Kiểm tra về thơ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Kiểm tra về thơ ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 96)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào Mục lục cuối SGK Ngữ văn 9, tập hai để nắm được tên các tác phẩm. Xem lại thông tin về từng bài trong sách, sau đó sắp xếp theo trật tự thời gian. Có thể tham khảo phần Ghi nhớ ở cuối mỗi bài để tìm ra nội dung chính của tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Kiểm tra về thơ ngữ văn lớp 9

Kiểm tra về thơ ngữ văn lớp 9

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 97)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc hoặc nhớ lại tác phẩm, đồng thời tham khảo phần Gợi ý trả lời các câu hỏi trong SGK ở mỗi bài để tìm ra mạch cảm xúc của từng bài thơ.

b. Gợi ý trả lời

Trong bài thơ Con cò, Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh con cò trong bài hát ru để nói về tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru của mẹ đối với tầm hồn trẻ thơ. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh con cò quen thuộc qua lời ru của mẹ đến với tuổi thơ ấu. Lời ru ngọt ngào, tha thiết của mẹ đưa bé đến với cuộc đời, nơi có những cánh cò lặn lội, gian truân… Cánh cò ấy còn theo con đi suốt cuộc đời như tình mẹ luôn ấp ủ, nâng đỡ và động viên. Từ những hình ảnh thân thuộc, giản dị ấy, Chế Lan Viên đã suy ngẫm về triết lí của cuộc đời, của tình mẫu tử: Con dù lớn, con vẫn là con của mẹ; Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có 6 khổ, là dòng cảm xúc tuôn trào, dạt dào, tha thiết. Theo sự luân chuyển của dòng cảm xúc, tác giả đã triển khai mạch thơ. Từ hình ảnh mùa xuân của đất nước, tự nhiên; đến mùa xuân sức sống của đất nước và cuối cùng là mùa xuân của nhà thơ. Thanh Hải đã nói lên ước nguyện chân thành, cao đẹp mình muốn hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” cho mùa xuân lớn của đất nước.

Bài thơ Viếng lăng Bác là sự đan xen nhiều tâm trạng của nhà thơ. Đó là niềm thành kính thiêng liêng và xúc động tha thiết của người con miền Nam đành cho vị Cha già dân tộc. Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ triển khai theo hành trình vào thăm lăng Bác.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 97)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại văn bản trong SGK và nắm được nội dung và hình tượng chính trong bài thơ. Có thể tham khảo phần trả lời câu hỏi sau mỗi bài để nêu lên một cách khái quát về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh. Trước khi trình bày về ý nghĩa biểu tượng, cần phải nêu tầng nghĩa thực của hình ảnh.

b. Gợi ỷ trả lời

Hình ảnh bao trùm cả bài thơ Con cò là hình ảnh con cò được khai thác từ ca dao truyền thống. Nhà thơ đã không lặp lại đơn giản những hình ảnh và ý tứ có sẵn trong ca dao mà phát triển, mở rộng ý nghĩa của hình ảnh con cò. Ý nghĩa ấy được phát triển qua từng đoạn thơ nhưng vẫn thống nhất: hình ảnh con cò là biểu tượng cho ý nghĩa của những lời ru, của sự chăm sóc, nâng niu và tình yêu bao la của người mẹ.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải trước hết viết về một mùa xuân thực của thiên nhiên, của đất nước. Mùa xuân ấy có những hình ảnh tươi đẹp, lung linh: một dòng sông xanh, một bông hoa tím, một con chim hót vang… Chính mùa xuân ấy đã khơi nguồn cảm xúc cho tác giả, đưa ông tới liên tưởng: mỗi con người cũng là một mùa xuân và ước nguyện được dâng hiến trọn đời cho đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là cách gọi của nhà thơ về chính cuộc đời mình trong tương quan so sánh với mùa xuân rộng lớn của đất nước, của cuộc đời. Như vậy, hình ảnh mùa xuân không chỉ là mùa xuân có thực mà còn là mùa xuân của con người. Thanh Hải quan niệm mỗi người phải là một mùa xuân nhỏ góp phần tô điểm, làm nên một mùa xuân chung rộng lớn.

Xem thêm Chương trình địa phương – Ngữ văn lớp 9

tập 2 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 97)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Phải căn cứ vào văn bản, tìm ra những hình ảnh mà tác giả chọn để miêu tả như dấu hiệu của mùa thu. Chú ý các từ phả vào, dềnh dàng, chùng chình…

b. Gợi ỷ trả lời

Trong phần Đọc – hiểu SGK sau bài Sang thu đã nêu ra một câu hỏi tương tự với yêu cầu của câu hỏi này, để trả lời câu hỏi này học sinh có thể tham khảo phần trả lời câu hỏi 3 bài Sang thu trong sách này.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 97)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Ước nguyện của Thanh Hải được thể hiện qua ba đoạn thơ cuối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Khi phân tích cần chú ý những hình ảnh, từ ngữ mà tác giả sử dụng và cách diễn tả ý nguyện của mình.

Cấu trúc lặp lại, nhịp điệu dồn dập, hối hả trong đoạn thơ cũng cần phải chú ý trong khi phân tích, cần phải hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ – bài thơ được Thanh Hải sáng tác vào những tháng cuối đời – thì sẽ hiểu hết được sự chân thành, xúc động trong ước nguyện này.

b. Gợi ý trả lời

Giữa hai khổ thơ đầu và hai khổ 4, 5 có một mối liên hệ hô ứng. ở trên là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên với dòng sông xanh, với nhành hoa tím, với tiếng chim hót… Ớ dưới cũng là bức tranh mùa xuân với những nét đặc trưng ấy nhưng là mùa xuân của riêng Thanh Hải, trong tâm hồn, ước vọng của nhà thơ. Trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, Thanh Hải đã ao ước mình được là một “mùa xuân nho nhỏ ” để cống hiến cho cuộc đời chung:

Ta làm con chim hót

(…) Một nốt trầm xao xuyến.

Ước mơ của nhà thơ rất chân thành, tha thiết được thể hiện qua cấu trúc “ta làm” lặp đi lặp lại với sắc thái khẳng định. Ước nguyện ấy ọủa nhà thơ cũng rất chân thành và khiêm tốn, cảm động. Ông chỉ muốn mình là một nốt trầm trong bản nhạc chung, hoà đồng, nâng đỡ tôn lên vẻ đẹp của những nốt nhạc khác chứ không phải là một nốt cao lảnh lót. Qua ước nguyện này, Thanh Hải đã thể hiện quan niệm sông của mình.

Chú ý: Đây chỉ là một vài gợi ý nhỏ khi phân tích ước nguyện của nhà thơ. Học sinh có thể tham khảo thêm phần trả lời cho câu hỏi 3 phần Đọc – hiểu cuối bài Mùa xuân nho nhỏ trong cuốn này.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 97)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại nội dung bài thơ trong SGK. Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, mặt trăng, tràng hoa) được tác giả xây dựng trong không gian và thòi gian nào, mang ý nghĩa biểu tượng gì?

b. Gợi ý trả lời

Tràng hoa được kết bởi những dòng người vô tận từ khắp mọi miền đất nước đến kính viếng Bác đã nói lên phần nào tình cảm kính yêu, nhớ thương của người dân Việt Nam đối vổi Bác – vị Cha già dân tộc.

Điểm độc đáo của bài thơ là việc đặt hai hình ảnh “mặt trời” đối xứng nhau. Mặt trời của thiên nhiên vẫn ngày ngày toả sáng rực rỡ cho nhân loại. Còn mặt trời trong lăng tuy đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn mãi soi đường chỉ lối cho nhân dân Việt Nam, vẫn sống mãi trong mỗi người dân đất Việt. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của người dân, của nhà thơ đối với Bác.

Hình ảnh vầng trăng bao giờ cũng gợi lên sự trong sáng, thanh bình. So sánh Bác với hình ảnh vầng trăng dịu hiền, nhà thơ đã tôn vinh tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác cũng như những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.

7. Câu hỏi 7 (SGK, trang 97)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại bài thơ để nắm được nội dung chính của tác phẩm. Trong lời nói của người cha có nhắc đến những vấn đề gì? Có thể vận dụng những kiến thức từ bài giảng của thầy, cô để trả lời câu hỏi.

b. Gợi ý trả lời

Qua lời trò chuyện của người cha với người con, Y Phương đã gửi gắm những tình cảm yêu thương của mình dành cho quê hương, dân tộc.

Quê hương chính là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Núi rừng quê hương thơ mộng, trữ tình đã chở che, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng.

Con người nơi đây cần cù, chăm chỉ và cũng rất mạnh mẽ, vượt lên khắc phục hoàn cảnh sống. Họ gắn bó máu thịt với quê hương cho dù quê hương còn nghèo khổ. Họ mộc mạc, giản dị nhưng giàu ý chí và niềm tin. Bằng ý chí của mình, bằng sự cần cù lao động, họ đă làm nên quê hương với những truyền thống, phong tục tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục”.

Những lời tâm tình của người cha trong bài thơ đã thể hiện niềm tự hào sâu sắc của người cha về đồng bào về quê hương. Qua đó, người cha nhắc nhỏ con mình phải sống sao cho xứng đáng vối truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

8. Câu hỏi 8 (SGK, trang 97)

а.  Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại các bài thơ. Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ bài giảng của thầy, cô và gợi ý trong SGK để nêu ra và phân tích những riêng biệt trong cách biểu lộ cảm xúc ở các bài thơ, chú ý đến dấu hiệu thể thơ, giọng điệu, cách gieo vần…

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ Con cò được sáng tác bằng thể thơ tự do nên tác giả có thể bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt và dễ dàng biến đổi. Giọng điệu của bài thơ vừa mang âm hưởng ngọt ngào, thủ thỉ của lời ru bên nôi của mẹ vừa có tính suy ngẫm, triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao và mỏ rộng ý nghĩa của hình ảnh ấy. Hình ảnh trong bài thơ thiên về ý nghĩa biểu tượng mặc dù rất gần gũi và quen thuộc.

Ở bài Mùa xuân nho nhỏ, bài thơ thuộc thể thơ năm chữ, gần với các điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện cảm xúc thiết tha, rộn ràng của tác giả. Cách gieo vần giữa các khổ thơ tạo nên sự liền mạch của dòng cảm xúc của tác giả. Hình ảnh thơ có sự kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh biểu trưng, khái quát.

Ở bài Nói với con cảm xúc của tác giả lại được thể hiện ở giọng điệu thiết tha, trìu mến. Các hình ảnh thơ cụ thể mà vẫn có tính khái quát cao dù mộc mạc, giản dị mà vẫn giàu chất thơ.

9. Câu hỏi 9 (SGK, trang 97)

a. Hường dẫn tìm hiểu

Đọc lại nội dung bài thơ trong SGK, kết hợp với bài giảng của các thầy cô và gợi ý trong sách. Sự yêu thương, che chở của người mẹ được thể hiện qua hình tượng nào?

b. Gợi ý trả lời

Trong bài thơ Con cò, Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh con cò trong ca dạo làm biểu tượng cho ý nghĩa lời ru và lòng mẹ bao la. Chính lời ru của mẹ đã đưa cuộc sống đến gần đứa con yêu ngay từ những ngày ấu thơ, xây đắp cho con những hoài vọng, ước mơ trong cuộc sống. Hai câu thơ kết chan chứa tình cảm mẹ dành cho con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Hai câu thơ mang màu sắc triết lí, khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, dù con đã trưởng thành nhưng trong tâm khảm của mẹ, con lúc nào cũng vẫn bé bỏng, cần yêu thương, chăm sóc. Và tấm lòng bao la, tình cảm yêu thương của người mẹ lúc nào cũng ở bên con, theo con đến suốt cuộc đời. Tình cảm thiêng liêng ấy luôn luôn làm các thế hệ độc giả xúc động

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận