Làng – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Làng ngữ văn lớp 9

Vài nét về tác giả và tác phẩm

Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007) từng qua hoạt động Văn hoá cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp ông công tác ở chiến khu Việt Bắc. Ông từng là uỷ viên Ban Phụ trách Nhà xuất bản Văn học, tuần báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Từng bồi dưỡng những người viết trẻ.

Tác phẩm đã xuất bản: Nên vợ nên chồng (truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (truyện ngắn, 1962); Hiệp sĩ gỗ, ông cả Ngũ.

Truyện ngắn Làng được ông viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Tác phẩm tiêu biêu cho bút pháp truyện ngắn và thể hiện rõ vốn am hiểu của nhà văn nông thôn Kim Lân.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 147)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn trích của tác phẩm trong SGK. Chú ý thời điểm có sự thay đổi tâm trạng của nhận vật ông Hai. Sự thay đổi đó là do sự kiện nào? Từ đó, ta có thể nhận ra tình huống truyện đã tác động đến tâm trạng, tình cảm của ông Hai.

b. Gợi ý trả lời

Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống hết sức độc đáo để nhân vật tự bộc lộ tính cách, tâm trạng và nhất là tình yêu làng tha thiết của mình. Đó là việc ông Hai nghe được tin “thất thiệt”: làng Chợ Dầu thân yêu của ông đã phản bội lại Cách mạng đi theo Tây. Ông Hai là một lão nông, cần cù, chất phác, giàu lòng yêu quê hương, đi đâu ông cũng khoe về làng mình. Nhưng sau đó, ông Hai và gia đình phải bất đắc dĩ xa làng Chợ Dầu thân yêu, nỗi vui buồn trong quá khứ và hiện tại chứa chất đầy trong lòng ông. Ông thấp thỏm, lo âu ngóng tin về làng. Một hôm vô tình ông Hai gặp lại những người đồng hương từ Gia Lâm lên. Tưởng được nghe tin vui thắng trận, nhưng không thể tưởng tượng được là làng Chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Từ đó, ông Hai sống trong cuộc, vò xé tâm can, ám ảnh khủng khiếp về sự thực đó. Ông trốn tránh, sợ hãi và cảm thấy nhục nhã, ê chề. Không những thế, tin đó còn đẩy gia đình ông và bà con làng Chợ Dầu lên đây ngụ cư vào một bi kịch mới: sống lang thang, không ai chịu chứa chấp. Nhưng, khi bi kịch lên tới đỉnh điểm thì ông Hai lại được giải thoát khỏi nỗi ám ảnh đó. Tin thất thiệt về làng ông được chính ngưòi chủ tịch làng có uy tín, đáng tin cậy “cải chính”. Ông Hai vui sướng không tả xiết, ông lại tiêp tục đi khoe với mọi ngưòi về làng Chợ Dầu của ông.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 174)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Ông lão náo nức bước ra…” đến hết truyện và các chú thích để hiểu cách nói và ngôn ngữ “địa phương”. Chú ý tình huống ông Hai nghe được tin về làng Chợ Dầu, sau đó thái độ, tình cảm tâm trạng của ông đã thay đổi ra sao. Ngôn ngữ, cử chỉ của ông Hai với mọi người cũng như ngôn ngữ độc thoại cần được chú ý để theo dõi được diễn biến tâm trạng của nhân vật.

b. Gợi ý trả lời

Sau khi đành phải theo vợ con rời làng lên vùng tản cư, bất đắc dĩ phải xa làng Chợ Dầu thân yêu, ông Hai rất buồn tủi. Nhưng vì suy nghĩ chân thành, rất giản dị ông tự an ủi mình: “Thôi thì chẳng ở lại làng với anh em đước, thì tản cư âu cũng là kháng chiến”. Để vơi bốt nỗi bực dọc, u uất đang chất chứa trong lòng, ông Hai nhiều hôm đội nón lầm lũi đến phòng thông tin để đọc báo và nghe người ta đọc báo. Ông theo dõi tin tức về kháng chiến một cách chăm chú, hồ hỏi. Và một hôm may mắn cho ông khi gặp anh dân quân “đọc rất to, dõng dạc, rành rọt, từng tiếng một”, ông Hai nghe chẳng sót một câu nào. Tin thắng trận dồn dập làm cho “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!”. Nhưng không may trong lúc ông đang hồ hởi, vui sướng vối những chiến công, những gương dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta thì tin “dữ” cả cái làng Chợ Dầu là “Việt gian theo Tây”, “vác cò thần ra hoan hô”, như sét giáng xuống đầu ông Hai. Thực ra đó cũng chỉ là tin tức từ miệng một “người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh” nhưng ông Hai đã lặng người đi. Ông như mất hết cảm giác: “Cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” vì thông tin đến với ông quá đột ngột về một sự thật quá phũ phàng. Nhưng chỉ sau một lát, lấy lại trấn tĩnh ông Hai muốn thẩm định lại và cầu mong tin đó là sai lệch, là nhầm lẫn. Nhưng lời khẳng định của người đàn bà ẵm con và cuộc nói chuyện của những ngưòi xung quanh đã chứng thực điều đó. Đến lúc này, ông Hai không còn giữ bình tĩnh được nữa, ông tìm cách trôn tránh để quên đi nỗi nhục ấy. Ông muốn che giấu mọi người vì cả bản thân ông, những giọt nước mắt đang chảy ngược vào trong. Từ đó, ông Hai rơi vào một cuộc đấu tranh tư tưởng căng thẳng và nó làm ông thay đổi hoàn toàn, về tính nết, cử chỉ, hành động đến lời nói vối người thân, hàng xóm.

Từ khi nghe được tin dữ đó ông Hai cảm thấy xấu hổ không dám ngẩng mặt lên nhìn ai, thậm chí ông còn không dám bước chân ra ngoài cả ba bốn hôm liền. Bởi ông không muốn đối diện với sự thực ấy, ông biết rằng đó là một thứ tội mà cả dân làng, cả đất nước này lên án: “Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Tầm trạng của ông ngày càng u uất, đau đớn đến quặn thắt. Lúc đầu khi mới nghe tin ông còn khóc được, có khi còn chửi thề được một câu chua chát. Nhưng nỗi đau đó hành hạ ông và khiến ông trở thành một con người lầm lũi, nơm nớp lo sợ, lúc nào cũng nghe ngóng xem ngươi ta đang bàn tán gì về cái làng Chợ Dầu và dân làng Chợ Dầu lên đây tản cư.

Bi kịch của ông Hai được đẩy lên đến đỉnh điểm khi bà chủ nhà lên tiếng đuổi vợ chồng, con cái ông đi khỏi nhà bởi “không ai muốn chứa chấp cái lũ Việt gian bán nước”. Đó là bi kịch chung của những người dân làng Chợ Dầu đi tản cư. Họ đã bị cả xã hội lên án, ruồng rẫy, khinh bỉ. Ông Hai lại rơi vào một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt đế chọn cho cả gia đình nghèo khổ của ông một lối đi, một sự giải thoát. Là người đàn ông trụ cột trong gia đình, ông Hai chẳng thể làm gì hơn trước sự cư xử tàn nhẫn của bà chủ nhà, đang tâm cưốp đi chỗ trú thân của gia đình ông. Một lần nữa, nỗi đau trong ông trào thành những giọt nước mắt tủi cực. Trong giây phút bế tắc ấy cũng chính là lúc ý nghĩ quay về làng Chợ Dầu vụt loé lên trong đầu ông. Thế mối biết làng luôn thường trực, ấp ủ trong trái tim dạt dào tình yêu của ông Hai. Ông yêu làng cả trong những lúc sung sướng, vui vẻ và cả những lúc đau đớn nhất, tủi hổ nhất. Nhưng càng nghĩ nỗi đau lại dồn lên, bóp nghẹt trái tim ông, buộc ông phải trực tiếp đối diện với sự thực đen tối ấy. Vối tấm lòng yêu làng tha thiết, đau đớn ông gạt phắt ý nghĩ quay về làng trong nước mắt. “Bởi về làng, tức là bỏ kháng chiến”, bỏ Cụ Hồ, thì ra tình yêu nưốc, yêu cách mạng còn cao hơn cả tình yêu làng trong trái tim ông. Dù rất đau khổ song ông Hai vẫn từ chối quay về nơi chôn nhau cắt rôn ấy. Mọi ngả đương đã đóng lại trước mắt ông, gia đình ông lúc này không biết đi đâu về đâu để kiếm một chỗ dung thân.

Nhưng rồi một ngày bi kịch của người yêu làng đến bỏng cháy như ông Hai đã được giải thoát. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai đau đớn hơn ai hết vì thế khi cái tin thất thiệt “cả cái làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây” được cải chính thì ông Hai là người sung sướng nhất. Ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ. Ông như trở lại đúng vói con ngườimình: hồ hởi thích “khoe” về làng. Ông Hai đi khắp làng bô bô thông báo tin vui mừng ấy. Cùng một câu nói (giống nhau tuyệt đối không khác một chữ) nhưng ông nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, với một thái độ khẳng định dứt khoát “Tây nó đốt… Toàn là cái sự mục đích cả!”. Ong muốn báo cho cả làng, cả tổng thể làng Chợ Dầu của ông vẫn một lòng thuỷ chung với cách mạng không thể có chuyện theo Tây làm Việt gian. Mặc dù làng ông đã bị đốt sạch, đến nhà của ông cũng bị giặc đốt nhưng thông tin ấy lại làm ông sung sướng vô cùng bởi đó là bằng chứng cho tinh thần cách mạng của dân làng Chợ Dầu, trong đó có ông. Có thể nói ngươi đọe cũng như được san sẻ với niềm vui sưống của ông.

Kim Lân thành công trong việc khắc hoạ tính cách, tâm trạng, nhất là tình yêu làng của ông Hai. Bằng việc xây dựng tình huống truyện hết sức độc đáo, đặt nhân vật vào một bi kịch, tác giả đã để tự nhân vật bộc lộ tình yêu làng, yêu cách mạng của mình trong một cuộc giằng xé. Càng yêu làng bao nhiêu, ông Hai lại càng đau đốn khi nghe tin làng theo giặc bấy nhiêu. Nếu ông Hai không yêu làng đến như thế, không từng đi đâu cũng “khoe” về làng Chợ Dầu kiên trung của mình như thế thì có lẽ khi nghe tin dữ ông cũng không đau đớn đên vậy. Ông yêu làng, nghĩ về làng cả những lúc bế tắc nhất, tưởng như không còn đường sông, không chôn dung thân. Tình yêu làng của ông Hai mộc mạc, chất phác nhưng đằm thắm, mãnh liệt.

Xem thêm Chương trình địa phương tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 174)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ chỗ “Ông lão ôm thằng con út… nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần”.

Ông Hai nói chuyện vối ai và về vấn đề gì? Chú ý phân tích cụ thể sự hỏi – đáp của hai người và có thể liên hệ với phần trả lời câu hỏi 2 đế thấy thời điểm diễn ra cuộc đối thoại này.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn văn trên đã diễn tả một cách sinh động và cảm động tình cảm bền chặt, chân thành của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng và kháng chiến. Sự xuất hiện của đứa con út đúng lúc bi kịch của ông Hai iên đến đỉnh điểm, như một sự cứu cánh, giải thoát vô cùng quan trọng. Tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây đã loan ra khắp cả làng, và nguy hiểm nhất là bà chủ nhà ghê gớm, cay nghiệt lợi dụng cơ hội này để “làm khổ” vợ chồng ông Hai. Vì tin dữ đó mà những ngươi dân làng Chợ Dầu như ông bị người ta khinh bỉ, đuổi đi, không ai chứa chấp. Ông Hai thực sự bị đẩy vào sự bế tắc đến cùng cực. Có ai hiểu cho tấm lòng, trái tim đang quặn thắt của ông? Không ai cả. Bởi ông không muốn thấy thái độ khinh bỉ của mọi người. Ông lại càng không dám tâm sự nỗi lòng của mình lúc này. Bởi những ngươi làng Chợ Dầu như ông đang bị mọi người quay lưng lại, ghê tởm và khinh rẻ, không ai thèm nói chuyện với một “tội phạm” đang mắc trọng tội như ông. Chính vì vậy, ông đã tìm đến đứa con út còn nhỏ dại, ngây thơ rất đáng yêu để giãi bày, tâm sự, thô lộ lòng mình. Phải tìm đến đứa con nhỏ dại còn chưa biết đến thế nào là cách mạng, là Việt gian… để trút bầu tâm sự là minh chứng hùng hồn cho sự bế tắc đến cùng cực của ông.

Nhưng cảm động nhất là ông tìm đến đứa con nhỏ cốt để khẳng định lại một lần nữa lòng sắt son trước sau như một của mình với kháng chiến, với Cụ Hồ. Mặc dù ông Hai đã phải đau đốn dứt khoát chấp nhận trong nước mắt “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông Hai yêu làng không chỉ bằng trái tim cháy bỏng mà con bằng khối óc sáng suốt. Trong suy nghĩ của người nông dân chất phác này chỉ có thê là yêu hoặc thù. Ông yêu làng thật nhưng là yêu cái làng Chợ Dầu đẹp đẽ và cách mạng chứ không phải là làng phản bội theo Tây. Dù tỉnh táo nhận ra chân lí ấy song ông như vẫn không tin vào chính những gì mình nghe được. Ông muốn thanh minh, muốn bào chữa cho làng ông, làng Chợ Dầu của ông không thể như thế được. Nhưng cải chính với ai chứ? Ai thèm nghe ông. Thế là ông tìm đến đứa con út của mình đế tự thanh minh. Những câu hỏi đầu tiên của ông tưởng như rất thừa thãi bởi chúng hỏi về những điều rất hiển nhiên chẳng phải ông cũng biết, mà có hỏi cũng chẳng thể trả lời khác được. “Con ai, nhà ở đâu”… và tất nhiên thằng con út cũng trả lời một cách tự nhiên, suôn sẻ. Nhưng đến câu thứ ba thì ông Hai đã đề cập đến những vấn đề “to tát” hơn nhiều: “Có thích về làng Chợ Dầu không? Ủng hộ ai?”… Có nhiều ngưòi sẽ nghĩ rằng không hiểu sao ông Hai lại hỏi một đứa trẻ con còn nhỏ dại những câu hỏi kiểu tư tưởng, hệ ý thức ấy. Làm sao nó trả lời được. Nhưng kì lạ thay nó vẫn trả lời hết sức rành rọt và dứt khoát, như nó đã có sẵn trong lòng chỉ việc phát ngôn ra: “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Đối với một đứa trẻ, tình yêu làng, ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh cũng hiến nhiên như việc con của u thầy hay quê ở làng Chợ Dầu vậy. Đáng yêu, xúc động và thiêng liêng biết bao. Câu trả lời của đứa bé làm người đọc bất ngờ và cảm động. Lời nói dứt khoát của một đứa trẻ thơ làm cho ông Hai giàn dụa nước mắt. Có lẽ ông khóc vì sung sướng, vì cảm động trưốc tấm lòng của một đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.

Lời của đứa con út hay chính là lời từ đáy lòng ông Hai muốn gửi gắm? Ông hỏi không phải để tìm câu trả lời mà để “nói lòng mình, để minh oan cho mình nữa”. Ông Hai không còn cách nào để có thể bộc lộ nỗi u uất, sự đau đớn và cả tấm lòng sắt son của mình nên ông đành nhờ một đứa con thơ. Thì ra, trong lòng bố con ông, tình yêu với làng, thuỷ chung sắt son với cách mạng, với Cụ Hồ Chí Minh cũng tự nhiên, bình dị và tất yếu như tình yêu với cha mẹ vậy.

Con người ta chỉ có một cha một mẹ, một nơi chôn nhau cắt rốn và tấm lòng với cách mạng cũng trước sau như một. Dường như chưa đủ ông Hai còn hùng hồn khẳng định như một lời tuyên thệ “Cái lòng bố con ông là cihư thê đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Ỏng Hai chỉ nói thầm vối lòng mình nhưng cũng như lời thề trước đoàn thể vậy. Và dù chỉ có một đứa con trai quá nhỏ dại nghe ông nói, hiểu lòng ông nhưng tâm hồn đang trĩu nặng vì dằn vặt, tủi cực của ông như cũng vợi đi được đôi lời. Thế cũng là sự an ủi quý giá trong tình cảnh hiện giò của ông.

Qua lời tâm sự với đứa con út – thực chất là lời tự nhủ với chính mình của ông Hai, ta thấy ông là người có tình yêu làng sâu nặng và thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng. Đó là những tình cảm gắn bó chặt chẽ với nhau và rất đỗi thiêng liêng.

Gấp trang sách lại, chúng ta bồi hồi xúc động về tình yêu làng của ông Hai, về tấm lòng kiên trung, son sắt của ông với cách mạng. Ông thà để làng bị giặc đốt sạch, rời bỏ ngôi làng thân yêu chứ nhất định không chịu chấp nhận sự phản bội, theo Tây bán nước. Những phẩm chất tốt đẹp của ông Hai như cần cù lao động, chất phác, yêu quê hương, đất nước,… tiêu biểu cho phẩm chất cao quý, trong sáng của người dân Việt Nam. Chính họ đã đổ mồ hôi làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm nuôi sống mọi người và cũng chính họ đã đem xương máu, đánh giặc “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…”.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 174)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại những đoạn văn diễn tả tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong tình huống bi kịch (đặc biệt là các lời thoại). Cách tạo nên tình huống cũng là một thủ pháp đế nhân vật bộc lộ tâm lí, tính cách. Có thể tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.

b. Gợi ý trả lời

Để miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai, tác giả đặt nhân vật vào một tình huống thử thách để bộc lộ nội tâm nhân vật, diễn tả đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ vì sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật… Qua đó chứng tỏ nhà văn rất am hiểu tâm lí con người, đặc biệt là người nông dân.

Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, đó là ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. Giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật có sự thôhg nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của ông Hai.

Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính riêng nên nó sinh động và hấp dẫn. Nó có khả năng diễn tả được những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc khác nhau trong những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau. Lời nói của ông Hai lúc nào cũng chân chất, mộc mạc, thái độ khảng khái, dứt khoát. Nhưng ẩn chứa trong vẻ bề ngoài bình dị của người nông dân này là cả tâm hồn giàu tình yêu với làng bản, quê hương, sự thuỷ chung với cách mạng. Với nhân vật này, một lần nữa Kim Lân chứng tỏ sự am tường của mình về lòi ăn, tiếng nói, tấm lòng, tình cảm của người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận