, Nói và nghe, các em học sinh tham khảo bảng nêu yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa về nội dung, hình thức và cách thức nói – nghe ở các trang 116,117.

>> Xem thêm: Thực hành văn bản – Bài 1 Truyện – Ngữ Văn 6 mới

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận