Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân – Tập làm văn 4

Đang tải...

Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân – Tập làm văn 4

LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN

Các tiết Tập làm văn trước, HS học về văn kể chuyện. Tiết này HS luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. Mục đích của tiết học là :

–        Giúp HS xác định rõ mục đích của việc trao đổi và các vai khi tiến hành việc trao đổi.

–        Lập được dàn ý cần trao đổi theo một mục đích nhất định.

–        Diễn đạt rõ ràng nội dung trao đổi. Mỗi vai khi tiến hành trao đổi phải có thái độ, cử chỉ cho phù hợp.

HS cần lưu ý : Qua bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ ở đâu tuần, các em đã được học mẫu bài trao đổi với người thân.

1. HS đọc và phân tích đề bài, xác định mục đích trao đổi.

HS đọc kĩ đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng. Đấy là các từ ngữ : nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu, trao đổi với anh (chị), cùng bạn đóng vai em và anh (chị).

GV và PH đặt thêm các câu hỏi để HS nắm vững yêu cầu của đề bài:

–        Nội dung trao đổi là gì? ( Trao đổi về nguyện vọng của em muốn học thêm một môn năng khiếu.)

–        Cuộc trao đổi ý kiến được tiến hành giữa ai với ai? ( Em và anh hoặc chị của em.)

–        Mục đích của việc trao đổi là gì ?( Để anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc của anh, chị và để anh, chị ủng hộ em khi xin ý kiến bố mẹ.)

■       Hình thức thực hiện việc trao đổi này là gì? ( Em và bạn em. Bạn em đóng vai anh hoặc chị của em.)

Cuối cùng, HS phải xác định được : Bạn nào sẽ đóng vai anh (chị) để trao đổi với em và em chọn nguyện vọng học thêm môn nâng khiếu nào ( môn Họa, môn Nhạc hay môn Võ thuật).

2. HS đọc kĩ gợi ý số 2 và lập dàn ý để trao đổi. Mục này gợi lên những khó khăn dễ gặp khi học thêm môn năng khiếu mà HS phải vượt qua. Có thể phân ra hai loại khó khăn như sau :

a) Những khó khăn nói chung khi học môn nâng khiếu

–        Mất thời gian, liệu có ảnh hưởng đến việc học văn hóa ở trường? ( Có mất thời gian nhưng không ảnh hưởng đến việc học văn hóa vì học năng khiếu ngoài giờ, học để thư giãn…)

–        Liệu có ảnh hưởng đến việc giúp đỡ gia đình trong những công việc ở nhà? ( Sẽ bớt thời gian chơi, tranh thủ làm việc nhà trước hoặc sau khi học…)

–        Ai đưa đi, đi bàng gì đến nơi học nâng khiếu? ( Đi bộ, tự di xe đọp, nhờ anh (chị) đưa đi, bố mẹ đón ở trường về thì đưa đi luôn…)

b) Những khó khăn nảy sinh khi học từng môn năng khiếu

–        Không có năng khiếu, về môn định học? ( Không có năng khiếu nhưng vẫn thích vì lòng ham thích có thể dần dần nảy sinh khả năng…)

–        Người gầy yếu, không thích hợp học võ thuật hoặc con gái ai lại học võ thuật? ( Người gầy yếu nên cần học vỏ thuật cho khỏe. Con gái có kém gì con trai mà không học võ thuật được. Có bao nhiêu cô gái giỏi vỏ đạt thành tích cao ở các môn vỏ thuật…)

Khi tiến hành trao đổi ý kiến, cần lưu ý :

–        Nắm vững mục đích trao đổi.

–        Nội dung trao đổi cần ngắn gọn, dự kiến được những thắc mắc để chuẩn bị câu trả lời.

–        Thái độ chân thực, cử chỉ tự nhiên phù hợp với đối tượng đang trao đổi.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận