Luyện tập làm văn bản thông báo – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Luyện tập làm văn bản thông báo

Mục đích của bài luyện tập giúp học sinh biết ứng dụng cách làm văn bản thông báo vào các tình huống cụ thể.

A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Những tình huống cần làm văn bận thông báo là khi muốn truyền đạt những thông tin cụ thể tới những người liên quan hay quan tâm tới nội dung thông báo biết để thực hiện hay tham gia.

  • Người thông báo: cơ quan, đoàn thể, người tổ chức.
  • Người nhận thông báo: những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo.

2. Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo:

Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, ngưòi thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.

3. Điểm giống nhau và khác nhau giữa văn bản thông báo và văn bản tường trình là:

a) Giống nhau:

  • Đều là những văn bản hành chính.
  • Đều có nơi gửi (người gửi) và nơi nhận (người nhận).
  • Khác nhau:
  • Văn bản tường trình: nhằm trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. Người viết tường trình là người có liên quan đên sự việc, ngưòi nhận tưòng trình là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
  • Văn bản thông báo: nhằm truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Lựa chọn loại văn bản thích hợp dẫn ở SGK, trang 149.

a) Văn bản thông báo.

b) Văn bản báo cáo.

c) Văn bản thông báo. ;

2. Những lỗi sai trong văn bản thông báo dẫn ở SGK, trang 150:

  • Nội dung văn bản chưa phù hợp với tên của văn bản:

+ Tên thông báo: kế hoạch kiểm tra.

+ Nội dung thông báo: chưa rõ kế hoạch (không rõ ngày tháng thực hiện).

  • Thể thức trình bày chưa đúng:

+ Thể thức mỏ đầu văn bản: địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi góc bên phải).

+ Thiếu nơi nhận ghi ở phía góc trái, cuối văn bản

3. Một số tình huống thường gặp trong nhà trưòng hoặc ngoài xã hội cần viết văn bản thông báo:

  • Thông báo họp phụ huynh.
  • Thông báo hội diễn.
  • Thông báo tổng vệ sinh trong toàn trưòng.
  • Thông báo tổng vệ sinh khu phố.
  • Thông báo ủng hộ đồng bào bị bão lụt.

…..

4. Bài tập này yêu cầu các em chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo. (Các em tự làm bài tập này)

Xem thêm Ôn tập phần tập làm văn – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận