Tìm hiểu chung về văn miêu tả – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6

Đang tải...

VĂN MIÊU TẢ

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

I. CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Miêu tả là kiểu văn bản được dùng rất phổ biến trong văn học cũng như trong đời sống hằng ngày. Ngoài văn bản miêu tả (thuần về miếu tả) thì yếu tố miêu tả còn có mặt ở nhiều loại văn bản khác như tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, và đôi khi còn có cả trong văn bản hành chính – công vụ (biên bản, tường trình vụ việc).

Đối tượng miêu tả là một cảnh vật (cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt của con người), một con người, một sự vật (con vật, đồ vật, cây cối).

Miêu tả giúp cho người đọc, nếu không có điều kiện trực tiếp quan sát vẫn có thể hình dung ra đối tượng. Còn vói đối tượng quen thuộc với người đọc thì một bài miêu tả hay sẽ giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của đối tượng.

2. Khác với vãn thuyết minh, cũng khác với văn biểu cảm, trong khi đối tượng của hai loại này thường là một đối tượng nói chung, không cụ thể, còn đối tượng của miêu tả bao giờ cũng là một đối tượng cụ thể, duy nhất, xác định. Ví dụ, tả con chó của nhà em, tả cây nhãn trong vườn nhà bà errị (chứ không phải loài chó nói chung, cây nhãn nói chung). So sánh ba trích đoạn sau đây, một thuộc văn miêu tả (Con trâu nhà bà nội), một thuộc văn thuyết minh (Con trâu Việt Nam), một thuộc văn biểu cảm (Con trâu với tuổi thờ):

CON TRÂU NHÀ BÀ NỘI

Hè vừa rồi, em được về ở quê một ít ngày. Em gặp lại người bạn cũ của em: con trâu nhà bà nội em.

Mới hè năm ngoái nó hãy còn là một con nghé mà giờ đây nó đã là một con trâu đực cao lớn, hùng dũng. Em phải nhón chân mới với tay đến sống lưng nó. Thân hình nó như một cái trống khổng lồ. Da nó dày và đen bóng, trông đã toát ra sự khoẻ mạnh. Cái đầu vuông vức, lại có cặp sừng cong như hai cánh cung, trông vừa đẹp vừa oai vệ. Cái mũi lúc nào cũng ươn ướt và thở phì phì. Dáng to lớn, cặp sừng “khủng” nhưng nhờ đôi mắt ướt và vẽ ngơ ngác nên trông con trâu

này thật hiền lành và dễ thương. Cái đuôi dài, ở cuối có chùm lông lúc nào cũng phe phẩy như cái phất trần của ông tiên.

Ngay buổi chiều đầu tiên, em được đi chăn trâu cùng bác em. Bác em cho em cưỡi. Chú trâu như là vẫn nhớ em, chớp mắt liền mấy cái, tỏ vẻ thân thiện. Ra đến bờ sông, bác em tranh thủ ngồi chẻ lạt trên bãi cỏi còn em thì vẫn ngồi trên lưng trãu, có lúc em nằm bò ra tấm lưng rộng của nó, thưởng thức làn gió mát rượi từ dưới sông đưa lên.

Em nghĩ không có con vật nào lại ngoan ngoãn phục vụ con người như con trâu và con trâu nhà bà em sao lại hiền đến thế.

(Bài làm của học sinh)

CON TRÂU VIỆT NAM

Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pakistan, Bangladesh, Nepal, Thái Lan,…

Ở Việt Nam, người ta tìm thấy di tích hoá thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm trong các hang động miền Bắc. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

Trâu đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to lớn, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Các bộ phận ngoài của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải; trâu cái đầu thanh, dài. Trán trâu rộng, phẳng. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy, lanh lẹ, mí mắt mỏng; mủi kín, bóng và ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ. Hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, phù hợp với đặc tính nhai lại và ăn thực vật. Hai tai trâu có thể cử động, lỗ tai phủ một lớp lông mềm để côn trùng không thể chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thăn trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – l,5m, hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳn; mông nở rộng, to. Bốn chân thẳng to, gân guốc rất vững chắc để đỡ cả thân người nặng. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn vừa phải. Hai đùi sau to, dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bon móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần cuối có túm lông; đuôi lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi muỗi. Da trâu bóng láng, màu xám đen. Lông phủ trên da đen, hơi cứng, giúp điều hoà nhiệt độ trong những trưa hè oi bức vùng nhiệt đới.

Nhờ có sức khoẻ tốt, trâu có thể làm việc cả hai buổi sáng chiều. Một con trâu có thể cày được 3 sào ruộng/ ngày. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt. Trâu có thể kéo cày dưới cái nắng gắt hay mưa tuôn liền mấy tiếng đồng hồ. Nhìn chung, trâu có thân hình khoẻ khoắn, thích họp với công việc đồng áng cực nhọc.

Nuôi trâu không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. cỏ là thức ăn chính của trâu. Vào mùa xuân và mùa hạ, thường có các bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở miền Bắc) nhiệt độ xuống dưới 10° c thì cỏ không mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô, rom khô cho trâu ăn. Sau lchi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà nên để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sệ. Khoảng 30 pỉiút sau khi nghỉ ngơi, cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ muối khoảng l0g/ 100kg trọng lượng trâu), sau đó mói CÌIO trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (401 nước/con/ngày).

Muốn trâu luôn khoẻ để làm việc lầu dài cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cho trâu. Tắm mỗi ngày 30 phút để điều hoà nhiệt độ cơ thể. Trong một buổi cày, cần. cho trâu nghỉ giữa buổi ít nhất một lần khoảng 20 – 30 phút, tránh đế trâu quá mệt. Sau một tuần làm việc liên tục thì phải để trâu nghỉ một ngày; nếu thấy sức trâu sụt giảm thì để trâu nghỉ 3-5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cháo cám.

Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khoẻ giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hon cả thịt bò, ít mỡ hon thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khoẻ, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.

Trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như hội chội Trâu ở Đồ Sơn và một số nơi. Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi được trở thhành biểu tượng của Sea Garnes 22. Hình ảnh con trâu đầy ắp trong hoài niệm tuổi thơ của hầu hết mọi người từng sống ớ nông thôn.

Những buổi chiều ngả lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều, những cuộc tắm cùng trâu trên sông, hồ trong mát,… sẽ là những kỉ niệm đi suốt cuộc đời.

Ngày nay, máy móc của công nghệ hiện đại đã thay thế cho sức trâu nhưng con trâu vẫn mãi là con vật gần gũi của người nông dân. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu hiền lành thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.

(Bài làm của học sinh)

CON TRÂU VỚI TUỔI THƠ

Với trẻ em thôn quế ngày trước, có con vật nào gần gũi, thân thiết hon con trâu?

Trước hết vì cái thú cưỡi trâu. Bức tranh dân gian “Chăn trâu thổi sáo” với hình ảnh chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu là hình ảnh đẹp của thòi thơ ấu, của làng quê thanh bình, yên vui. Cưỡi trâu là một cái thú. Có thể đi qua bụi gai, ruộng lầy, thậm chí qua sông. Nhưng chủ yếu vì được chỉ huy một con vật to lớn gấp mình hàng chục lần. Trẻ con đôi khi cũng cưỡi bò, nếu nhà không nuôi trâu. Nhưng cưỡi bò không thú vị bằng, vì bò lưng nhỏ lại tron, dễ ngã, và nhất là bò hôi hám do không tắm. Ngoài ra trâu còn hiền lành, “sáng dạ” hơn bò. (Người ta nói ngu như bò chứ có nói ngu như trâu đâu). Nếu cậu chủ bé quá, không leo được thẳng từ sườn trâu lên lưng thì trèo từ phía đầu, có thể đứng lên cả hai sừng, trâu hiểu ỷ, sẽ nâng cậu lên để cậu dễ dàng tuồi người về phía lưng. Trâu rất nhớ đường. Đi trong đêm tối, nếu người không thuộc đường, cứ việc dong trâu đi trước. ‘Trâu dong bò dắt” là thế.

Nhưng sung sướng nhất là những ngày chăn trâu tập trung trên những đồi hoang đủ loại lau cỏ hay những cánh đồng rạ sau khi gặt còn bỏ không hàng tháng, những triền đê cao rộng mượt cỏ về mùa xuân,… Buổi trưa, tan học về, trẻ con ăn com vội vàng rồi í ới gọi nhau “đi trâu”. Những con trâu đói meo, hễ thấy bóng người đến ỉà thò đầu ra, cuống quýt đánh sừng cành cạch vào văng chuồng, mắt như giục giã, như van lơn cậu chủ nhanh nhanh tháo cũi sổ lồng!

Dù thả dong hay thả đồi, lũ trẻ cứ việc “ngoã” trâu lại (quấn thừng vào cổ hoặc sừng), bỏ đấy cho chúng tự do kiếm ăn. Trâu quen nhau, ăn theo đàn, chỉ cần nhìn thấy một con là yên tâm. Lúc ấy, lũ mục đồng tha hồ bày đặt trò vui: đi tắm, đi ‘‘ăn sim”, “ăn ong”, ăn trộm hoa quả, choi đánh trận giả (Đinh Bộ Lĩnh trước khi là hoàng đế đã từng là một ông vua mục đồng trong trò chơi đánh trận giả này). Mùa hè thú nhất là tắm: sông, suối,. hồ, ao, ngòi, kênh, mương, bất cứ chỗ nào có nước sâu cũng thành “bãi tắm” cho trẻ mục đồng. Còn mùa đông thú nhất là đốt lửa, vừa sưởi vừa nướng sắn, đôi khi cá tôm.

Chăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rom thì ít, gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

(Đồng Đức Bốn)

Tuy vậy chăn trâu cũng nhiều khi thật khốn khổ. Ấỳ là chẳng may khi trâu lạc, hay khi trâu bị bắt giữ vì phá rau màu. Rồi những ngày đông mưa phùn rét thấu xương, trẻ trâu đứa nào đứa ấy run cầm cập, môi thâm tím. Đồi núi, ruộng đồng trơ một màu xỉn đất, cỏ áy leo heo. Lũ trâu lang thang cả ngày mà bụng vẫn lép kẹp. Có con đói rét quá, quỵ ngay giữa đồng, phải đem rom đến sưởi, may thì khỏi, nếu không thì phải thịt tại chỗ.

Nếu chẳng may, như vậy, cả nhà ngậm ngùi như vĩnh biệt một người thân.

(Theo Đào Tiến Thi)

3. Văn miêu tả được học từ bậc tiểu học nhưng những nhà văn có tài vẫn phải rèn luyện về miêu tả. Học giả Nguyễn Hiến Lê viết: “ Viết bất kì thể loại gì, thơ, tiểu thuyết, phóng sự, du kí, lịch sử, cả nghị luận nữa, nhà văn cũng gặp nhiều lúc phải miêu tả hoặc cảnh vật hoặc tính tình, và cây bút nào khéo miêu tả luôn được nhận là cây bút có tài”.

“Chỉ những nhà văn có tài mới xuất sắc về phép miêu tả, vì phải có óc nhận xét lại cần nhiều tưởng tượng. Một kẻ tầm thường không thể nào tìm ở trong vũ trụ những nét mới mẻ, đặc biệt; họ thấy toàn những điều mà mọi người đã tả, đã biết, cho nên ý tưởng của họ mơ hồ, và do đó văn của họ yếu ớt, thiếu màu sắc. Họ thiếu óc tưởng tượng, họ cảm xúc không mạnh, như vậy làm sao gọi được óc tưởng tượng của người đọc, truyền được cảm xúc cho người đọc?”.

II. – LUYỆN TẬP

Bài tập

1. Đọc bài đọc thêm Lá rụng của Khái Hưng (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 17) và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa khi tả chiếc lá rụng

b) Những hình ảnh so sánh và nhân hóa đó có tác dụng gì?

c) Có người nêu ý kiến như sau: Mỗi chiếc lá ở đây như biểu tượng cho mỗi kiếp người. Hãy tìm hình ảnh miêu tả tương ứng với mỗi nhận định trong bảng sau:

2. Đọc hai trích đoạn sau đây và cho biết trích đoạn nào là miêu tả, trích đoạn nào không phải miêu tả. Vì sao?

a) Hoa chuối rất đặc biệt. Khi cây bắt đầu ra hoa, từ thân rễ mọc lên một thân thật, xuyên qua thân giả rồi trổ ra, mang một bông hoa ở ngọn. Bông hoa có nhiều lá màu đỏ tía, xếp theo ba dãy và úp lên nhau làm thành một hình búp sen dài. Ở kẽ mỗi lá có khoảng 20 hoa, xếp thành một nải hai tầng. Hoa ở giữabông là hoa lưỡng tính. Hoa ở gốc là hoa cái, hoa ở ngọn là hoa đực. Mỗi hoa có ba lá đài. Hoa chuối ra quanh năm nhưng nhiều nhất là về mùa hạ.

(Theo Từ điển tranh về các loài hoa)

b) Hè năm ngoái, gia đình em về chơi nhà bà ngoại, và khi về mang một cây chuối hương con. Bố em đem trồng ở gần ngay cửa sổ.

Một hôm, em bỗng thấy có một cái gì đỏ tía, giống như một ngọn đèn dầu to lớn, từ ngọn đâm chéo ra. Em vội chạy vào nhà hỏi mẹ thì mẹ nói:

– Đó là hoa chuối đấy con ạ! Nhà ta sắp có chuối ăn rồi!

Ngày tháng qua đi, bông hoa chuối ấy chúc dần đầu xuống để nở dần từng tầng hoa, và cuống hoa lộ ra những trái chuối non nớt, màu trắng, nhỏ xíu như ngón tay của em bé. Rồi khi rụng gần hết bẹ, hoa chuối trở thành một buồng chuối dài thõng với nhiều nải chuối màu xanh. Cái hoa chuối chỉ còn là cái bắp chuối nhỏ xíu ở phía ngọn.

(Bài làm của học sinh)

3. Viết một đoạn văn tả một trong ba đối tượng sau:

a) Con chó (hoặc con mèo) của nhà em.

b) Cây bàng ở sân trường em (hoặc ở đầu ngõ nhà em).

c) Con đường từ nhà em đến trường (hoặc con đường từ nhà em đến nhà bà nội/ bà ngoại).

 Xem thêm: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6  tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận