Kể lại buổi đi thăm mộ cùng gia đình – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Kể lại buổi đi thăm mộ cùng gia đình

Đề 4. Hãy kể lai buổi đi thăm mộ người thân cùng gia đình vào dịp lễ, tết.

1. Yêu cầu

– Kể lại những cảm xúc, suy nghĩ, kỉ niệm về người thân đã mất qua buổi thăm mộ (Thanh minh, tảo mộ, ngày giỗ,…).

– Xây dựng câu chuyện cho bài tự sự – nhân vật là người thân đã mất. Câu chuyện nhằm có một nội dung ý nghĩa giáo dục.

– Đây là câu chuyện gắn liền với đời sống tâm linh của con người, cần tìm hiểu về tục lệ Thanh minh, viếng mộ người thân vào các dịp lễ, tết, giỗ,… Việc làm vừa thể hiện lòng thành kính vừa gửi gắm những nguyện vọng, ước mơ của người sống đối với người thân đã mất.

– Luyện tập, củng cố thêm về độc thoại nội tâm khi kể chuyện.

2. Gơi ý

– Cần chọn nhân vật (đã mất) có nhiều kỉ niệm gắn bó với người kể, hoặc nghe kể nhiều (cũng có thể người thân là liệt sĩ ở một nghĩa trang liệt sĩ nào đó).

– Chọn thời gian, địa điểm cho thích hợp.

– Nên sử dụng liên tưởng để câu chuyện trở nên sinh động và giàu ý nghĩa hơn.

3. Lập dàn ý

a. Mở bài : Nhân dịp tết, giỗ, lễ, ngày thương binh liệt sĩ,… ; gợi nhớ nhất là buổi thăm mộ.

b. Thân bài

* Chuẩn bị

– Cùng bố mẹ, vào thời gian nào (tối, sáng, trưa…).

– Địa điểm nghĩa trang.

* Tả lại các công việc thăm mộ

– Thắp hương – bày lễ – làm lễ – hoá vàng.

– Tả cảnh sắc thiên nhiện phù hợp với tâm trạng con người.

– Tự nhủ trong lòng, mong người đã mất có mặt để được gặp gỡ.

– Khấn, ước nguyện (độc thoại nội tâm).

* Hồi tưởng kỉ niệm xuầ (trọng tâm)

– Những kỉ niệm gần gũi, gắn bó.

– Câu chuyện về một kỉ niệm sâu sắc (có cảm giác như người thân có mặt bên mình cùng tham gia vào câu chuyện của kỉ niệm).

– Mong muốn.

– Hình ảnh sống mãi trong kí ức người thân.

– Khoẻ mạnh, học giỏi, trưởng thành, làm tiếp những gì còn dang dở của người thân.

* Ra về : Cảm xúc, ấn tượng về buổi thăm mộ.

c. Kết bài : Luôn dành cho những người thân yêu những tình cảm tốt đẹp nhất

4. Bài làm minh hoạ

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.

Cứ sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, mọi người, mọi nhà lại đi tảo mộ để tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Gia đình tôi cũng vậy. Mọi người đang rậm rịch cho buổi đi tảo mộ ngày mai.

Nghe bố mẹ tôi nói, người ta đi tảo mộ sau mỗi dịp lễ, tết để sửa sang, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đồng thời cũng là để cầu mong các cụ phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khoẻ, thành đạt. Tôi rất háo hức nhưng cũng hơi lo vì đây là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ.

Mẹ tôi thường dặn : “Đi tảo mộ phải chuẩn bị kĩ mọi thứ. Không được quên hương, hoa, oản, quả, rượu, vàng mã,… đôi khi còn phải mang cả cuốc, xẻng để trồng cây quanh mộ để phần mộ của các cụ được “mát mẻ”. Và mọi thứ cũng được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất dưới bàn tay tài ba của mẹ tôi.

Sáng hôm sau, đúng sáu giờ rưỡi chúng tôi xuất phát. Mộ của các cụ và ông nội tôi ở nghĩa trang Thanh Tước – Vĩnh Phúc.

Thời tiết sau tết thật dễ chịu. Nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ mà bây giờ đã trong xanh hơn hẳn. Khiến ai cũng có cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Trên xe, mọi người tâm sự với nhau.

– Thời tiết hôm nay đẹp thật. Đi thăm mộ hôm nay đúng là tuyệt.

Hai tiếng sau, chúng tôi có mặt tại nghĩa trang. Nghĩa trang Thanh Tước là những quả đồi và những rừng thông xanh um tùm quanh năm, được chia làm nhiều khu vực. Vừa xuống xe, bố tôi, đứng dưới chân đồi chỉ lên và nói :

– A ! Kia rồi ! Mộ của các cụ ở trên kia ! Tay bố hướng lên.

Rồi ai làm việc nấy, bố bê lễ lên, mẹ sắp xếp lễ. Còn bọn trẻ chúng tôi được miễn, chỉ việc đi lên thôi.

Sau khi leo lên, bố mẹ sắp xếp đồ lễ rồi thắp hương. Còn tôi được giao nhiệm vụ nhổ cỏ ờ xung quanh. Nhổ được một lúc, thì bố mẹ gọi vào làm lễ. Tôi khép tay lại, hai lòng bàn tay quay vào nhau rồi khấn. Mỗi người tự mong cho mình một điều còn tôi mong các cụ phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình khoẻ mạnh, bình an, hạnh phúc.

Thằng em tôi, cũng bắt chước làm theo mọi người rồi nói rõ to :

– Ông ơi, ông cho Tí ăn với nhé ! Ôi trời ơi ! Buồn quá đi mất !

Bố tôi ra bảo nó. Nhưng cu cậu cứ mè nheo.

– Không được đâu ! Mình đang thắp hương cúng cụ cơ mà ! Thôi bố dẫn con đi chơi nhé !

Trong lúc đó, tôi và mẹ tiếp tục công việc. Mẹ thì thắp hương cho các cụ và ông tôi xong thì thắp hương cho các mộ xung quanh, gọi là mộ “hàng xóm” để ở dưới ấy, các cụ có bạn.

Còn tôi, tiếp tục nhặt cổ mọc ở những mộ xung quanh. Đến ngôi mộ của ông nội, tôi có cảm giác gì đó. Tôi nhìn thấy hình ông cùng với những kỉ niệm của hai ông cháu. Hình như tôi cũng đang nghe thấy tiếng ông căn dặn :

– Phương à ! Cháu phải ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ nghe không ! Có việc gì làm được thì nhớ giúp bố mẹ. Chiều em một tí đi, đừng bướng bỉnh như trước nữa !

Tôi xúc động lắm, đến rơi cả nước mắt. Rồi tôi hỏi ông :

– Ông ơi, ông có khoẻ không ạ ? Cuộc sống của ông thế nào ?

Ông chỉ mỉm cười hiền hậu rồi bỗng… quay mặt đi. Hình ảnh của ông cũng mờ dần. Tôi cố gọi nhưng không được. Rồi hình ảnh của ông biến mất hẳn. Nhưng trong trái tim tôi luôn có một ngăn dành sự yêu thương, kính trọng cho ông.

Quay trở lại với công việc được giao, tôi tiếp tục nhọ cỏ. Xong xuôi, tôi chạy ra chỗ mẹ. Mẹ bảo tôi cùng đem vàng hương ra hoá. Sau khi hoàn tất công việc thì cũng là lúc bố và em tôi trở xuống. Bố nói :

– Ở đây còn có khu tưởng niệm những vị anh hùng đấy. Mình ra đấy thắp hương đi !

Rồi chúng tôi cùng đi ra khu tưởng niệm, ở đây có một cái đỉnh to để mọi người cùng thắp hương tưởng nhớ. Những ngôi mộ ở đầy còn có ngôi không tên, không được chăm sóc chu đáo thường xuyên. Thỉnh thoảng mới có một vài người xin nhận đó là mộ nhà mình để chăm sóc.

Xong xuôi, gia đĩnh tôi đi bộ một lát rồi trở về Hà Nội.

Đúng bảy giờ tối, chúng tôi có mặt tại Hà Nội. Một ngày dài mệt mỏi nhưng vui vẻ. Có thể nói, tảo mộ là một tục lệ truyền thống rất có ý nghĩa của nhân dân ta. Nó thể hiện sự hiếu thuận, biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tôi cũng hi vọng mình sẽ thể hiện được sự hiếu thuận, biết ơn của mình qua việc làm bé nhỏ này.

(Phan Nguyễn Hoài Phương, lớp 9A8, Trường THCS Ngô Sĩ Liên,

Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

⇒ Nhận xét

Bạn đã kể lại một chuyến đi tảo mộ của gia đỉnh lên nghĩa trang Thanh Tước. Câu chuyện phát triển theo thời gian hợp lí. Có chi tiết thú vị là cu Tí đòi ăn đồ lễ với ông trong khi chưa cúng xong. Những việc nhổ cỏ, đặt lễ, thắp hương, hoá vàng được kể lại không sót. Bạn cũng không quên kể lại việc thắp hương cho những ngôi mộ xung quanh.

Có điều cần lưu ý rằng bạn thể hiện mình là người quá nhạy cảm. Nhổ cỏ ở mộ ông nội mà nhìn thấy cả hình ông, còn nghe cả tiếng ông căn dặn, xúc động đến rơi cả nước mắt, lại còn hổi han ông nữa chứ. Cứ y như là trong một giấc mơ.

Bạn kể là đi tảo mộ lần đầu, mà lại nói mẹ thường nhắc, chứng tỏ là mẹ là người rất chu đáo, cẩn thận với công việc có ý nghĩa tâm linh.

Nếu bạn mô tả quang cảnh khu nghĩa trang kĩ hơn, kể cả việc tả một vài gia đình khác cùng đi tảo mộ thì bài văn hoàn chỉnh hơn. Một nghĩa trang lớn như thế đâu chỉ có một gia đình đi tảo mộ đầu năm. Phải vậy không ?

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận