Chương trình địa phương (Phần tiếng việt) – Ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học là giúp học sinh biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

1. Bài tập này nêu ra hai yêu cầu:

  • Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích dẫn ở SGK, trang 97, 98.
  • Chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 9

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân trong các câu dẫn ở SGK, trang 98;
  • Dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.

a. Từ kêu ở câu Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên là từ ngữ toàn dân.

b. Từ kêu ở câu Con kêu rồi mà người ta không nghe là từ ngữ địa phương.

Từ kêu ở câu (a) có thể thay bằng từ nói to.

Nó nhìn dáo dác một lúc rồi nói to lên.

Từ kêu ở câu (b) tương đương vổi từ ngữ toàn dân là gọi.

Con gọi người ta rồi mà người ta không nghe.

Xem thêm Bến quê – Ngữ văn lớp 9 tập 2 tại đây.

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Xác định từ nào là từ địa phương trong hai câu đố dẫn ở SGK, trang 98.
  • Tìm các từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ địa phương đó.

a.                     Không cây không trái không hoa

Có lá ăn được, đố là lá chi.

b.                     Kín như bưng lại kêu là trống

Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng.

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 9

4. Bài tập này yêu cầu học sinh điền những từ địa phương ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu trong SGK, trang 99. Học sinh tự làm.

5. Bài tập này yêu cầu học sinh bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương của nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong truyện ngắn Chiếc lược ngà.

a. Nhân vật bé Thu là một em bé miền Nam. Vì vậy, ngôn ngữ em sử dụng là ngôn ngữ địa phương Nam Bộ. Nếu để bé Thu sử dụng ngôn ngữ toàn dân thì không phù hợp.

b. Trong lời kể chuyện của tác giả vẫn có những từ ngữ địa phương bởi câu chuyện mà nhà văn kể lại nói về cảnh vật, con người một vùng đất – vùng Nam Bộ. Tác giả sử dụng từ ngữ địa phương để tạo không khí cho truyện, đồng thời phù hợp vối ngôn ngữ của nhân vật.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận