Kể lại một trận chiến đấu ác liệt – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Kể lại một trận chiến đấu ác liệt 

Đề 3. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã nạhe kể, đã đọc trong sách báo hoăc đã xem trên màn ảnh.

1. Yêu cầu 

– Tái hiện lại một cách chân thực, sinh động một trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trong quá khứ.

– Người kể liên tưởng hợp lí và khéo léo như mình đã từng tham gia hoặc chứng kiến.

– Trận chiến có một ý nghĩa lịch sử nhất định đối với dân tộc, với nhân dân.

– Biết kết hợp một cách thuyết phục các phương thức tự sự – miẽu tả – biểu cảm.

– Biết đuầ các yếu tố tâm lí vào lời kể : tả cảnh ngụ tình, những suy tư, độc thoại nội tâm.

2. Gợi ý

– Trận chiến đấu của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến vĩ đại mà em được biết qua người thân trong gia đình kể lại, hoặc đọc các tác phẩm văn học, lịch sử, các hồi kí của các tướng lĩnh.

– Chú ý yếu tố nhân vật trong câu chuyện, tránh kể chung chung như bản tin thời sự…

– Biết vận dụng yếu tố miêu tả cảnh vật, tâm trạng khi kể.

3. Lập dàn ý (dàn ý chung)

a. Mở bài : Lịch sử đất nước với nhiều cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt và ngoan cường để bảo vệ đất đai, bờ cõi hoặc độc lập tự do ; ấn tượng sâu sắc nhất về trận đánh.

b. Thân bài

– Hoàn cảnh tiếp xúc với câu chuyện.

– Khái quát về trận chiến đấu.

– Diễn biến chính của cuộc chiến đấu (trọng tâm)

  • Bằng nhiều đoạn văn kể lại các giai đoạn của cuộc chiến đấu (phòng thủ – cầm cự- tấn công – chiến thắng).
  • Cần thể hiện rõ sự cam go, ác liệt của cuộc chiến một mất một còn.
  • Nhân vật xuất hiện ở câu chuyện với một vai trò quyết định (người chỉ huy tài giỏi hoặc người lính quả cảm, anh hùng,…).
  • Kết hợp miêu tả – biểu cảm khi kể (tả nét mặt cử chỉ, tác phong, tâm li,… của nhân vật ; bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp).
  • Xen miêu tả cảnh thiên nhiên phù hợp với câu chuyện.
  • Suy nghĩ của người kể chuyện (mến phục, quý trọng thành quả ; học tốt   để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước).

c. Kết bài : Tự hào về trang sử vẻ vang.

4. Bài làm minh hoạ

Bài 1

Đêm đã rất khuya…

Ngoài trời, những vệt sáng mờ mờ đầu tiên của một ngày mới đã xuất hiện. Trong những xóm làng gần đó đã cất lên thưa thớt vài ba tiếng gà gáy vang vọng.

Sự yên lặng bao phủ toàn doanh trại. Các binh sĩ đều đã đi ngủ cả, chỉ nghe tiếng thở đều nhè nhẹ, tiếng cuốc kêu não nuột vang trong đêm vắng. Nhưng trong bóng tối và cái tĩnh mịch ấy, ở một góc trại, vẫn còn một ánh đèn sáng.

Bên chiếc đèn dầu gần cạn chỉ còn le lói, vị chủ tướng đang ngồi trầm ngâm, mắt đăm đăm nhìn về phía trước. Trên bàn, cuốn binh thư đọc dở nằm im như chờ đợi. Ánh sáng yếu ớt hắt lên khuôn mặt suy tư, đôi mày nhíu lại, chòm râu đen và đôi mắt sáng rực như hai vì sao. Đó chính là Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo. Làm cách nào ? Làm cách nào ? Trong đầu vị chủ tướng vẫn trăn trở câu hỏi. Chỉ còn một ngày nữa thôi, vào rạng sáng, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi sẽ xuôi dòng Bạch Đằng để rút về nước. Đây là thời cơ thuận lợi để quân ta phản công, để giải phóng đất nước. Thời gian đã gấp rút lắm rồi. Vậy mà ông chưa nghĩ ra cách đánh nào thích hợp, đảm bảo chiến thắng cho quân ta. Đánh địch đã khó nhưng chiến thắng chúng còn khó khăn hơn rất nhiều lần !

Trần Hưng Đạo chợt nhớ bài học lịch sử xa xưa – năm 938, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán… Đúng rồi, chỉ có cách đánh của Ngô Quyền mới thật là thượng sách. Trong ông luồng nhiệt huyết lại bốc cháy bừng bừng, ông thầm cảm ơn vị dũng tướng họ Ngô đã cho ông một ý tưởng. Vừa lúc đó, gà gáy báo trời đã sáng hẳn.

Trần Hưng Đạo ban lệnh toàn quân vào rừng đẵn gỗ làm cọc. Dân chúng cũng hồ hởi đì theo giúp. Họ đẵn những cây gỗ chắc khoẻ như lim hay táu. Cây đổ ầm ầm. Khắp nơi chỉ nghe tiếng rìu, tiếng cưa ồn ào, náo động. Người ta dùng dao, dùng rìu chuốt nhọn đầu những thanh gỗ thành những cọc nhọn cao quá đầu người, có cái cao đến hai trượng sáu, to đến nỗi một vòng ôm mới đủ. Đầu nhọn được lấy sắt bọc lại, lúc này mỗi chiếc cọc trở thành một thứ vũ khí vô cùng lợi hại cho những gì sẽ va vào nó.

Nhìn cảnh làm việc như vậy, Trần Hưng Đạo rất hài lòng. Ông sung sướng ngắm nhìn những chiếc cọc nhọn mà tin tưởng vào chiến thắng sắp tới. Sau khi cọc đã đủ, Trần Hưng Đạo cho đóng cọc xuống khúc sông gần ngã ba sông Chanh. Đây quả là một địa thế thuận lợi do thuỷ triều lên xuống nhanh và mạnh.

Tại đây, những người lặn giỏi như Yết Kiêu lại có dịp trổ tài. Ở trên, những thanh niên khoẻ mạnh ngồi trên thuyền, đưa những chiếc cọc nặng xuống dưới, cắm sâu vào lòng sông. Còn dưới mặt nước, những người thợ lặn đã chờ sẵn. Họ đỡ những chiếc cọc, thận trọng chỉnh lại hướng và độ vững chắc trước khi ngoi lên. Người đâm, kẻ đỡ thật ồn ào náo nhiệt.

Trên bờ, Trần Hưng Đạo ngắm nhìn trận địa cọc đang dần hình thành. Lúc này thuỷ triều đang rút, ta có thể nhìn thấy những cọc nhọn hoắt nhô lên trông thật nguy hiểm. Cọc này sát với cọc kia như bàn chông, đứng vững như bàn thạch, không hề suy chuyển khi bị những cơn sóng to ập vào. Ông mỉm cười sung sướng rồi đích thân chuẩn bị ở hai bên bờ. Những toán quân khoẻ mạnh, nhanh nhẹn được chọn ra. Những bùi nhùi, đá lửa, rơm rạ, dầu cùng những thứ dễ cháy đã được bà con giấu sẵn vào luồng lạch hoặc hai bên bờ những nơi lau lách um tùm rậm rạp gần đó để phóng hoả khi cần thiết.

Người làm việc nọ, kẻ giúp việc kia, thật khẩn trương nhưng vẫn chu đáo, cẩn trọng. Họ thi nhau đóng những chiếc thuyền nhỏ, nhẹ, bằng gỗ chuẩn bị cho cuộc tiến công.

Giữa lúc ấy, trên bờ những quân sĩ còn lại cũng không chịu ngồi yên. Họ rèn đúc khí giới, mài dao thêm sắc, mài gươm thêm nhọn, chuẩn bị cung tên. Nhóm thì đấu vật, nhóm thì đấu gươm. Tinh thần hăng hái không kể đầu cho xiết.

Thấm thoát đến chiều.tối thì mọi việc cũng đã xong. Những quân sĩ vẫn chưa ngủ. Họ ngồi lại nghe một người đọc lại bài hịch của Hưng Đạo Vương : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”. Lời hịch vang lên khiến lòng người rạo rực, bừng bừng trong máu, trong tim. Doanh trại lại ồn ào tiếng múa gươm, múa kiếm sôi động nhộn nhịp. Tưởng như đang diễn ra một cuộc chiến đấu.

Trống đã điểm canh hai, tờ mờ sáng, bỗng gần cửa sông Bạch Đằng xuất hiện một đoàn thuyền chiến dài dằng dặc làm chật cả khúc sông. Những cánh buồm làm thẫm màu nước. Chiêng trống vọng ra ầm ầm như sấm, như sét… Quanh hai bên bờ không một bóng người. Lúc này thuỷ triều đang dâng lên cao, chỉ thấy mênh mông màu nước trắng xoá, những bụi ỉau lách ven bờ. Thỉnh thoảng vọng lại vài tiếng chim thưa thớt.

Trọng thuyền, Ô Mã Nhi đang nằm ung dung trên đệm gấm, mừng rỡ nói với các tướng : “Quân Trần thấy ta là sợ mất mật, còn sức đâu mà đánh !”. Y lại càng yên tâm hơn vì sắp ra đến biển rồi, quân ở đâu ra cũng khó cản đường một đoàn thuyền đông đúc! Thuyền chậm lại dần.

Bỗng dậy lên tiếng trống, tiếng chiêng đầy náo nức, vọng hết cả mặt sông. Từng đàn chim bay loạn xạ từ những bụi cây. Ô Mã Nhi giật mình chạy ra ngoài nhìn. Tiếng trống vẫn cứ rộn rã. Quân Nguyên đang ngơ ngác, bỗng thấy trước mặt xuất hiện một đoàn, thuyền nhẹ. Trên con thuyền dẫn đầu là tướng quân Nguyễn Khoái, tay cầm một thanh đao, thét lớn : “Ồ Mã Nhi, ta chờ mày ở đây lâu rồi, mày chạy đâu cho thoát”. Nguyễn Khoái đứng hiên ngang, thân thể cao lớn, vững như tượng đồng, cùng quân sĩ tấp vào thuyền giặc. Tiếng trống vang vang. Những mũi tên bay từ đâu tới tấp vào quân giặc. Ô Mã Nhi giơ khiên lên đỡ, cùng người tướng là Phàn Tiếp xông ra: Nhưng vừa đánh nhau một lúc, bỗng Nguyễn Khoái thét lớn với quân sĩ : “Anh em, sức giặc còn mạnh, người còn đông, chưa thể hạ được, chúng ta rút lui’!”. Quân sĩ dạ ran. Rồi đoàn thuyền nhỏ chèo nhanh trở lại.

Thấy vậy, Ô Mã Nhi hết sức hí hửng. Y cười nói với các tướng sĩ : “Tưởng quân Trần như thế nào, chứ hoá ra chỉ là một lũ chuột nhắt, vừa đánh đã chạy”. Rồi y dẫn thuỷ quân đuổi theo. Cứ thế, chẳng mấy chốc, thuyền giặc đã lọt vào trận địa mai phục.

Vừa lúc ấy, thuỷ triều bắt đầu rút. Từng đợt sóng không còn mạnh mẽ như trước, lăn nhanh về phía bờ biển. Màn nước trắng xoá vừa rút, đã lộ ra những cái cọc nhọn. Mới đầu chỉ là phần mũi rồi dần dần lộ ra cả phần đầu nhọn hoắt, cứng cáp. Cứ như không phải nước đang rút mà là cọc đang nhô dần lên vậy. Thấy đã đến thời điểm, Nguyễn Khoái ra lệnh cho ba quân rút chạy. Ô Mã Nhi vẫn còn chưa biết, lập tức đuổi theo. Nhưng kìa, hàng ngàn chiếc cọc nhọn đă lộ nguyên hình trên khúc sông, đồng loạt va, đập vào chiến thuyền của giặc. Lúc này tên tướng giặc mới biết thì đã muộn, toàn bộ quân sĩ của chúng, đã lọt vào ổ phục kích của quân dân nhà Trần. Thuyền của giặc bây giờ giống như cá nằm trên lưới. Nhiều chiếc thuyền đã bị bãi cọc dồn cả lại, xô vào nhau vỡ toác. Nhiều chiếc bị những chiếc cọc nhọn hoắt đâm thủng, nước chảy vào ào ào. cảnh tượng thật là bi đát ! Quân giặc xúm lại cố gắng tát nước ra khỏi thuyền, nhưng vô ích. Số khác lo thuyền vỡ đã nhảy vội xuống sông, đang chơi vơi trên dòng nước. Vài chiếc còn nguyên vẹn thì vẫn chưa hết kinh hoàng.

Ô Mã Nhi cùng Phàn Tiếp đang còn lúng túng không biết làm thế nào thì bất ngờ thấy trên dòng nước là những bè lửa đang trôi về phía chúng. Đó là những bè lửa do nhân dân thả xuống từ những lạch nước gần đấy, len lỏi vào giữa đội hình cửa giặc. Lửa lại gặp gió càng thêm đượm, thuyền quân Nguyên cháy hừng hực như một ngọn đuốc sáng rực cả khúc sông. Tiếng kêu khóc như ri. Lúc ấy quân Trần mới đổ ra từ hai bên bờ sông đánh thẳng vào thuyền của giặc. Mũi tên từ thuyền quân Đại Việt bắn ra như mưa, quân giặc không biết chạy trốn vào đâu, tan tác từng mảng như đàn ong vỡ tổ. Trời lại càng nắng gay gắt. Khí trời mỗi lúc một oi bức, khó thở. Quân Nguyên thở hồng hộc, hàng ngũ rối loạn. Chỉ còn một số cụm chống chọi yếu ớt với quân Đại Việt. Tinh thần binh lính địch lúc đó cũng bắt đầu tan rã. Xuống dưới thuyền, cảnh tượng trông thật khủng khiếp. Quân bị ốm nằm vật vã mệt mỏi. Xác chết la liệt. Nhiều tên vứt cả khí giới, nhảy xuống nước, tiếng rên khừ khừ, tiếng la thảm hại, lũ còn lại sợ hãi dúm dó cả người lại.

Những lưỡi mã tấu của quân ta cứ vung lên rồi chém xụống. Nước sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc, tung bọt trắng… Tiếng reo hò ngày vang dội. Tiếng chiêng trống ngày càng rộn ràng. Trên thuyền quân ta chất nhiều vũ khí do quân Nguyên bỏ ra đầu hàng. Nhiều thuyền chiến đã cắm cờ hiệu nhà Trần. Mặt sông đầy xác thuyền vỡ, những áo giáp, cung tên, gươm giáo và cả quân giặc đang lóp ngóp bơi vào bờ. Nhưng đến bờ chúng cũng không chạy thoát. Từ làng xóm gần đấy, nhân dân đã đổ ra giúp sức, họ là những người dân quanh vùng, già có, trẻ có, lại cả trẻ em, phụ nữ,… Người mang cuốc, người mang rìu… nghĩa là có gì trong tay thì thứ đó trở thành vũ khí. Ai cũng hăng hái tràn ra đánh giặc, lấy gậy gộc mà đọ giáo mác. Chỉ với vũ khí tự tạo, họ vẫn chiến thắng. Từng tên giặc bị trói gô lại, giải đến cho triều đình.

Phàn Tiếp – tên tướng giặc hùng hổ, độc ác của quân Nguyên giờ đây đang lóp ngóp ở dưới sông, lính ta dùng câu liêm móc lên, bắt sống. Trông thật thẳm hại ! Giờ đây hắn chỉ là một tên tù binh hèn mạt, run rẩy cầu xin tha mạng, riêng reo chiến thắng của quân Đại Việt càng rộn rã khi những chiến binh của ta ào ào nhảy lên thuyền của chủ tướng Ô Mã Nhi. Hắn bị bắt sống cùng rất nhiều lương thực và vũ khí.

Quân ta hò reo ca khúc khải hoàn. Nắng càng vàng hơn. Tiếng trống, tiếng chiêng đã hết nhưng lòng binh sĩ vẫn chưa thôi rộn ràng. Nước sông lại trong xanh trở lại. Những kí ức về một trận chiến oai hùng sẽ mãi không phai trong tâm hồn những người dân Đại Việt bây giờ và mãi mãi về sau.

(Lưu Hoài An, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

⇒ Nhận xét

Bạn kể chuyện khá hấp dẫn và lôi cuốn. Chẳng kém bao nhiêu so với nhà văn chuyên nghiệp. Người đọc có thể ngờ ngợ người viết đã “cóp” ở truyện của ai đó. Nhưng không đầu, đọc kĩ sẽ thấy đây là sản phẩm của bạn. Một người chuyên nghiệp không thể mắc lỗi kiểu như : Ô Mã Nhi dẫn quân theo đường thuỷ tiến đánh ta mà thuyền của y lại đi ra phía gần biển. Hai lần Nguyễn Khoái lệnh cho quân sĩ rút chạy (chỉ vì trước đó ra lệnh rút chạy rồi, nhưng người viết quên, không để cho Nguyễn Khoái nhìn thấy cọc nhô lên, nên chưa biết rằng giờ đã điểm). Rồi ví bọn giặc như cá nằm trên lưới, thuyền giặc cháy, như một ngọn đuốc sáng. 

Tuy vậy, đây là một bài kể chuyện khá thành công. Có miêu tả tâm lí chủ tướng, có miêu tả khí thế chuẩn bị của quân ta, có cảnh giao tranh. Đây là một đoạn miêu tả sinh động : Trống đã điểm canh hai, tờ mờ sáng, bỗng gần cửa sông Bạch Đằng xuất hiện một đoàn thuỵền chiến dài dằng dặc làm chật cả khúc sông. Những cánh buồm làm thâm màu nước. Chiêng trống  ra ầm ầm như sấm, như sét… Quanh hai bền bờ không một bóng người. Lúc nàỵ thuỷ triều đang dâng lên cao, chỉ lấy mênh mông màu nước trạng xoá, những bụi lau lách ven bờ. Thỉnh thoảng vọng lại vài tiếng chim thưa thớt.

Việc bắt đầu câu chuyện ngay từ “Đêm đã rất khuya” khá hấp dẫn, lôi cuốn.

Bài 2

Đất nước Việt Nam ta, trải qua bao thăng trầm lịch sử, với bao chiến công lẫy lừng. Ngày hôm nay, sau hơn 50 năm đã qua, tôi lại được nghe kể về chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là trận chiến trên đồi AI năm xưa.

Trong các trận đánh ở chiến dịch Điện Biên Phủ thì trận đánh ở đồi AI là một trong những trận đánh ác liệt nhất. Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được lệnh tấn công đồi AI.

17 giờ 30 ngày 31 tháng 3, các phân đội chiếm lĩnh trận địa. 18 giờ 15, pháo binh ta kiềm chế pháo địch và bắn phá đồi A1, các mũi xung kích mở cửa. Sau 15 phút, cả hai mũi xung kích đã hoàn toàn làm chủ tầng phòng ngự phía dưới, diệt một số địch, bắt sống 15 tên. Địch co lên tầng trên, các chiến sĩ tiếp tục xung phong về phía ụ đất khó hiểu trẽn đỉnh đồi. Địch bỗng biến mất và hàng rào lửa đại bác lại xuất hiện trước mặt họ. Các chiến sĩ dũng cảm vượt qua lưới lửa nhằm phát hiện cửa hầm ngầm. Họ chỉ tìm thấy một ngách phụ có quân địch, lập tức sử dụng bộc phá diệt được 20 tên, bắt sống 4 tên, thu được một số súng đạn. Tình hình diễn ra giống lúc trước, bộ đội ta tổ chức bốn đợt xung phong đều không vượt khỏi tuyến hào ngang trước hầm ngầm.

Sáng hôm sau, địch được tiếp viện, tổ chức phản kích. Hầu hết các ụ súng, các đường chiến hào đều bị đạn bom nghiền nát. Riêng ụ đất đỏ vẫn sừng sững trên đỉnh đồi.

Cứ thế, cuộc chiến đấu trên đồi A1 diễn ra giằng co từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4, Trung đoàn 174 lên thay thế Trung đoàn 102. Ta tổ chức chiến đấu hạn chế quân địch, bảo vệ cho một đội đặc nhiệm gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung – cán bộ công binh của bộ trực tiếp chỉ huy đào đường hầm ở A1 ngay trước mũi súng quân địch, trong tầm kiểm soát của lựa đạn. Đất đồi A1 cực kì rắn. Tiểu đội trưởng công binh Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ khoẻ nhất mở cửa hầm. cả đêm đầu chỉ khoét được vào vách núi mỗi chiều 90 xăng-ti-mét. Địch không ngừng bắn súng và ném lựu đạn. Nhiều đồng chí bị thương và hi sinh trong khi làm nhiệm vụ. Có lẽ đây chính là sự việc để nhà thơ Tố Hữu viết :

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa thép

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hẩm, mưa dầm, cơm vắt.

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

Ngày 5 tháng 5 đường hầm ở A1 đã hoàn thành. Trong đêm, một tấn bộc phá chia thành những gói hai mươi kilô, được đưa vào đặt dưới hầm ngầm của địch.

Bộ chỉ huy mặt trận quyết định đẩy nhanh nhịp độ phát triển của đợt tấn công thứ ba, chuẩn bị mọi điều kiện sớm chuyển sang tổng công kích.

Sáng ngày 6 tháng 5, Tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự suốt ba mươi tư ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay. 20 giờ, hoả lực của ta tập trung bắn vào A1, C2, cứ điểm 506, bắc Mường Thanh, cứ điểm 310, tây Mường Thanh. Lần này có thêm sự phối hợp của 12 dàn hoả tiễn sáu nòng. Đợt pháo hoả kéo dài 45 phút. Địch phản ứng yếu ớt, nhưng chúng đã có chuẩn bị. Khi pháo ta ngừng bắn, tất cả những khẩu pháo còn lại của tập đoàn cứ điểm tập trung trút đạn xuống những trận đại chiến hào của ta xung quanh A1 và C2.

Đúng 20 giờ 30, một tiếng nổ trầm, trên đồi A1 có một đám khói lớn đang phụt lên. Bộ đội ta từ các phía đồng loạt tiến công, các trung đoàn cũng lần lượt tấn công các cứ điểm trên đồi C1, D1,… cắt đứt con đường tiếp viện của địch từ Mường Thanh lên. Trận AI chiến thắng, bắt sống tướng Đờ-cát và hàng loạt lính Pháp đầu hàng vô điều kiện .

Trận chiến đấu ác liệt trên đồi A1 đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ trong chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Dù có nhiều chiến sĩ đã hi sinh anh dũng như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn,… nhưng tên tuổi các anh đã và đang còn sống mãi với chiến thắng hào hùng của dân tộc. Chiến thắng đó là niềm tự hào của chúng ta :

Chín năm là một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên trang sử vàng.

(Phạm Ngọc Thu Thuỷ, lớp 9A9, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

⇒ Nhận xét

Bạn đã chọn kể về cuộc chiến đấu ác liệt ở đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chắc chắn là bạn đã xem các tư liệu và hình dung ra các bước chiến đấu để giành thắng lợi quyết đinh của quân đội ta. Trong một phim tư liệu chiếu nhân ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, người xem cũng đã biết về bốn lần tấn công của ta đều bị địch chặn lại. Và quân địch tổ chức 30 lần phản kích nhưng vẫn không đánh bật được bộ đội ta. Điều đó nói tên tính chất ác liệt và quyết định của trận đánh đồi A1.

Tuy nhiên, câu chuyện của bạn là câu chuyện kể gián tiếp, chủ yếu mới là qua các sự kiện và ngày tháng. Nó giống với việc thuyết minh trận đánh đồi A1 hơn là việc kể chuyện với những miêu tả sống động và cụ thể. Yếu tố cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng không nhiều đã làm cho tính hấp dẫn của câu chuyện bị hạn chế.

Cũng cần nhắc người kể chuyện là xem lại bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu để trích thơ cho chính xác.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận