Hướng dẫn Viết bài làm văn số 3 – Văn Nghị luận – Sách bài tập ngữ văn lớp 10

Đang tải...

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3

Phần một : VĂN NGHỊ LUẬN

BÀI TẬP

1. Viết bài văn nghị luận nêu cảm nghĩ của anh (chị) về hoàn cảnh của những em bé không nơi nương tựa, lang thang kiếm sống trên đường phố.

2. Tuổi trẻ ngày nay cần gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá khi tham gia giao thông ở mọi nơi, mọi lúc. Bằng một bài văn (khoảng 400 chữ), anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó.

3. Những suy nghĩ của anh (chị) về lòng dũng cảm.

4. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói :

Không có việc gì khó,

Chỉ sợ lòng không bền.

Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên.

Là thanh niên thời nay, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về những lời dạy trên của Bác ?

 

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Cảm nghĩ về hoàn cảnh của những em bé lang thang, cơ nhỡ…

a) Mở bài

Nêu chính xác hiện tượng đời sống mà đề đặt ra : Xã hội ta hiện nay vẫn còn rất nhiều em bé không nơi nương tựa, phải lang thang kiếm sống trên đường phố.

b) Thân bài

Kể lại việc mình gặp những em bé lang thang, kiếm sống trên đường phố, hoặc kể về một trường hợp cụ thể mà mình gặp… Lí giải hiện tượng đó (nguyên nhân, hậu quả xã hội,…).

– Đề xuất cách ứng xử của mọi người đối với hiện tượng đó ‘từ góc nhìn cá nhân và xã hội. Có thể nêu – hoặc kẹ – cách đối xử của mình đối vói một em bé cụ thể. Đề xuất cách giúp đỡ các em nói chung, cách khắc phục hiện tượng ấy. Trách nhiệm của xã hội…

c) Kết bài

Nêu lại hiện tượng đời sống – các em bé lang thang cơ nhỡ, phát biểu tình cảm và mong ước đất nước ngày càng phát triển, đời sống của nhận dân, nông thôn cũng như thành phố không còn cảnh đói nghèo, trẻ em không phải bỏ nhà lang thang kiếm sống…

d) Tham khảo các đoạn văn sau:

– “Tại sao em sinh ra trong cuộc đời, mà sao không cho em tình người. Tại sao em lang thang đầu đường. Em có tội gì đâu…”. Những câu hát ấy luôn văng vẳng trong tâm trí tôi, cũng chính là suy nghĩ, cảm nhận của tôi mỗi khi nhìn thấy một mảnh đời trẻ em bất hạnh, lang thang kiếm sống nơi đầu đường, góc phố Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt. (Mở bài)

– … Viết về hiện tượng quá quen thuộc này trong cuộc sống hiện nay, tôi cứ suy nghĩ miên man. Tôi biết hiện đang có nhiều tấm lòng từ thiện, tổ chức từ thiện ngày ngày giúp đỡ trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ nhưng hình như hiệu quả của những việc làm đó còn khiêm tốn. Tôi ao ước sẽ có nhiều trung tâm từ thiện, các cô nhi viện hơn nữa để giúp đỡ các em, sao cho mọi trẻ em Việt Nam đều có mái ấm gia đình, trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… chỉ là hình ảnh các em nhỏ dạo chơi cùng cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc… (phần cuối của Thân bài)

– Tôi bước đi chầm chậm, vui sường với dự định xa xôi của mình. Rồi mai đây, tôi sẽ thực hiện được ước mơ cháy bỏng của mình để không còn phải khóc khi nhìn thấy những mảnh đời bé bỏng bất hạnh nữa. Nhưng giá mà trên đời này không có em bé nào phải sống cuộc đời lang thang cơ nhỡ thì tốt biết bao. Ôi, thương quá những em bé lang thang cơ nhỡ trên đường phố, những cánh chim nhỏ đang chấp chới bay trong gió lạnh cuộc đời… (Kết bài)

(Trích bài viết của HS)

3. Suy nghĩ về lòng dũng cảm.

a) Mở bài

– Nêu ý chung về những đức tính tốt của con ngưòi trong cuộc sống xưa và nay.

– Từ đó dẫn vào vấn đề: Dũng cảm là một trong những đức tính mà mỗi người cần có và rèn luyện thường xuyên để dần dần hoàn thiện nhân cách.

b) Thân bài

– Giải thích : Lòng dũng cảm là gì ? Tại sao mỗi người cần có và phải thường xuyên rèn luyện lòng dũng cảm ?

– Bàn luận, khơi sâu và mở rộng vấn đề :

+ Phân tích, chứng minh những khía cạnh biểu hiện của lòng dũng cảm (nêu dẫn chứng để khẳng định). Phân tích, chứng minh vài biểu hiện ngược với lòng dũng cảm (nêu dẫn chứng để phê phán).

+ Bình luận : Lòng dũng cảm là một trong những đức tính tốt của con ngưòi, là cơ sở giúp con ngưòi sống có bản lĩnh, tự chủ, có đủ khả năng đối phó và vượt qua mọi khố khăn, thử thách trong cuộc sống… Trong “Năm điều Bác Hồ dạy thanh niên học sinh Việt Nam” có một điều quan trọng mà mỗi học sinh thường nhắc nhở nhau thực hiện thật tốt: ‘‘Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Rèn luyện thường xuyên lòng dũng cảm, mỗi người, nhất là tuổi trẻ sẽ dần dần hoàn thiện được nhân cách để trở thành ngưòi tốt, người có ích trong xã hội… Trong xã hội Việt Nam ngày nay có nhiều người dũng cảm thì cuộc sống chung này sẽ tốt đẹp, nhân văn biết bao…

– Rút ra bài học về nhận thức và hành động… Tuỳ suy nghĩ của mỗi người, nêu ngắn gọn một số ý, nhưng phải chân thật, giản dị, tránh công thức, sáo rỗng. Có thể xưng “tôi” (hoặc “em”) trong diễn đạt.

c) Kết bài

Tóm tắt các ý đã nêu, nhấn mạnh vấn đề, hoặc liên hệ cuộc sống (có thể nêu một số dẫn chứng thơ văn nói về lòng dũng cảm) để mở rộng vấn đề…

d) Tham khảo các đoạn văn sau :

Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ lòng dũng cảm là gì? Theo tôi, dũng cảm là táo bạo, gan góc, có dũng khí, không sợ hãi, không cúi đầu, chịu thua trước mọi hiểm nguy, gian khó, trước mọi sự đe doạ, bắt nạtcủa những kẻ xấu xa, độc ác… Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của những con người chân chính, những  người tốt, giàu bản lĩnh trong mọi tình huống của cuộc sống… (Giải thích – Phần đầu của Thân bài)

– … Trong giới trẻ chúng ta, những tấm gương dũng cảm luôn xuất hiện từng ngày, từng giờ. Gần đây, tôi đọc trên báo được biết câu chuyện về một học sinh dũng cảm thật đáng khâm phục. Nguyễn Văn Tiến, một học sinh lóp 11, do cứu bạn bị điện giật đã phải cắt bỏ một cẳng chần trái của mình. Dũng cảm cứu bạn thoát chết vì luồng điện quái ác, Tiến còn dũng cảm hi sinh cẳng chân để cứu mạng sống của chính mình. Trước việc làm phi thường đó của Tiến, nhiều nhà báo tỏ ý trầm trồ thán phục. Nhưng khi trả lời báo chí rằng động cơ nào giúp em làm việc đó, Tiến chỉ nói rất giản dị: “Người khác ở hoàn cảnh ấy cũng làm như em”, rồi nở một nụ cười hồn nhiên. Lời nói và nụ cười ấy của bạn học sinh khiêm tốn và đẹp đẽ biết bao… (Chứng minh – Phần giữa của Thân bài)

… Lòng dũng cảm, đối với riêng tôi không hẳn là những gì quá lớn lao, phi thường mà nó thể hiện ở những lời nói, hành động hằng ngày : một lời xin lôi khi mắc lỗi, tự nhận khuyết điểm để nghiêm khắc sửa chữa kịp thời, độc lập làm bài, không gian dối, quay cóp khi làm bài… Suy nghĩ về đức tính quan trọng này, tôi tự thấy, bản thân mình còn nhiều khi thiếu dũng khí, không dám mạnh dạn phát biểu, trình bày, tranh luận nêu rõ ý kiến của mình. Tôi còn nhút nhát, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc nhiều vào người lớn, hoặc các bạn khác. Thấm thìa tầm quan trọng và tác dụng của đức tính dũng cảm đối với cuộc sống chung cũng như với quá trình rèn luyện đạo đức, nhân cách riêng của mỗi người, tôi càng nhận thấy mình cần phải nghiêm khắc với mình hơn nữa, phải mạnh dạn hơn nữa trong mọi trường họp ứng xử để rèn luyện lòng dũng cảm, đồng thời khắc phục tính nhút nhát, yếu hèn, ỷ lại, dựa dẫm. (Bài học về nhận thức và hành động – Phần cuối của Thân bài)

(Trích bài viết của HS)

 

Xem thêm Hướng dẫn phân tích Phong cách ngôn

ngữ sinh hoạt tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận