Ôn tập phần tập làm văn – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Ôn tập phần tập làm văn ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài ôn tập giúp học sinh hệ thống lậi toàn bộ kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn trong Chương trình Ngữ văn 8.

1. Một văn bản cần có tính thông nhất về chủ đề bởi tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản với những chuỗi câu hỗn độn. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện trên hai bình diện:

  • Về nội dung: Văn bản cần phải xác định đề tài (đối tượng phản ánh), có chủ định của người tạo lập (bày tỏ ý kiến, quan niệm, cảm xúc…) nhằm tác động đến nhận thức, hành động và tình cảm của ngưòi đọc.
  • Về hình thức: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện qua nhan đề, lời đề từ (nếu có), sự sắp xếp các phần, mục tạo nên tính thông nhất trong nhận thức, hành động và tình cảm của ngưòi đọc.

2. Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:

  • Em rất thích đọc sách… – Câu chủ đề này đứng đầu đoạn văn nên đoạn văn này viết theo kiểu diễn dịch.
  • … Mùa hè thật hấp dẫn – Câu chủ đề này đứng cuối đoạn văn nên đoạn văn này viết theo kiểu quy nạp.

3. Cần phải tóm tắt văn bản tự sự vì trong cuộc sống hàng ngày có những văn bản tự sự chúng ta đã học nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.

Các bước tóm tắt một văn bản tự sự:

  • Đọc tác phẩm: chỉ có thể tóm tắt được một tác phẩm nào đó khi đã đọc kĩ toàn bộ tác phẩm và nắm được ý tưởng của tác giả.
  • Dựa vào nôi dung chính cần ghi lại:

+ Các sự việc chủ chốt, quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm.

+ Các nhân vật quan trọng.

  • Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí:

+ Trình tự trước – sau của sự việc.

+ Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm.

  • Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định được ở các bước trước.

4. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Nhò miêu tả mà có the tái hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà thú vị. Nhờ biểu cảm mà tự thân cảnh vật, sự việc diễn ra; cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn. Đồng thời nhờ đó mà cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.

5. Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm cần thực hiện một quá trình năm bước sau:

  • Lựa chọn sự việc chính.
  • Lựa chọn ngôi kể.
  • Xác định thứ tự kể.
  • Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
  • Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

6. Văn bản thuyết minh có những tính chất là:

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày giới thiệu, giải thích.

Văn bản thuyết minh cần phải:

  • Đảm bảo tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
  • Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Các vản bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày là:

  • Giới thiệu một nhân vật lịch sử.
  • Giới thiệu một mịền quê, một vùng địa lí.
  • Giới thiệu một đặc sản, một món ăn.
  • Giới thiệu một vị thuốc.
  • Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú.
  • Giới thiệu một tác phẩm.

7. Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, người viết cần phải có vốn hiểu biết về đối tượng thuyết minh. Hiểu biết càng sâu sắc, thấu đáo thì nội dung văn bản thuyết minh càng hàm súc, mạch lạc và rõ ràng. Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng để không sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, quan trọng.

  • Những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật:

+ Phương pháp định nghĩa, giải thích.

Ví dụ:

Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của sự vật. (Ngữ văn 8, tập một).

+ Phương pháp liệt kê.

Ví dụ:

Cây dừa công hiến tất cả của cải của mình cho con người: thản cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm… (Cây dừa Bình Định).

+ Phương pháp nêu ví dụ.

Ví dụ:

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu củng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô-la, tái phạm phạt 500 đô-la).

(Nguyễn Khắc Viện)

+ Phương pháp dùng số liệu (con số):

Ví dụ:

Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không bổ sung thì trong vòng 300 năm, con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời, số thán khí không ngừng gia tăng.

(Nói về cỏ)

+ Phương pháp so sánh.

Ví dụ:

Biển Thái bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích Bắc Băng Dương, là đại dương lớn nhất.

8. Bố cục thưòng gặp khi làm bài văn thuyết minh gồm ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể các mặt: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích và những đặc điểm nổi bật khác.
  • Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

9. Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

Tính chất của luận điểm:

  • Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
  • Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.
  • Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Ví dụ:

Đề bài: Viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.

Hệ thống các luận điểm cần trình bày là:

a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

b) Thê mà một số,bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập.

c) Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giò càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

d) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lớp ta đang rất lo buồn.

e) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.

10. Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như sau:

  • Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nổì tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
  • Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người hoặc cảnh vật… làm cho chúng hiện lên trước mật người đọc với những đặc điểm như chúng vôn có.

Các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên cụ thể, dễ hiểu, và vì vậy có sự truyền cảm và sức thuyết phục hơn.

11. Văn bản tường trình là loại văn bản dùng để trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.

Văn bản thông báo là loại văn bản dùng để truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản này (Xem lại phần Luyện tập làm văn bản thông báo).

Xem thêm Để học tốt Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận