Kể chuyện tưởng tượng – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6

Đang tải...

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Trong phân loại các thể tự sự, không có loại gọi là “truyện tưởng tượng”. Tuy nhiên, đối với học sinh lóp 6, khi người viết mới tập viết, thì “truyện tưởng tượng” nhằm phân biệt với “truyện đời thường”. Truyện tưởng tượng dùng trí tưởng tượng để xây dựng những sự việc, những nhân vật mà đời sống thực tế không xảy ra (ví dụ các truyện có yếu tố thần tiên, ma quỷ, phù phép hoặc các chuyện về tương lai có tính chất dự cảm, khả năng xảy ra không nhiều (ví dụ, các truyện khoa học viễn tưởng). Nhưng câu chuyện lại nhằm nói lên một ý nghĩa .nào đó, tức là sự thực ở phần bản chất, chứ không phải các sự việc và nhân vật.

2. Sự việc, nhân vật tưởng tượng, nói nôm na là “bịa đặt”, nhưng bịa phải như thật, phải có cái “lí” của nó. Nghĩa là kinh nghiệm cuộc sống cho thấy, tuy bịa nhưng là điều có thể xảy ra. Đối với những yếu tố như thần tiên, ma quỷ, phù phép,… hay chuyện về các con vật, tuy không thể có thực nhưng vẫn phải có lô-gíc họp lí. Dế Mèn phiêu lưu kí là chuyện về con dế cùng thế giới các loài vật sống ở nước và đồng cỏ, chúng đi lại, nói năng như con người, là hình ảnh phản chiếu cuộc sống con người, với các vấn đề của con người; tuy nhiên, dế vẫn phải là dế (làm tổ dưới đất, ăn cỏ ướt, uống sương đọng…), châu chấu vẫn phải là châu chấu (sống ở đồng cỏ, di cư và chết hàng loạt về mùa đông,…), v.v…

II. – LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Đọc lại truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm, thống kê các tình tiết hoang đường (tưởng tượng, kì ảo). Hình ảnh Rùa Vàng (Thần Kim Quy) xuất hiện ở cả truyện An Dương Vương và Sự tích Hồ Gươm nói lên điều gì?

2. Đọc trích đoạn sau và cho biết: những đứa trẻ thích nghe chuyện ma quỷ, thần tiên có phải do tin ma quỷ, thần tiên có thật? Nếu không phải, tại sao chúng thích nghe?

Tôi rất thích bác Phó Uyển. Bác là một người kể chuyện tài tình.

Chuyện của bác toàn chuyện ma. Nghe quen tôi chẳng sợ gì cả. Bác dặn tôi: “Hễ đi trong làng mà thấy trờn trợn thì nắm chặt hai bàn tay lại, ngón cái quay vào giữa lòng bàn tay, tự nhiên mạnh dạn ngay”. Hồi đó tôi có biết đường làng ban đêm thế nào đâu, nhưng đi vào vườn sau nhà khi mới chập, tối, tôi nắm chặt tay, quả thấy hết sợ.

Bây giờ ở thành phố, chúng ta có đèn điện, ban đêm sáng như ban ngày. Con cháu chúng ta lại được đi đây đi đó, không ru rú trong nhà như chúng ta thuở xưa. Các em được xem nhiều thứ, nhìn thấy nhiều việc, nhiều cảnh, nghe nhiều điều mà thời xưa chúng ta không thể nào biết được.

Bây giờ, các em có nghe truyện cổ tích thì cũng không phải như tôi nghe bà tôi kể thời xưa, thời còn nhiều bóng tối xung quanh con người và trong đầu óc con người.

(Theo Vũ Ngọc Phan, Những năm tháng ấy)

3. Những chi tiết nào trong câu chuyện sau đây tuy rằng bịa nhưng vẫn hợp lí? Chi tiết nào bịa không hợp lí?

KHỈ VÀ RÙA

Một hôm, Khỉ mời tất cả bạn bè đến nhà chơi. Rùa cũng đến.

Khỉ nói lời chúc mừng rồi mời các bạn ngồi vào bàn tiệc. Chúng ăn uống thoả thích, hết chạm cốc lại gắp thịt rất là ồn ào.

Rùa loay hoay mãi không sao leo lên được ghế ngồi, nó liền nhờ Khỉ giúp. Khỉ nhìn Rùa cười giễu cợt:

– Ha! Ha! Ai bảo chân cậu ngắn thế?

Rùa tủi thân, không nói gì, nhịn đói bỏ về.

Một hôm, Rùa cũng mòi tất cả các bạn đến dự tiệc. Khỉ ta cũng có mặt.

Thịt rượu đã bày lên bàn. Đọi các bạn ngồi vào bàn xong, Rùa nói vài lời rồi tuyên bố tiệc rượu bắt đầu. Rùa đến bên Khỉ, ngắm nghía tay Khỉ, nói:

– Thưa, anh, xin lỗi, tay anh bẩn quá! Ăn uống thế này thì thật mất vệ sinh, mời anh ra rửa tay đã.

Khí vội đi rửa, nhưng taỵ vẫn đen. Nó tìm giẻ lau, nhưng lau thế nào thì tay nó vẫn đen thui. Nó hỏi Rùa phải làm thế nao. Rùa cười to:

– Ha! Ha! Ai bảo tay anh đen thế?

Lúc ấy Khỉ mới nhớ đến việc hôm trước. Nó xấu hổ, chuồn thẳng.

GỢI Ý

3. Khi con vật mà hành động hoàn toàn như người thì không là con vật nữa. Hãy tìm những chi tiết đó.

 Xem thêm: Tìm hiểu chung về văn miêu tả – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận