Chương trình địa phương – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà các em đang sử dụng với các phương ngữ khác và với ngôn ngữ toàn dân để thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất…

1. Một số từ ngữ địa phương:

  • cái trốc (cái đầu).
  • cha, bố, tía.
  • mẹ, bầm, u, bu, má.
  • quả dứa, quả thơm, quả khóm.
  • ni, tê.
  • thuyền, ghe, ghe lườn – chum, vại, lu, lu mái.
  • làm sao, mần răng.
  • làm như thế ấy, mần rứa.
  • quả, trái…

2. Có rất nhiều những từ ngữ địa phương mà ở địa phương này không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Điều đó chứng tỏ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sông xã hội (đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán) trên các vùng miền của nước ta. Tuy nhiên, khác biệt đó không quá lớn, vì những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.

Xem thêm Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

trong văn bản tự sự tại đây.

3. Quan sát bảng mẫu và trả lời câu hỏi:

  • Trong bảng mẫu (b) từ cá quả, lợn, ngã được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
  • Trong bảng mẫu (c) từ ốm: bị bệnh được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Như vậy, phương ngữ được lấy làm chuẩn tiếng Việt là phương ngữ Bắc, trong đó tiếng Hà Nội được coi là chuẩn.

4. Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

Những từ ngữ địa phương trong đoạn trích là: chi, rứa, nớ, tui, cơ, răng, ưng, mụ. Những từ này thuộc phương ngữ miền Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng trong việc thể hiện một cách chân thực hình ảnh của một vùng quê, những suy nghĩ, tình eảm của một người mẹ trên vùng quê đó – mẹ Suốt – người mẹ anh hùng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận